admin@phapluatdansu.edu.vn

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG PHÁP LUẬT TƯ HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM

NGUYỄN HỒNG HẢI – Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp

Hợp đồng vô hiệu dưới góc độ khái niệm

Xét về chính sách pháp lý và phương pháp tiếp cận, quy định về hợp đồng vô hiệu trong BLDS năm 2015 chịu ảnh hưởng bởi các triết lý pháp lý chung, cơ bản trong xây dựng BLDS đó là: bảo đảm BLDS là luật của tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; luật của các quan hệ thị trường và phù hợp với tập quán, thông lệ quốc tế; bảo đảm được 2 giá trị căn bản nhất của xã hội kinh tế thị trường là chủ thể bình đẳng, tự do – tự nguyện trong quan hệ tư; nhà nước, cơ quan nhà nước khi tham gia quan hệ tư bình đẳng với các chủ thể khác; hạn chế tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ tư.[1]Xét về kết cấu, do bản chất pháp lý của hợp đồng chính là hành vi pháp lý dân sự hay còn gọi là sự tuyên bố ý chí (BLDS Việt Nam gọi là giao dịch dân sự) và do cấu trúc của BLDS[2] cho nên bên cạnh quy định liên quan tại Phần thứ 2 “ Nghĩa vụ và hợp đồng” thì quy định chung về hiệu lực của giao dịch dân sự và giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 116 – Điều 133, Phần thứ nhất “Quy định chung”) cũng là những căn cứ pháp lý cơ bản trong điều chỉnh hợp đồng, hợp đồng vô hiệu. [3]

Trong quy định về hợp đồng vô hiệu, BLDS và luật khác có liên quan của Việt Nam không có một giải nghĩa cụ thể nào về “hợp đồng vô hiệu”.[4] Tuy nhiên, qua quy định tại Điều 122 BLDS về việc giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của BLDS thì vô hiệu, trừ trường hợp BLDS có quy định khác và qua các quy định về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền dân sự (Điều 2 BLDS năm 2015), nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (Điều 3 BLDS năm 2015), nguyên tắc giới hạn thực hiện quyền (Điều 9, Điều 10 BLDS năm 2015), tự bảo vệ quyền dân sự (Điều 12 BLDS năm 2015)…, và đường lối giải quyết các trường hợp vô hiệu cụ thể thì dưới góc độ khái niệm, có thể đưa ra các nhận định sau đây:

(1) Việc xem xét vô hiệu của hợp đồng gắn liền với xác định việc xác lập hợp đồng có tuân thủ hay không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực được luật định.[5] Theo nghĩa khách quan, nó thể hiện thái độ pháp lý của nhà nước phủ nhận hiệu lực của một hợp đồng được xác lập khi không đáp ứng một hoặc các điều kiện mà theo luật định hợp đồng đó phải bảo đảm, tức là nhà làm luật xem nó như chưa bao giờ tồn tại (kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai). Theo nghĩa chủ quan, sự vô hiệu của hợp đồng không làm phát sinh hậu quả pháp lý về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo như mong muốn của các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng. [6]

(2) Bằng việc quy định giao dịch dân s khi không có mt trong nhng điu kin có hiu lc thì vô hiu tr trưng hp BLDS có quy định khác, cho thấy, nhà làm luật Việt Nam đã chính thức ghi nhận việc không tuân thủ điều kiện có hiệu lực hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu hoặc không bị tuyên bố vô hiệu.[7] Điều đó cũng có nghĩa, BLDS năm 2015 đã ghi nhận một cách rõ ràng hơn về sự tồn tại của hợp đồng vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối, mặc dù để nhận biết một cách đầy đủ cũng vẫn cần phải thông qua các dấu hiệu pháp lý thể hiện ở các quy định giải quyết hợp đồng vô hiệu cụ thể hoặc thông qua các lý thuyết trong khoa học pháp lý dân sự;[8]

(3) Bằng việc quy định nguyên tắc về giới hạn thực hiện quyền dân sự tại Điều 10.2 BLDS năm 2015 về việc cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định về giới hạn thực hiện quyền dân sự thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có th không bo v mt phn hoc toàn b quyn ca họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định đã cho thấy nhà làm luật Việt Nam đã có nguyên tắc rõ ràng hơn trong xác định hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu một phần hay toàn bộ, làm cho quy định của pháp luật về vấn đề này được minh bạch hơn về chính sách;[9]

(4) Bằng việc quy định tại Điều 131.1 “Giao dịch dân s vô hiu không làm phát sinh, thay đi, chm dt quyn, nghĩa vụ dân s ca các bên k t thi đim giao dịch đưc xác lp” và quy định tại Điều 427.1 “Khi hp đng b hy b thì hp đng không có hiu lc t thi đim giao kết, các bên không phi thc hin nghĩa v đã tha thun, tr tha thun v pht vi phm, bi thưng thit hi và tha thun v gii quyết tranh chpthì BLDS năm 2015 đã có sự tách biệt hơn về mặt khái niệm giữa “vô hiu” hợp đồng và “hy b” hợp đồng.[10] Theo đó, khác với hợp đồng vô hiệu – việc xác lập hợp đồng không có hiệu lực thì ở hủy bỏ hợp đồng việc xác lập hợp đồng lại có hiệu lực và làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa các bên, nhưng do một bên hoặc hai bên vi phạm hợp đồng hoặc do các bên có thỏa thuận mà dẫn tới tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Việc tuyên bố chấm dứt hợp đồng do hủy bỏ được thực hiện trong bối cảnh hợp đồng đã được công nhận về hiệu lực nên những điều khoản về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp đã được thỏa thuận trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực để áp dụng cho các bên khi có tranh chấp.[11]

….


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[1] Tờ trình số 390 /TTr-CP ngày 12/10/2014 của Chính phủ trình Quốc hội dự án BLDS (sửa đổi); Nguyễn Hồng Hải, “Mt vài gi m nghiên cu v sa đi BLDS ca Vit Nam”, Kỷ yếu Hội thảo “Legal reforms in asean emerging economies – a historical perspective and challenges for the future” và Tuần giảng “Pháp luật dân sự Châu Á” tháng 10/2017 tại Đại học KoBe Nhật Bản.

[2] BLDS năm 2015 được kết cấu theo cấu trúc Pandekten – khái quát hóa lý luận. Xem thêm chú thích 1

[3] Điều 401.1 BLDS 2015: “Quy đnh v giao dch dân s vô hiu t Điu 123 đến Điu 133 ca B lut này cũng được áp dng đi vi hp đng vô hiu”.

[4] Pháp luật hợp đồng trên thế giới từ thời La Mã đến pháp luật hiện đại cũng thường không có quy phạm định nghĩa về hợp đồng vô hiệu thay vào đó thường giải nghĩa theo các dấu hiệu pháp lý hoặc qua các lý thuyết trong trong khoa học pháp luật tư (Xem thêm Nhà Pháp luật Việt – Pháp “Các thut ng hp đng thông dng”, NXB Từ điển Bách khoa, 2007).

[5] Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được đặt ra để giới hạn việc thực hiện quyền dân sự về được tự do ý chí, tự do hợp đồng để bảo đảm trật tự công, các lợi ích tư khác cần được bảo vệ và sự ổn định của các giao dịch. Điều 117 BLDS năm 2015 quy định:

“1. Giao dch dân s có hiu lc khi có đ các điu kin sau đây:

a) Ch th có năng lc pháp lut dân s, năng lc hành vi dân s phù hp vi giao dch dân s được xác lp;

b) Ch th tham gia giao dch dân s hoàn toàn t nguyn;

c) Mc đích và ni dung ca giao dch dân s không vi phm điu cm ca lut, không trái đo đc xã hi.

2. Hình thc ca giao dch dân s là điu kin có hiu lc ca giao dch dân s trong trường hp lut có quy đnh”.

[6] Xem thêm Ngô Huy Cương “Giáo trình Lut Hp đng (Phn chung)”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr 353-355; Nhà Pháp luật Việt – Pháp “Các thut ng hp đng thông dng”, NXB Từ điển Bách khoa, 2007; Corinne Renaultbrahinsky “Đi cương pháp lut hp đng”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, NXB Văn hóa – Thông tin, 2002. Nhà nghiên cứu Trần Thúc Linh cũng đã từng giải nghĩa: “Vô hiu là không th phát sinh mt hiu lc nào. Nếu trong s kết lp mà các điu kin hình thc cũng như v ni dung không được tôn trng, khế ước đó phi được coi như không được kết lp và vì vy không th phát sinh mt hiu lc nào c” (Danh từ Pháp luật lược giải. NXB Khai trí, 1965, Tr 750).

[7] BLDS năm 2005 quy định: “Giao dch dân s không có mt trong các điu kin được quy đnh ti Điu 122 ca B lut này thì vô hiu” (Điều 127).

[8] Theo PGS.TS Ngô Huy Cương: Vô hiệu tuyệt đối có các dấu hiệu (i) Chế tài vô hiu nhm bo v quyn li công; (ii) S vô hiu có th được ni ra bt kỳ người nào có mt quyn li thc tế và hin ti trong vic ni ra đó; (iii) Tòa án có th ni ra s vô hiu; (iv) Không th xác nhn li được; và (v) Phi được quy đnh rõ ràng bi lut. Vô hiệu tương đối có các dấu hiệu: (i) Chế tài vô hiu nhm bo v quyn li tư; (ii)S vô hiu ch có th được ni ra bi các đương s vi điu kin đã hoc có th gánh chu thit hi và đã hành đng thiên chí; (iii) Tòa án không th ni ra s vô hiu; và (iv) Có th xác nhn li được (Xem “Giáo trình Lut Hp đng (Phn chung)”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, tr 353-355). Xem thêm Bùi Đăng Hiếu, “Giao dch dân s vô hiu tương đi và vô hiu tuyt đi”, Tạp chí Luật số 5/2001; Nhà Pháp luật Việt – Pháp “Các thut ng hp đng thông dng”, NXB Từ điển Bách khoa, 2007; Corinne Renaultbrahinsky “Đi cương pháp lut hp đng”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp, NXB Văn hóa – Thông tin, 2002; Vũ Văn Mẫu, “Vit Nam Dân lut lược kho – Quyn 2: Nghĩa v và khế ước”, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963…

[9] Thực tế quy định BLDS và Luật khác có liên quan cũng đã dần cụ thể hóa nguyên tắc, chính sách này. Ví dụ: Điều 468.1 BLDS năm 2015 về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản quy định: “Trường hp lãi sut theo tha thun vượt quá lãi sut gii hn được quy đnh ti khon này thì mc lãi sut vượt quá không có hiu lc”.

[10] Quy định tại BLDS 2005 chưa có sự tách biệt giữa “vô hiu” và “hy b” về hậu quả pháp lý: “Giao dch dân s vô hiu không làm phát sinh, thay đi, chm dt quyn, nghĩa v dân s ca các bên k t thi đim xác lp; Khi giao dch dân s vô hiu thì các bên khôi phc li tình trng ban đu, hoàn tr cho nhau nhng gì đã nhn; nếu không hoàn tr được bng hin vt thì phi hoàn tr bng tin” (Điều 137); Khi hp đng b hy b thì hp đng không có hiu lc t thi đim giao kết và các bên phi hoàn tr cho nhau tài sn đã nhn; nếu không hoàn tr được bng hin vt thì phi tr bng tin” (Điều 425.3).

[11] Việc nghiên cứu cách hiểu trong luật Cộng đồng châu Âu và luật quốc tế cũng cho thấy cho thấy tính đa nghĩa, khó tách biệt của các khái niệm “vô hiu”, “hy hp đng”, “đình ch hp đng”, “thu hi”, “không có hiu lc”, “mt hiu lc”, “không tn ti” hay còn cả “không có hiu lc vi người th ba” là những khái niệm gặp phải khi nghiên cứu trong các văn bản, bất kể đó là trong luật thực định hay trong những quy định được pháp điển hóa (Xem thêm Nhà Pháp luật Việt – Pháp “Các thut ng hp đng thông dng”, NXB Từ điển Bách khoa, 2007).


SOURCE: Kỷ yếu Hội thảo “Hợp đồng vô hiệu trong pháp luật một số nước”, Viện Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội, 25/9/2018

One Response

  1. Bài viết rất hay, cảm ơn trang đã chia sẻ!

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d