admin@phapluatdansu.edu.vn

TẢI DỮ LIỆU TỪ MẠNG INTERNET: NHỮNG THAY ĐỔI TRONG PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VÀ TRONG ÁN LỆ

MARIE-ANNE GALLOT LE LORIER  – Nguyên Thành viên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Paris

I. Peer to peer: Phổ biến tác phẩm thông qua phần mềm trên mạng internet

1. Giới thiệu về Peer to Peer

Hàng ngày có hàng nghìn người truy cập vào mạng Internet và trao đổi với nhau hàng trăm triệu thư mục dữ liệu: âm nhạc, phim ảnh, phần mềm và đủ loại tài liệu bằng văn bản.

Hệ thống PEER TO PEER (tạm dịch là: từ máy tính này sang máy tính khác) là một trong những hình thức xâm phạm bản quyền phổ biến nhất trên mạng. Đối với ngành công nghiệp băng đĩa và điện ảnh, thì hoạt động phổ biến dữ liệu này chính là nguyên nhân của mọi khó khăn của họ.

Phần mềm PEER TO PEER sau khi cài đặt trong máy tính sẽ cho phép người sử dụng máy truy cập ngay lập tức vào các tệp dữ liệu ghi trong tất cả các máy tính nối mạng trên thế giới mà không cần phải thông qua máy chủ, với điều kiện các máy tính đó cũng cài phần mềm PEER TO PEER.

Cơ chế trao đổi dữ liệu này đã phát triển với tốc độ chóng mặt, bởi vì công nghệ này cho phép người truy cập Internet có được các tác phẩm thuộc diện bảo hộ một cách miễn phí và không cần sự cho phép của người có quyền đối với tác phẩm.

Chúng ta sẽ cùng xem xét xem các tòa án đã xử lý hiện tượng này như thế nào trước và sau khi ban hành đạo luật mới về quyền tác giả (viết tắt là Luật DADVSI), có hiệu lực từ ngày 01/08/2006. Chúng ta cũng sẽ đề cập đến những nguyên tắc cơ bản ghi nhận trong đạo luật này.

2. Thực tiễn xét xử trước khi ban hành DADVSI

Đối với các hoạt động trao đổi dữ liệu bằng P2P, tòa án có thể xử lý người sử dụng Internet, hoặc xử lý người sản xuất phần mềm P2P.

1) Xử lý đối với người sử dụng Internet :

Những bản án đầu tiên liên quan đến P2P đều đã kết án người sử dụng Internet về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên mạng Internet do sử dụng các phần mềm P2P.

Những phần mềm này cho phép người sử dụng tải nhạc và phim ảnh, đồng thời chia sẻ với người khác các dữ liệu của chính họ. Nhiều bản án tiểu hình đã được tuyên theo chiều hướng như sau:

Về hành vi sử dụng phần mềm P2P :

“Rằng đó rõ ràng là một hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Điều L.335-3 Bộ luật sở hữu trí tuệ, trong đó quy định rằng việc sao chép hoặc phổ biến tác phẩm trí tuệ mà không tôn trọng quyền tác giả thì được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả” (Bản án của Tòa án sơ thẩm thẩm quyền rộng Montpellier, ngày 24/09/1999).

Trong án lệ đã có sự phân biệt giữa hành vi tải lên (upload – phổ biến lên Internet) với hành vi tải xuống (download).

Hành vi tải lên cho phép chia sẻ tác phẩm với những người truy cập Internet khác có sử dụng phần mềm P2P, còn hành vi tải xuống sẽ dẫn đến việc sử dụng tác phẩm vào mục đích cá nhân.

Hành vi tải lên bị xử lý với tính chất là hành vi xâm phạm quyền giới thiệu tác phẩm.

Đối với hành vi tải xuống việc xử lý là khó khăn hơn, bởi vì người sử dụng thường viện dẫn quyền được sao chép để sử dụng riêng.

Thật vậy, Bộ luật sở hữu trí tuệ của Pháp quy định rằng tác giả của tác phẩm không được phép ngăn cấm “việc sao chép để sử dụng vào mục đích cá nhân đối với bản sao của các tác phẩm nghệ thuật mà bản sao đó vốn được dùng cho những mục đích tương tự như những mục đích mà vì đó tác phẩm đã được sáng tạo ra” (L. 122-5 dudit code).

Như vậy, căn cứ vào quy định ngoại lệ này, người sử dụng Internet thường tự bào chữa trước tòa rằng họ tải tác phẩm xuống là để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Mặc dù tòa án đã quan tâm xem xét vấn đề này, nhưng xử lý như thế nào thì hiện vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY


SOURCE: HỘI THẢO “XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CÔNG NGHỆ CAO”. NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, HÀ NỘI, 29-30/10/2007

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: