BERNARD DELAFAYE – Công tố viên danh dự bên cạnh Tòa Phúc thẩm Paris
Dẫn đề
Chúng ta nói nhiều đến Internet vì những tranh chấp có thể nảy sinh trong lĩnh vực này hơn là vì những nguồn lợi mà nó có thể mang lại. Mặc dù vậy, Internet vẫn là một công cụ kỳ diệu chưa từng có, tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi và thông tin giữa các cá nhân, giữa các xã hội và vượt lên trên biên giới quốc gia, một cách hoàn toàn tự do, một không gian tự do đến mức mà mà trước đây, maylà chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, án lệ đã xem nó như một khu vực phi pháp luật.
Đối với những người liều lĩnh, Internet có thể là một lãnh địa mới không có biên giới và có thể xâm phạm đến quyền lợi của những người thứ ba. Chúng ta có thể dẫn chứng ra đây nhiều vụ tranh chấp liên quan đến Internet; trong khi đó, tranh chấp về tên miền là một trong số những loại tranh chấp đầu bảng trong lĩnh vực Internet, trong đó phổ biến nhất là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là nhãn hiệu.
Thực vậy, theo nguyên tắc “người nào đến trước được phục vụ trước”, những người liều lĩnh có thể chiếm đoạt nhãn hiệu và tước đoạt quyền sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu thực thụ như một yếu tố xác định địa chỉ Internet.
Rất may là về vấn đề này, án lệ tương đối rõ ràng và trong một thời hạn tương đối ngắn, chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu được trả lại quyền sử dụng nhãn hiệu như một tên miền.
Trước khi xem xét tại sao tên miền có thể xâm hại đến các dấu hiệu phân biệt của hàng hoá, dịch vụ (ii), chúng ta sẽ xem xét thế nào là tên miền (i), những cơ quan nào có thẩm quyền quy định về tên miền (ii) và cuối cùng là các phương thức giải quyết tranh chấp (iv).
…
TRA CỨU VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: HỘI THẢO “TÌM HIỂU TƯƠNG LAI CHO SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở CHÂU Á?” NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP. Hà Nội, 13-15/5/2002)
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, TÀI LIỆU THAM KHẢO |
Leave a Reply