
BERNARD PIGNEROL – Thẩm phán, Tham chính viện Cộng hòa Pháp
Gérard Cornu đã định nghĩa: pháp điển hóa là “việc tập hợp và sắp xếp lại một cách có hệ thống tất cả các qui định pháp luật về một lĩnh vực, một ngành thành một bộ pháp điển và theo nghĩa rộng là kết quả của hoạt động đó“[1]. Nghĩa ban đầu của thuật ngữ “pháp điển hóa” là hoạt động hay nghệ thuật[2] xây dựng một bộ luật (codicem facere trong tiếng La tinh). Thật khó có thể tách biệt rõ ràng giữa quá trình pháp điển hóa và kết quả của quá trình đó, tức nghĩa là tách biệt cái gì thuộc về Bộ luật và cái gì thuộc về quá trình pháp điển hóa. Khó khăn này xuất phát từ bản chất của bộ luật[3]- đây là kết quả của một hệ thống ký hiệu bằng hình ảnh, âm thanh và chữ viết có hiệu lực trên phạm vi rộng và mang tính bắt buộc. Do đó, định nghĩa về Bộ luật vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng4.
Bộ luật là một tập hợp các quy định thành văn có quan hệ phụ thuộc nhau được sắp xếp theo một trật tự nào đó (theo số thứ tự hoặc theo chủ đề) cho phép tra cứu dưới nhiều góc độ như: bố cục, mục lục, từ, .v.v.. Bộ luật còn là công cụ để phổ biến kiến thức và quản lý trong lĩnh vực pháp luật. Các vấn đề xung quanh phương pháp pháp điển hóa sẽ ít được đề cập mà chúng ta sẽ tập trung hơn vào các phương diện lịch sử, chính trị hay pháp lý. Các phương pháp pháp điển hóa sẽ làm sáng tỏ mục đích của các dự án pháp điển hóa được thực hiện trong nhiều thế kỷ.
1. Pháp điển hóa trong lịch sử và điểm những hạn chế
1.1. Hoạt động pháp điển hóa cho đến trước năm 1804
Nếu chúng ta xem xét những dự án pháp điển hóa thời kỳ trước của một số nhà nước như Hammourabi, Justinien, Théodose hay Napoléon, chúng ta có thể thấy một số điểm chung cũng như những điểm khác biệt gắn liền với nền văn hóa đặc thù của mỗi nước hoặc mỗi thời kỳ.
Các dự án pháp điển hóa này phản ánh sự biểu hiện quyền lực, nó tạo nên uy tín cá nhân cho mỗi vị vua[4] và cho phép duy trì lâu dài sự nghiệp chinh phục các nước[5]. Quan niệm này đã tồn tại khá lâu trong lịch sử, trải qua các thời kỳ từ Hammourabi đến Justinien, Louis XIV và cả những vị vua đã được soi rọi dưới ánh sáng triết học của thế kỷ 18 như Frédéric đại đế (Phổ) hay Vua Joseph II (Áo). Tất cả họ đều tin rằng công việc này vừa mang lại hạnh phúc cho thần dân vừa mang lại vầng hào quang cho các hoàng tử.
Tại Pháp, nhu cầu pháp điển hóa xuất hiện khá muộn. Trong giai đoạn 1576-1577, Vua Henri III đã quyết định tiến hành tập hợp hóa tất cả các chỉ dụ và sắc lệnh nhằm xây dựng một trật tự cho hệ thống pháp luật hiện còn lộn xộn và không thể hiểu được ngay cả đối với những người làm thực tiễn[6]. Thẩm phán Barnabé Brisson là người đã xây dựng Bộ luật đầu tiên, có tên gọi “Bộ luật Henri III”. Thực ra, đây là một cuốn tập hợp các văn bản pháp luật hơn là một bộ luật theo quan điểm khoa học.
Sau đó, phải đến khi những sắc lệnh lớn của Colbert được ban hành thì tham vọng xây dựng bộ luật mới được khôi phục. Sắc lệnh quan trọng ban hành đầu tiên năm 1667 là Sắc lệnh trong lĩnh vực dân sự. Sắc lệnh thứ hai cũng không kém phần quan trọng ban hành năm 1670 là Sắc lệnh hình sự. Mặc dù các Sắc lệnh của Colbert chưa có tên là “Bộ luật” tuy nhiên mục đích của ông cũng là tiến hành pháp điển hóa. Khác với Bộ luật Henri III, các Sắc lệnh của Colbert đã làm thay đổi hoàn toàn luật thực định thời kỳ đó theo hướng hiện đại hóa luật thực định.
Sắc lệnh của Colbert dù không tỏa sáng như các Bộ luật Napoléon nhưng nó cũng đã trở thành một công cụ quyền lực phục vụ cho mục đích chính trị.
…
Chú thích:
[1] Hiệp hội Henri Capitant, Thuật ngữ pháp lý, G. Cornu, 2005
[2] F Terre, Pháp điển hóa là một ngành nghệ thuật khó khăn, 1994, tr 99 và 100
[3] E. Catta, Các phương pháp pháp điển hóa: từ mềm dẻo đến cứng nhắc …, AJDA, 20.09.97, tr.647 4 E. Catta, sđd
[4] B. Oppetit, Tiểu luận về pháp điển hóa, PUF 1998, tr.8
[5] Max Weber, Xã hội học trong pháp luật, PUF, 1986, tr.195-197
[6] M. Suel, Tiểu luận về pháp điển hóa theo nguyên tắc đảm bảo không làm thay đổi nội dung của pháp luật, Paris, JORF, 1995, 296 tr
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: Hội thảo khu vực “Pháp điển hóa”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, Viêng Chăn, CHDCND Lào, 10-11/10/2006
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, TÀI LIỆU THAM KHẢO, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply