admin@phapluatdansu.edu.vn

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG CỦA CỘNG HÒA PHÁP

GS. YVES-MARIE LAITHIER  – Đại học Cergy-Pontoise, Cộng hòa Pháp

I. Các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng

1. Pháp luật thực định của Pháp

Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu từ những quy định hiện hành của Pháp. Tôi sẽ nhận xét về cấu trúc của pháp luật hợp đồng của Pháp, sau đó tôi xin đưa ra một số khuyến nghị.

Cầu trúc của pháp luật hợp đồng được quy định trong BLDS Pháp năm 1804 tại Điều 1107: “Mọi hợp đồng dù có hay không có tên gọi riêng đều phải tuân thủ các quy định chung tại Thiên này”. Đoạn 2 Điều này quy định: “Một số hợp đồng được quy định tại các Thiên dành cho từng loại hợp đồng đó”. Như vậy, ở đây có thể rút ra hai nhận xét.

Thứ nhất, có sự phân biệt không chỉ riêng của Pháp mà bắt nguồn từ luật La Mã. Đó là sự phân biệt giữa hợp đồng có tên và hợp đồng không có tên, nghĩa là hợp đồng không được đặt tên cụ thể, ví dụ như hợp đồng theo một yêu cầu cụ thể của một bên hay của hai bên. Sự phân biệt này được thừa nhận trong BLDS nhưng đồng thời cũng mang tính tương đối do mọi loại hợp đồng đều được điều chỉnh bởi các quy định của luật chung.

Thứ hai, có sự phân biệt giữa các quy định chung và quy định đặc thù (chuyên ngành). Các hợp đồng có tên gọi vừa phải tuân thủ các quy định chung vừa phải tuân thủ các quy định riêng. Tất nhiên, các quy định chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng khi có sự xung đột giữa quy định chung và quy định chuyên ngành. Đôi khi, quy định chuyên ngành chỉ nhắc lại quy định chung, nhưng nếu hai quy định trái nhau thì sẽ áp dụng quy định chuyên ngành. Cần bổ sung thêm rằng các quy định chuyên ngành rất phát triển. Ví dụ về mua bán, ngoài các quy định chung còn có các quy định đặc thù tùy thuộc vào loại hợp đồng, chẳng hạn như hợp đồng mua bán trên mạng, mua bán quốc tế, mua bán mất động sản… Các loại hợp đồng đó phải tuân thủ các quy định đặc thù riêng. Các vị có thể thấy điều này không làm thay đổi cấu trúc cơ bản của pháp luật hợp đồng.

Đối với chúng tôi, đây là cấu trúc rất hợp lý. Cấu trúc này đã tồn tại nhiều năm, cho phép bù đắp những khiếm khuyết bởi vì khi xây dựng pháp luật hợp đồng, rất khó để có thể bao quát được tất cả nên cấu trúc này cho phép luật chung có thể bù đắp trong trường hợp luật đặc thù không đầy đủ. Về mặt chính sách pháp luật thì chúng ta có thể có sự lựa chọn về chính sách đối với tất cả các loại hợp đồng. Theo tôi, điều đó cho thấy nỗ lực hợp lý hóa, một cấu trúc đảm bảo sự hợp lý, dễ dàng tiếp cận đối với những người không phải luật gia. Điều này có ý nghĩa với cả những nước thuộc hệ thống thông luật. Ví dụ như ở Mỹ đã có rất nhiều nỗ lực để hợp lý hóa pháp luật nhằm đưa ra những quy định chung về hợp đồng. Ở Mỹ có một văn bản không phải luật thực định mà do giới nghiên cứu đưa ra nhưng lại có giá trị rất cao đối với các thẩm phán.

Cấu trúc pháp luật hợp đồng của Pháp đã có những sự phát triển mà tôi sẽ giới thiệu với quý vị ngay sau đây:

Pháp luật hợp đồng không chỉ nằm trong BLDS mà ở Pháp, chúng tôi có khoảng 70 đến 80 bộ luật với những ngành luật khác nhau như du lịch, điện ảnh, tiêu dùng… Nói cách khác, hiện nay có những quy định rất khác nhau, tùy theo đối tượng sẽ ký kết hợp đồng hay theo lĩnh vực hoạt động.

Cấu trúc mới có thể sẽ là cấu trúc mà trong đó, BLDS sẽ được áp dụng giữa các cá nhân. Ví dụ, khi quý vị bán một chiếc ô tô thì BLDS sẽ được áp dụng. Nhưng trong quan hệ tiêu dùng thì sẽ có pháp luật về tiêu dùng và áp dụng Bộ luật Tiêu dùng, giữa các thương nhân thì áp dụng Bộ luật Thương mại, ngoài ra còn có Bộ luật Tài chính tiền tệ… Sự phát triển này đã làm giảm đi tầm quan trọng của BLDS. Ở đây xuất hiện một vấn: nếu chúng ta tiếp tục phát triển theo hướng này, sẽ dẫn đến nguy cơ biến BLDS đề thành một tác phẩm có giá trị về mặt trí tuệ, lý thuyết nhưng ít được áp dụng vì luôn luôn có một bộ luật khác được áp dụng. Lúc đó, BLDS sẽ trở thành một bộ luật thứ yếu, đặc biệt khi các bộ luật khác có quy định điều chỉnh. Theo tôi, đây là một nguy cơ rất lớn và đáng lưu ý. Những quy định cơ bản vẫn phải được giữ lại trong BLDS và không thể để chúng trở nên vô nghĩa.


TRA CỨU ĐẦY ĐỦ BÀI VIẾT TẠI ĐÂY


SOURCE: Kỷ yếu Tọa đàm “Sửa đổi Bộ luật dân sự (Phần Hợp đồng)”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, ngày 14 – 15/6/2012

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: