ANDRÉ CASTALDO – Trưởng khoa đào tạo tiến sỹ, Trường Đại học Panthéon-Assas (Paris 2) Cộng hòa Pháp
Nhiều công trình nghiên cứu lịch sử đã được tiến hành trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 200 năm Bộ luật dân sự, với ý định thay đổi cách nhìn nhận đã tồn tại từ lâu của các nhà sử học và các luật gia đối với tác phẩm này.
I. Sự ra đời của Bộ luật
Bộ luật năm 1804 tiếp nối những tư tưởng của Chế độ Phong kiến (từ tiếng Pháp là: Ancien Régime) như thế nào?
1. Ý tưởng lâu đời về việc thống nhất pháp luật dân sự
Dưới chế độ phong kiến, trở ngại đầu tiên là sự đa dạng của các nguồn luật (tập quán, pháp luật hoàng gia, pháp luật giáo hội, pháp luật La Mã); trở ngại thứ hai là sự phân chia vương quốc thành “xứ áp dụng tập quán” và “xứ áp dụng luật thành văn” là nơi áp dụng luật La Mã. Thống nhất pháp luật không phải là viết lại một cách chính thức các tập quán đang tồn tại, giống như từ cuối thế kỷ 15. ý tưởng này đã tồn tại từ lâu, bởi lẽ Louis 11 đã nghĩ đến việc xây dựng một tập quán chung cho toàn bộ vương quốc. Nhưng ý tưởng này đã không được thực hiện, kể cả dưới nền quân chủ chuyên chế. Nguyên nhân của sự thất bại này, trên thực tế, là do bản chất của chế độ này.
1.1. Những thuận lợi
a) Học thuyết luật
Ngay từ thế kỷ 16, Du Moulin đã quan tâm đến vấn đề này. Sau đó, những học giả khác cũng bắt đầu đề cập đến. Bên cạnh nguyên nhân thông thường do yêu cầu giảm chi phí và thời gian tố tụng, phải nói đến hệ quả của sự tăng trưởng kinh tế vào thế kỷ 16. Ngoài ra, sự gia tăng và sự phức tạp của các tập quán trong lĩnh vực luật tư cũng là một trở ngại đối với việc xây dựng một xã hội hiện đại; những yếu tố này đi ngược lại với những gì đặc trưng cho một Nhà nước quân chủ, đó là sự thống nhất trong hoạt động Điều hành. Đối với một hệ thống quyền lực duy nhất, phải có một hệ thống pháp luật duy nhất tương ứng. Tuy nhiên, các học giả không nhất trí lên án sự đa dạng của vương quốc. Một bộ phận luật gia – như Montesquieu – không cho rằng thống nhất pháp luật là một việc nên làm.
b) Luật Saint-Germain (1679) và sự ra đời “pháp luật Pháp”
Đạo luật này của hoàng gia đã đưa vào giảng dạy tại các trường đại học môn “pháp luật Pháp”, nghĩa là pháp luật tập quán. Trước đó, người ta chỉ dạy trong các trường đại học môn luật La Mã và luật giáo hội, và đôi khi, ví dụ như ở Paris, chỉ dạy môn luật giáo hội. Như vậy, có một sự cải tiến căn bản: một mặt, pháp luật “Pháp” vừa được nhà vua chính thức thừa nhận; mặt khác, các giáo viên thường tập trung bình luận chuyên sâu tập quán địa phương. Một vài người trong số họ xuất bản những công trình nghiên cứu đầu tiên (nổi tiếng nhất là công trình của Pothier). Khái niệm luật tập quán chung được tăng cường. Vào thế kỷ 18, càng về sau các tác phẩm càng trở nên rõ ràng và có phương pháp hơn. Các tác phẩm nghiên cứu về luật tư được trình bày một cách logic và gắn chặt với các nguyên tắc lớn. Tác phẩm của Domat (cuối thế kỷ 17) thể hiện một tư tưởng khác: tác giả này trình bày một hệ thống pháp luật mơ hồ, vĩnh cửu nhưng có tính toàn cầu, một cách hết sức chặt chẽ, logic là đặc tính minh hoạ cho pháp luật tự nhiên.
c) Án lệ
Vào thế kỷ 17 và 18, án lệ của các toà án tiếp tục đi theo hướng hình thành một hệ thống pháp luật chung, đặc biệt là án lệ của Toà án Paris là Toà án có thẩm quyền đối với gần một nửa vương quốc. án lệ đưa ra nhiều quy định pháp luật tập quán chung và áp dụng các quy định đó trong trường hợp tập quán không quy định hoặc trong trường hợp có xung đột tập quán. Tập quán Paris ngày càng giữ vai trò tập quán mẫu. Trên một phương diện rộng hơn, người ta nhận thấy rằng các thẩm phán và các nhà thực tiễn thường quy chiếu đến khái niệm pháp luật tập quán chung.
1.2. Ý định thống nhất pháp luật Pháp
Vào thế kỷ 16, người ta đã muốn pháp điển hoá ít nhất hai sắc lệnh của vua, đây là bước đi đầu tiên. Sắc lệnh 1629 cho phép thực hiện một phần ý định đó (hôn nhân, thay thế, tặng cho tài sản, thừa kế, chuyển nhượng tài sản, phá sản, cho vay có lãi) nhưng sắc lệnh này đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của hầu hết các toà án. Dưới thời Louis 14, Chánh án Toà án Paris, ông Guillaume de Lamoignon, với sự cho phép của nhà vua, cũng đã thực hiện một công trình nhằm thống nhất pháp luật. Nhưng công trình của ông không được thừa nhận một cách chính thức. Vào thế kỷ 18, linh mục Saint-Pierre và Daguesseau cũng có những hoạt động nhằm thực hiện ý định thống nhất pháp luật.
…
TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
SOURCE: HỘI THẢO “200 NĂM BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, 11/2004 (Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt – Pháp)
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005, 8. LUẬT DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI, Lý luận chung |
Leave a Reply