admin@phapluatdansu.edu.vn

BÁO CÁO SỐ 44/BC-TANDTC NGÀY 28/9/2018 CỦA TANDTC TRÌNH UBTVQH VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHÍNH SÁCH TRONG ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

I. Các quan hệ xã hội liên quan đến chính sách tăng cường hòa giải các vụ việc dân sự thông qua hòa giải

1. Các tranh chấp và việc dân sự được hòa giải trong tố tụng dân sự

1.1. Pháp luật điều chỉnh

Hòa giải là nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Thông qua hòa giải, một số lượng lớn các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật lớn nhỏ có thể được giải quyết kịp thời, nhanh chóng , giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện.

Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự, là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, nếu chế định hòa giải không được quan tâm trong việc giải quyết các vụ việc dân sự thì quyền và lợi ích của các bên đương sự sẽ không được bảo đảm.

Hòa giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 203, Điều 208 và Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Thẩm phán tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn, sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải.

Khi giải quyết việc dân sự công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con nuôi, chia tài sản khi ly hôn. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ vaf chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đếnhg (khoản 2 Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự).


TRA CỨU VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d