admin@phapluatdansu.edu.vn

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN – KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

HÀ CÔNG ANH BẢO & LÊ HẰNG MỸ HẠNH – Đại học Ngoại thương Hà Nội

1. Đt vn đ

Giải quyết tranh chấp trực tuyền (ODR) có phải là một công cụ sáng tạo và hữu hiệu một nước đang phát triển như Việt Nam? Vài tháng trước, khi muốn mua sách: “Jack ma: The Biography of a Self-Made Billionaire and CEO of Alibaba Group” do nhà xuất bản My Ebook Publishing House xuất bản, đề cập cách thức Jack Ma xây dựng đế chế thương mại điện tử, khách hàng phải đặt sách từ trang bán hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ vì ở Việt Nam không bán. Sự hài lòng của khách hàng khi nhận được cuốn sách cho đến khi đọc đến giữa cuốn sách mới phát hiện một số trang không có chữ. Trước tình huống đó, khách hàng đã liên hệ với người bán thì được trả lời rằng họ chỉ là chợ trung gian thương mại điện tử cho các công ty khác mở gian hàng trực tuyến, do đó họ không chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Trong trường hợp này, khách phải làm gì để bảo vệ lợi ích cho mình? Có thể thấy nhiều vấn đề phát sinh từ một giao dịch trực tuyến phổ biến và có giá trị nhỏ như vậy. Khách hàng có nên sang Hoa kỳ để đòi lại công lý cho mình? Hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng giải quyết vụ việc này? Nếu kiện thì chi phí nó sẽ gấp bao nhiều lần so với việc đặt lại một cuốn sách khác hoặc khách hàng phải chấp nhận rằng mình không may mắn khi mua phải cuốn sách không hoàn hảo? Để khắc phục các vấn đề này một cơ chế giải quyết tranh chấp được lựa chọn (ADR- Alternative Dispute Resolution) được thực hiện bằng trực tuyến đã ra đời với tên gọi là giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution).

Ngày nay, ODR đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại điện tử hay kinh doanh điện tử, ODR còn được áp dụng các vấn đề như tranh chấp tên miền, vấn đề luật gia đình, bảo vệ người tiêu dùng hay giải quyết các tranh chấp ngoại tuyến (offline) truyền thống (MM Albornoz và NG Martin, 2012). Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình phát triển kinh tế đã mang lại nhiều thành công ở các nước phát triển, ODR là một trong những minh chứng của nhận định này (Gabriela R. Szlak, 2012), đó cũng là sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết này sẽ làm rõ những vấn đề lý luận về ODR, phân tích thực trạng các điều kiện của Việt Nam nhằm trả lời câu hỏi: có thích hợp khi áp dụng ODR tại Việt Nam hiện nay không?.

2. Tng quan v ODR

2.1. Khái nim ODR

Thế kỷ thứ 21 đã chứng kiến sự bùng nổ về số người sử dụng internet trên thế giới với tốc độ tăng trưởng là 918,3% tính từ năm 2000 cho đến tháng 6 năm 2016 (Internetworldstats, 2016), sự bùng nổ này dẫn đến một sự phát triển khác mà theo Ethan Katsh (2001) gọi là cách mạng thương mại điện tử. Điều này dẫn đến số lượng tranh chấp về thương mại trong môi trường mạng cũng ngày tăng lên nhanh chóng và tất yếu theo lẽ tự nhiên thì nhu cầu giải quyết các tranh chấp này trong một không gian trực tuyến cũng sẽ phát sinh và vì vậy ODR được ra đời (MM Albornoz và NG Martin, 2012).

Khái niệm ODR ra đời dựa trên các phương thức ADR hay còn gọi là các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án được sử dụng trong môi trường trực tuyến hay Internet (Susan Blake và cộng sự, 2012), bao gồm thương lượng, trung gian, hòa giải và trọng tài. ADR ra đời vì thực tiễn xét xử của tòa án thông thường mất nhiều thời gian của các bên đồng thời số lượng vụ việc được đưa ra tòa án rất nhiều vì vậy tòa án không thể giải quyết hết. Quá trình của ADR (thương lượng, hòa giải, trọng tài) đã chứng minh sự thành công của mình như là phương thức chính để giải quyết tranh chấp hơn 3 thập kỷ qua (Mohamed S. A.W và cộng sự). Do đó, một số nhà bình luận đã định nghĩa ODR là việc sử dụng các ADR được hỗ trợ chủ yếu bằng các phương tiện công nghệ thông tin (PabloCortes, 2011).


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 93 (12/2017)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d