Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

ĐIỀU KHOẢN “HARDSHIP” TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Advertisements

TRẦN THANH TÂM & NGUYỄN MINH HIỂN – Đại học Ngoại thương, cơ sở II TP.HCM

1. Khái niệm Hardship

Khái niệm “Hardship” xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyền “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989. Điều khoản Hardship được biết đến là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng. Ngày nay, điều khoản này trở nên phổ biến hơn trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong PICC và PECL. Mặc dù vậy, khái niệm này cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Cụ thể:

Theo định nghĩa nêu tại Điều 6.2.2 của UNIDROIT trong PICC năm 2010 thì “Một hoàn cảnh được gọi là Hardship, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp…”.

Từ định nghĩa này có thể thấy một hoàn cảnh có được xem là Hardship hay không cần phải xem xét sự thay đổi hoàn cảnh đó có làm ảnh hưởng (tăng lên hoặc giảm xuống) 50% hoặc hơn tổng giá trị hợp đồng sẽ được xem là sự thay đổi cơ bản. Như vậy, theo định nghĩa để phân tích sự mất cân bằng trong hợp đồng, nhóm tác giả sẽ phân tích việc gia tăng trong chi phí thực hiện và thiệt hại của bên có quyền do giá trị nhận được khi nghĩa vụ được thực hiện bị hạ xuống quá thấp.

Về gia tăng trong chi phí thực hiện: Sự gia tăng chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Sự gia tăng đó có thể là sự gia tăng đáng kể trong chi phí, chẳng hạn sự tăng vọt trong giá nhiên liệu cần thiết cho sự sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, hoặc các quy định mới về an toàn được ban hành khiến cho bên thực hiện chịu nhiều chi phí hơn trong quá trình sản xuất.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: TẠP CHÍ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI SỐ 70 (2/2015)

Exit mobile version