admin@phapluatdansu.edu.vn

BÀN VỀ ĐỊNH CHẾ ÁN LỆ – NHẰM ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM (Phần I)

 MURAKAMI KEIICHI – Chuyên gia Jica tại Việt Nam

 I. Tính cần thiết của định chế án lệ và cơ cấu tổ chức

 1. Ở những nước áp dụng nguyên tắc luật pháp định (nguyên tắc luật thành văn) như Nhật Bản và Việt Nam, Thẩm phán áp dụng và đưa ra phán quyết dựa trên luật do Quốc hội ban hành, Nghị định do Chính phủ (Nội các) ban hành và các pháp lệnh như lệnh do cơ quan nhà nước địa phương ban hành (Các văn bản quy phạm pháp luật). Tuy nhiên, các quy định của các văn bản luật nêu trên về mặt tính chất vốn mang tính trừu tượng nên không thể tránh khỏi có khác biệt trong cách hiểu nội dung ý nghĩa. Kết quả là ngay cả trong các vụ án hoàn toàn giống nhau hoặc tương tự nhưng nếu Tòa án và Thẩm phán khác nhau thì vẫn không tránh khỏi việc đưa ra kết luận khác nhau từ việc giải thích và áp dụng luật khác nhau và điều này trái với nguyên tắc công bằng, bình đẳng. Trong từng vụ việc cá biệt thì việc xét xử lại do có kháng cáo phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm được xem là việc sửa sai trong việc giải thích và áp dụng luật không đúng trước đó nhưng để hiệu lực của việc sửa sai đó không lan rộng đến các vụ việc khác thì tự thân việc xét xử ở tòa phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm nhằm thống nhất cách giải thích và áp dụng luật cũng chỉ có giới hạn.

Vì vậy, để thống nhất được việc giải thích và áp dụng luật, “án lệ” được đặt ở vị trí là phán quyết (văn bản tư pháp) của tòa án cấp trên có thẩm quyền hơn, được dành cho những tiêu chuẩn nhất định, và việc Thẩm phán khi xử lý các vụ việc tương tự, cùng loại phải tuân theo án lệ thì gọi là “định chế án lệ.[1]

2. Ở đây, để hiểu được chính xác, trước hết, tôi sẽ trình bày sự khác biệt trong cơ cấu cơ bản giữa chế định án lệ ở Nhật Bản và định chế án lệ đang được dự kiến xây dựng tại Việt Nam

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


[1] Là một định chế nhằm thực hiện mục đích tương tự, TANDTC cân nhắc việc đưa ra các Nghị quyết (Văn bản quy phạm pháp luật) nhằm cụ thể hóa việc giải thích và áp dụng pháp luật. Ở nước ngoài thì cũng có những trường hợp lập pháp tương tự. Việc “giải thích tư pháp” tại Trung Quốc và Đài Loan là điển hình. Giải thích tư pháp của Trung Quốc có những trường hợp có số lượng nhiều gấp bội điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên về tính cụ thể thì chưa bằng định chế án lệ và tồn tại vấn để rủi ro phát sinh xung đột quyền hạn với Ủy ban thường vụ quốc hội. “Tài liệu hướng dẫn” được ban hành tại Việt Nam cũng có vẻ có tính chất tương tự.


 

SOURCE: Hội nghị Sơ kết 03 năm thực hiện công tác phát triển án lệ – TANDTC.TPHCM. 17/9/2018

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d