Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Pháp điển hóa và nhà nước pháp quyền: KINH NGHIỆM ITALIA

Advertisements

BERNARDO GIORGIO MATTARELLA – Nghiên cứu viên Đại học Roma III

Tình trạng hiện nay của hệ thống quy phạm Italia có thể được môt tả bằng các thuật ngữ sau đây: sự lạm phát mạnh của các quy phạm, sự đánh mất tính tập trung của các bộ pháp điển truyền thống và xu hướng phi pháp điển hóa của các ngành luật trước kia được pháp điển hóa một cách đầy đủ, việc sử dụng ngẫu nhiên các văn bản duy nhất, xu hướng pháp điển hóa một phần của luật hành chính, sự thay thế bằng các pháp điển hóa tư. Trong tổng thể, chúng ta thường xử lý các vấn đề có phạm vi tổng quát, như sự dồi dào của các quy phạm et sự tăng về số lượng của các luật chuyên ngành, bằng các phương tiện phụ và chỉ áp dụng trên một phần phạm vi, như việc phê chuẩn các luật nguyên tắc và việc xây dựng các văn bản duy nhất.

Trong bài viết này[2], trước hết chúng tôi tiến hành xem xét tình hình trong các lĩnh vực chủ yếu của luật, đặc biệt trong pháp luật hành chính. Lạm phát quy phạm sẽ được mô tả trong các nguyên nhân của lạm phát và các hậu quả của lạm pháp. Sau đó chúng tôi sẽ nêu các giải pháp được thông qua cho đến nay và đánh giá các xu hướng mới hơn cả và các viễn cảnh tương lai. Tiếp theo, chúng tôi sẽ xem xét những điểm có lợi mà việc sử dụng pháp điển hóa tích cực hơn có thể mang lại, nhằm thực hiện có hiệu quả Nhà nước pháp quyền với hai khía cạnh chủ yếu: việc các cơ quan công quyền tuân thủ các quy phạm pháp luật và sự đảm bảo các quyền cá nhân.

Pháp điển hóa và phi pháp điển hóa

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, hệ thống Italia đã biết đến một quá trình tăng số lượng các văn bản quy phạm và sự phân tán của các quy định của pháp luật. Quá trình này đã diễn ra ở các lĩnh vực được pháp điển hóa một cách truyền thống, như luật tư, cũng như ở các lĩnh vực chưa hề có bộ pháp điển, như luật hành chính.

Liên quan đến các lĩnh vực đầu tiên, có 5 lĩnh vực trong đó truyền thống của các bộ pháp điển là cổ hơn cả (kể từ sự thống nhất lập pháp năm 1865): luật tư, luật hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và luật hàng hải. Quá trình phi pháp điển hóa về luật tư đã đươc làm nổi bật. Bộ luật Dân sự, tại Italia cũng như trong các hệ thống pháp lý khác, được cho ra đời ra như nơi tiếp nhận khuôn phép của các mối quan hệ giữa các cá nhân, như thành trì của các quyền dân sự, như « hiến pháp về kinh tế[3]”. Tuy nhiên, tính duy nhất của Bộ luật Dân sự và thậm chí tính tập trung của bộ luật này đã bị đưa thảo luận do sự phổ biến của các « luật chuyên ngành », các luật này đã giữ không cho nhiều vấn đề nguyên vẹn (“từ phá sản đến những khoản tiền thuê, từ ly hôn đến các hợp đồng ngân hàng và đến trung gian hành chính nói chung”) không được đưa vào khuôn phép của các bộ pháp điển, bằng việc đặt ra với tư cách là các « tiểu hệ thống » có những các nguyên tắc riêng[4]. Bộ luật này, trước hết là vỏ bọc ngoài của khuôn phép chung so với khuôn phép chuyên ngành, đã trở thành vỏ bọc ngoài của một khuôn phép của phần còn lại, bởi vì chỉ là vỏ bọc một phần. Chỉ đối với một vài khía cạnh rất chung, như là quy tắc phải thực hiện nghĩa vụ, là bộ luật giữ tính tập trung của mình.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[2] Văn bản này đã đươc đưa ra trao đổi trong cuộc hội thảo do Viện Hành chính công Quốc tế tổ chức ngày 16 và 17 tháng 6 năm 1997 với chủ đề : “Có nên pháp điển hóa luật hay không? Các kinh nghiệm được so sánh”. Các bài của hội thảo này được đăng trong số 82 Tạp chí của Pháp về Hành chính công.

[3] Xem S. Cassese, La Nuova Constituzione economica, Rome-Bari, 1995, trang 14 ; xem thêm A. Aquarone, L’Unificazione legislativa e i codici del 1865, Milan, 1960, trang 37 và tiếp theo.

[4] Xem N. Irti, L’Età della decodificaziione, Milan, xut bn ln th 3, 1989 ; xem thêm N. Irti, Consolidazioni e codificazioni delle leggi civili, Scritti in onore di Luigi Mengori, Milan 1995, tập I, trang 557; về về việc tổ chức lại cuộc thảo luận, xem G.Azzariti, Codificazione e sistema giuridico, Politica del diritto, 1982, trang 542 và tiếp theo ; R. Sacco phản đối ý kiến về sự suy tàn của pháp điển hóa, Codificare: un modo superato di legiferare ?, Rivista di diritto civile 1983, I, trang 117.


SOURCE: Hội thảo quốc tế “Tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật”, Nhà Pháp luật Việt Pháp. Hà Nội, ngày 16-17/04/2008 (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp).

Exit mobile version