NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM, NGÔ THANH HƯƠNG & NGUYỄN QUANG DUY – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Hoàn cảnh hình thành Luật đặc lệ về áp dụng giới tính đối với người rối loạn giới tính Lần đầu tiên Nhật Bản công bố chứng rối loạn giới tính (RLGT), và sự tồn tại của những người RLGT vào ngày 2 tháng 7 năm 1996. Giới y học Nhật Bản đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Nhật Bản phải xây dựng chính sách mang tính hệ thống để minh bạch hoá tiêu chuẩn trong việc chuẩn đoán và điều trị cho người RLGT. Sau đó, Nhật Bản đã xây dựng văn bản hướng dẫn về chuẩn đoán và điều trị chứng rối loạn giới tính (28/5/1997), và ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính đầu tiên được thực hiện vào 16/10/1998. Như vậy, thông qua việc tiếp cận y học những người RLGT ở Nhật Bản ít nhiều có thể giảm được gánh nặng tâm lý được sống với giới tính mình mong muốn1[1; 1251]. Tuy nhiên, việc không công nhận thay đổi giới tính được ghi trong hộ tịch dẫn đến tình trạng nhiều vấn đề trong đời sống xã hội không được giải quyết. Một người RLGT có thể được điều trị thông qua việc tiêm hooc-môn, phẫu thuật chuyển đổi giới tính và những người này sẽ có được bề ngoài diện mạo giống với giới tính mình mong muốn. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ là giải pháp mang tính tâm lý giúp người bệnh thoát khỏi những dày vò nhưng không thể giúp những người RLGT có được cuộc sống bình ổn trong xã hội cùng với giới tính mình mong muốn. Khi mà giới tính bề ngoài khác với giới tính trong hộ tịch thì sẽ phát sinh rất nhiều mâu thuẫn trong đời sống hàng ngày. Nhiều người vì e ngại phải đưa ra bảo hiểm y tế mà từ chối việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, một số người khác thì không thể có được công việc ổn định, bị mất việc, bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng chỉ vì không đưa ra được bản chính hộ tịch. Hay có những trường hợp học sinh, sinh viên vì không chịu được sự phân hoá giới tính rõ ràng như việc dựa trên nam, hay nữ quyết định đồng phục mà cự tuyệt việc đến trường lớp.
Nhật Bản đã nhận thấy việc xây dựng luật để thay đổi thực trạng từ chối con đường cứu giúp những người RLGT mang tính tư pháp là cần thiết. Theo đó nghị viện lập pháp đã thông qua “Luật đặc lệ” (特例–Tokurei) về áp dụng giới tính của người RLGTvào ngày 16/7/2003 (sau đây gọi là “Luật đặc lệ”). Luật đặc lệ có hiệu lực vào ngày 16/7/2004 và được sửa đổi vào năm 2008.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
1 Trước đó Toà phúc thẩm Tokyo ngày 11 tháng 11 năm 1970 đã khẳng định phán quyết của Toà sơ thẩm Tokyo kết tội hình sự cho cơ sở y tế đã tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho 3 người phụ nữ thành nam giới với lý do vi phạm Điều 28 Luật bảo vệ bà mẹ. Trong phán quyết của Toà phúc thẩm cũng nêu rõ trong thực trạng y tế liên quan của Nhật Bản chưa phát triển, việc phẫu thuật giới tính phải được đặt dưới những tiêu chuẩn nhất định như: trước phẫu thuật phải có sự kiểm tra của y bác sĩ thần kinh, tâm lý và phải được giám sát trong một thời gian nhất định; Cần phải tiến hành điều tra các mối quan hệ gia đình của người bệnh, lý lịch cá nhân môi trường sinh hoạt tương lai…; đội ngũ bác sĩ phẫu thuật trình độ bác sĩ phẫu thuật cần phải được kiểm định, và có tiêu chuẩn nhất định…Và trong vụ án này cơ sở y tế đã tiến hành phẫu thuật một cách thiếu thận trọng. Tuy nhiên, lý do nêu ra trong bản án này ít được chú ý hơn với việc nhận định đó là phẫu thuật chuyển đổi giới tính cấu thành tội hình sự. Và đây được xem là dấu hiệu xuất hiện thời đại đen tối trong giới y học Nhật Bản. Và để chấm dứt bóng tối trong y học, Hiệp hội y học tinh thần – thần kinh, Uỷ ban đặc biệt liên quan đến chứng rối loạn giới tính đã công bản Văn bản hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị chứng rối loạn giới tính.
SOURCE: TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQGHN: Luật học Tập 33 Số 4 (2017) 59-68
Trích dẫn từ: js.vnu.edu.vn
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, Quyền nhân thân, Xã hội, nhà nước và pháp luật nước ngoài |
Leave a Reply