admin@phapluatdansu.edu.vn

KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VỀ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 MORINAGA TARO – Công tố viên và Luật sư Chính phủ, Cố vấn trưởng Dự án JICA về Hợp tác Pháp luật tại Việt Nam

Việc không đảm bảo được tính thống nhất trong xây dựng pháp luật có thể là một mối nguy hiểm hoặc cản trở nghiêm trọng đối với đời sống xã hội. Xấu hơn nữa, nó có thể dẫn tới sự mất ổn định của cả đất nước và hệ thống chính trị do thiếu sự tin tưởng của công chúng vào các luật và hệ thống pháp luật. Do vậy, để tránh gặp phải tình huống không mong đợi đó, các nước đã nỗ lực để thiết lập và duy trì một khuôn khổ mang tính hệ thống, cả về lý luận và tổ chức, để hài hoà hoá và đảm bảo tính thống nhất của hàng loạt các quy phạm và quy định cần thiết cho xã hội. Bản thân Nhật Bản cũng đã rất nỗ lực trong vấn đề này. Trong phần này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một số thông tin về việc Nhật Bản đã xử lý vấn đề này như thế nào và các khả năng có thể khác từ kinh nghiệm của Nhật Bản mặc dù có sự khác biệt trong toàn bộ hệ thống pháp luật và lối suy nghĩ cơ bản. Ngoài ra, nếu thời gian cho phép, tôi xin chỉ ra một số đặc điểm trong cách làm luật của Việt Nam từ cách nhìn của một người nước ngoài và một số khuyến nghị nhằm cải thiện hơn nữa bí quyết xây dựng pháp luật.

Đảm bảo tính hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật ở Nhật Bản

Như mọi người đã biết, Nhật Bản nằm trong nhóm các nước có "hệ thống pháp luật thành văn” cùng với nhiều nước Châu Âu lục địa và phần lớn các nước châu Á khác trong đó có Việt Nam, nơi mà "pháp luật thành văn” là nguồn pháp luật cơ bản. Mặc dù từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều của Hoa Kỳ, thì các đạo luật khung thành văn cơ bản vẫn theo lối lục địa được tạo ra trong thời đại Meiji (1868-1912), bằng việc hăm hở "du nhập” tư tưởng và khái niệm của Đức (Prussian) và Pháp. Cao nhất trong toàn bộ hệ thống là Hiến pháp Nhật Hoàng (1889) mang mầu sắc Prussian, pháp luật đã hình thành các thứ bậc một cách lô gích trong nền quân chủ lập hiến. Sau khi thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945, Nhật Bản tự chuyển đổi thành nước dân chủ kể cả về mặt pháp luật bằng việc thay Hiến pháp Nhật Hoàng bằng Hiến pháp hiện tại khác hẳn với Hiến pháp cổ về hệ tư tưởng và khái niệm cơ bản. Nhưng điều này không có nghĩa là tính thức bậc cơ bản của pháp luật bị phá vỡ.

Nhật Bản sau chiến tranh coi trọng hơn bao giờ hết tính tối cao của Hiến pháp và "nguyên tắc pháp quyền” hơn là "cai trị bằng pháp luật” đã siết chặt hơn nữa tính thứ bậc xuất phát từ quan điểm quyền tối cao thuộc về nhân dân, một hiện tượng có thể được minh chứng bằng hàng loạt các sự kiện như cấm các mệnh lệnh hành chính độc lập, cấm việc trao cho các văn bản dưới luật toàn quyền quy định về quyền và nghĩa vụ của nhân dân, hoặc trao cho toà án thẩm quyền xem xét tính hợp hiến và tính thống nhất của các luật và các quy phạm ở cấp thấp hơn.

Tuy nhiên, vấn đề về tính hợp hiến và tính thống nhất không chỉ là vấn đề được viết ra trên giấy, trong các đạo luật thành văn. Không có một luật hay văn bản quy phạm nào quy định một cách toàn diện hệ thống thứ bậc hoặc quy định chi tiết thứ tự ưu tiên giữa hàng loạt các loại văn bản quy phạm. Có thể nói rằng vấn đề miêu tả toàn bộ diện mạo của tam giác thứ bậc và thứ tự ưu tiên quan trọng này do ngành luật học, là sự kết hợp của các nghiên cứu học thuật và án lệ của toà án và sau đó được phản ánh trong quá trình xây dựng pháp luật.

Do vậy, lý luận đi trước. Và sau đó, khi vấn đề làm thế nào để hiện thực hoá và thực hiện học thuyết đã được thiết lập, người ta thảo luận đền phương thức và hệ thống – Người Nhật làm như thế nào? Dưới đây, tôi xin trình bày ngắn gọn học thuyết liên quan đến thứ tự ưu tiên và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật và sau đó trình bày về hệ thống kiểm tra tính thống nhất tại thời điểm đó và trong quá trình lập pháp cả ở trung ương và địa phương đang áp dụng.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

SOURCE: “Hội thảo Khoa học về Bảo đảm tính thống nhất của Hệ thống pháp luật”. Bộ Tư pháp và Dự án VIE/02/015. Hà Nội, 31/08 – 01/09 năm 2006.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading