admin@phapluatdansu.edu.vn

BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP VÀ PHÁP LUẬT CHÂU ÂU

clip_image002GS. CLAUDE WITZ  – Trường đại học Sarre  và Trường đại học Strasbourg, Cộng hòa Pháp, Giám đốc Trung tâm pháp luật Pháp – Đức Sarrebruck

Ý tưởng của các tác giả khi soạn thảo Bộ luật dân sự Pháp 1804 đó là Bộ luật này phải cho phép tăng cường sự thống nhất của nước Pháp về mặt chính trị. Trong bài diễn văn giới thiệu Bộ luật dân sự ngày 28 tháng Thông gió năm XII lịch Cộng hòa (tức ngày 28 tháng 02 năm 1802), Portalis nói: “Trật tự dân sự chính là xi măng gắn kết trật tự chính trị. Chúng ta không phải là người miền Prô-văng, miền Brơ-ta-nhơ hay xứ An-zát, chúng ta là người Pháp”. Bộ luật dân sự chính là một trong những “khối đá tảng” mà hoàng đế Bonaparte đã đặt trên đất Pháp để củng cố Quốc gia.

Đương nhiên, những người soạn thảo Bộ luật dân sự 1804 đã tiếp thu truyền thống pháp lý Châu Âu, một truyền thống được “tất cả các dân tộc văn minh của Châu Âu chia sẻ” (theo cách nói của Portalis). Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1804, mục đích đặt ra là phải quốc gia hóa truyền thống của Châu Âu và tự hào dương cao pháp luật quốc gia như một quốc kỳ. Câu nói sau đây của Portalis trước Nghị viện đã thể hiện rõ mục đích đó: “Các vị sẽ tuyên bố Bộ luật dân sự của người Pháp trước toàn bộ Châu Âu“.

Hai thế kỷ đã trôi qua. Xu hướng đã hoàn toàn thay đổi theo chiều ngược lại. Ngày nay, đến lượt Châu Âu dương cao lá cờ của mình. Pháp luật Châu Âu càng ngày càng thâm nhập sâu vào hệ thống pháp luật của các quốc gia Châu Âu. Bộ luật dân sự Pháp đã phản ứng thế nào trước sự tấn công ồ ạt của pháp luật Châu Âu?.

Pháp luật Châu Âu được hình thành không chỉ từ một nguồn duy nhất. Nó bắt nguồn từ hai Châu Âu: một Châu Âu rộng lớn tập hợp trong Hội đồng Châu Âu, hình thành sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vào năm 1949, và hiện có 46 quốc gia thành viên. Hội đồng Châu Âu là một tổ chức quốc tế cổ điển, khởi nguồn cho một số lượng lớn điều ước quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều ước quan trọng nhất là Hiệp ước Châu Âu về bảo vệ quyền con người, mà việc áp dụng được đảm bảo bởi Tòa án Châu Âu về quyền con người có trụ sở tại Strasbourg. Châu Âu thứ hai, đó là Châu Âu của Liên minh Châu Âu, với 25 quốc gia thành viên. Nền móng của Châu Âu thứ hai này là Hiệp ước Rome năm 1957, bước khởi đầu cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu. Mục tiêu trọng tâm của Hiệp ước Rome là thiết lập một thị trường nội khối không biên giới giữa 6 quốc gia, được đặc trưng bởi quyền tự do đi lại của người dân và tự do trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn. Lịch sử của Cộng đồng Châu Âu được đánh dấu bởi một loạt điều ước kế tiếp nhau – Hiệp ước Rome, Hiệp ước Maastricht, Hiệp ước Amsterdam, Hiệp ước Nice – cùng hướng tới mục tiêu xây dựng Liên minh Châu Âu và mở rộng số lượng thành viên. Giai đoạn sắp tới là việc phê chuẩn (trước ngày 01 tháng 11 năm 2006) Hiệp ước xây dựng Hiếp pháp Châu Âu có hiệu lực vào năm 2009. Thuật ngữ “Hiến pháp” mặc dù có vẻ không phù hợp trong trường hợp này, nhưng thể hiện rõ sự phát triển vượt bậc của Liên minh châu Âu. Chúng ta đang tiến dần đến mô hình một Nhà nước liên bang.
Bộ luật dân sự Pháp phản ứng thế nào trước sức tấn công ồ ạt của các công cụ pháp lý của hai Châu Âu đó? Nói cách trung hòa hơn, Bộ luật dân sự Pháp bị ảnh hưởng như thế nào bởi các nguồn luật mới từ Châu Âu này?.


 

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

SOURCE: HỘI THẢO “200 NĂM BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, 11/2004 (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d