admin@phapluatdansu.edu.vn

HÀNH VI, SỰ KIỆN GÂY THIỆT HẠI VÀ QUAN HỆ NHÂN QUẢ

GS. PIERRE DELVOLVE – Đại học Panthéon-Assas,Paris, Cộng hòa Pháp

Xác định hành vi, sự kiện gây thiệt hại và quan hệ nhân quả là một chủ đề vừa dễ lại vừa khó trình bày. Nếu chỉ dừng lại ở các nguyên tắc thì dễ, còn khó là vì trên thực tế, vấn đề này chỉ có thể được giải quyết theo từng trường hợp cụ thể, tùy theo những tình tiết mà Tòa án có được. Trong quá trình xác định hành vi, sự kiện gây thiệt hại và quan hệ nhân quả, có thể sẽ có những do dự, thậm chí e ngại, song dù sao, Tòa án cũng vẫn phải giải quyết.

Hành vi, sự kiện gây thiệt hại

Như nhiều đại biểu đã nhấn mạnh, hoạt động của các cơ quan công quyền mà trước hết là của Nhà nước trung ương luôn luôn thông qua hoạt động của các cá nhân là cán bộ, công chức nhà nước; tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng xác định được trong một cơ quan nhà nước thì cán bộ, công chức nào là người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại; không phải lúc nào hành vi gây thiệt hại cũng có thể quy cho một người cụ thể, mà chính cơ quan nhà nước nói chung là chủ thể gây thiệt hại. Vì vậy, hành vi gây thiệt hại có thể là một hành vi, sự kiện không xác định rõ danh tính chủ thể.

Hành vi, sự kiện gây thiệt hại có thể xuất phát từ nhiều loại quy định và xử sự khác nhau. Ở đây, tôi xin nêu ra hai trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm bồi thường nhà nước, theo đó, trong một số vụ việc, Nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm bồi thường do văn bản pháp luật, còn trong một số vụ việc khác, trách nhiệm bồi thường nhà nước lại phát sinh từ hành vi xử sự (có thể là hành động hoặc không hành động).

Xét trường hợp thứ nhất, các văn bản pháp luật, các quy định có thể gây thiệt hại bao gồm nhiều loại văn bản pháp luật với thứ bậc giá trị pháp lý khác nhau, từ văn bản luật cho đến văn bản dưới luật. Bản thân các văn bản dưới luật có thể gồm 2 loại (như trường hợp của Trung Quốc và Đức mà chúng ta đã xem xét): văn bản hướng dẫn thi hành luật và văn bản được ban hành để quy định về những vấn đề chưa có luật quy định; văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành và văn bản dưới luật do các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới ban hành (có thể là văn bản do Bộ trưởng ban hành trong phạm vi bộ mình quản lý hoặc các quyết định áp dụng ở địa phương, do người đại diện của Nhà nước trung ương tại địa phương ban hành hoặc do một cơ quan hành chính độc lập có đơn vị trực thuộc đặt tại địa phương ban hành). Ngoài những quy phạm có phạm vi áp dụng chung là luật và văn bản quy phạm dưới luật, văn bản gây thiệt hại còn có thể là các quyết định cá biệt, ví dụ như quyết định bổ nhiệm một công chức, quyết định cấp giấy phép xây dựng. Như vậy, rất nhiều loại quy định pháp luật khác nhau có thể là hành vi gây thiệt hại. Nói đến quy định pháp luật là nói đến những quy phạm đã được ban hành. Nhưng cũng có trường hợp cơ quan nhà nước không ban hành quy định mà lẽ ra phải ban hành, chẳng hạn như không ban hành văn bản cần thiết để hướng dẫn thi hành một đạo luật. Khi đó, việc không ban hành văn bản dưới luật có thể gây ra thiệt hại. Tương tự như vậy, việc không ban hành một quyết định cá biệt cũng có thể là một hành vi gây thiệt hại: ví dụ, cơ quan hành chính nhà nước không cấp trợ cấp cho người có quyền hưởng trợ cấp.

TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE:  HỘI THẢO QUỐC TẾ “PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC”. NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, Hà Nội, 10- 11/09/2007

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: