admin@phapluatdansu.edu.vn

TƯ DUY HỆ THỐNG VÀ ĐỔI MỚI TƯ DUY

 GS. PHAN ĐÌNH DIỆU – Đại học Quốc gia Hà Nội

I. Đổi mới tư duy – Một cách tiếp cận vấn đề

1. Vì sao cần đổi mới tư duy?

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, ta thường nói tới tầm quan trọng của “đổi mới tư duy, đặc biệt tư duy kinh tế”. Và quả thực, một số đổi mới bước đầu trong tư duy về kinh tế đã mang lại không ít những thay đổi cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Và nếu nhìn ở bình diện rộng hơn và cơ bản hơn, thì ta thấy trên khắp thế giới, yêu cầu có những tư duy đổi mới đã được đặt ra từ đầu thế kỷ 20, khởi đầu từ trong các nhận thức khoa học, rồi dần lan tỏa sang các lĩnh vực hoạt động thực tiễn của kinh tế, chính trị, xã hội, mỗi ngày một rõ ràng và sâu sắc hơn. Đặc biệt là vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, khi cuộc sống kinh tế và xã hội trong nhiều quốc gia và trên toàn cầu có những biến động to lớn, dồn dập, thường vượt qua ngoài mọi dự đoán, thì những cách tư duy cũ có tính máy móc, quy giản theo những mô hình tất định sơ lược đã chứng tỏ là bất cập trong việc nhận thức, lý giải và hướng dẫn hành động trong một thế giới phức tạp, phong phú và đa dạng như thế giới hiện nay. Và vì vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, con người phải có những cách nhìn mới, cách nghĩ mới, và từ đó có những cách hiểu mới, cách xử sự mới đối với môi trường thiên nhiên, và với môi trường kinh tế xã hội đang có nhiều biến chuyển mới.

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là: vậy tư duy cũ là những cách tư duy nào mà ta bảo là không còn thích hợp và cần phải đổi mới; và tư duy mới là những cách tư duy nào mà ta cần được trang bị cho nhận thức của mình, vì sao chúng lại thích hợp hơn đối với yêu cầu hiểu biết và hành ộng của chúng ta trong môi trường thế giới hiện nay? Tôi e rằng khó mà có câu trả lời rành mạch và đầy đủ cho vấn đề cơ bản đó. Lịch sử phát triển tư duy là lịch sử của một quá trình tiến hoá, cái cũ không bao giờ bị phủ định hoàn toàn mà được gạn lọc để tiếp tục có tác dụng những vị trí thích hợp trong cái mới, và cái mới nhiều khi đã có mầm mống từ trong cái cũ và được tái tạo, phát huy sức mạnh mới trong những điều kiện mới. Nói đổi mới tư duy không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn một tư duy cũ nào đó và thay thế hoàn toàn bằng một tư duy mới đối lập nào đó.

Trong bài viết này, tác giả không có tham vọng đưa ra câu trả lời cho vấn đề cơ bản nêu trên, mà chỉ xin trình bày một số nhận thức của mình, qua việc tìm hiểu về những đặc điểm chủ yếu của lịch sử phát triển tư duy, về sự hình thành nhận thức khoa học, về sự phát triển của tư duy khoa học từ cách nhìn cơ giới đã có tác động phổ biến từ ba, bốn thế kỷ nay đến cách nhìn “hệ thống” mới được tái tạo và khoa học hoá để trở thành “khoa học hệ thống” trong nửa thế kỷ gần đây; và trên cơ sở đó hiểu được vì sao ngày nay, khoa học hệ thống hiện đại, và rộng hơn, tư duy hệ thống, đã nhanh chóng được chấp nhận như là một yếu tố chủ yếu của đổi mới tư duy trước yêu cầu nhận thức cái phong phú phức tạp của tự nhiên và của cuộc sống xã hội của thời đại. Hy vọng việc trình bày một số nhận thức bước đầu về khoa học hệ thống và tư duy hệ thống có thể mang lại chút đóng góp để cùng trao đổi ý kiến về vấn đề đổi mới tư duy, đang là vấn ề thật sự có ý nghĩa đối vi sự phát triển của đất nước ta hiện nay.

….


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

SOURCE: TẠP CHÍ THỜI ĐẠI MỚI – SỐ 6/2002 Trích dẫn từ: http://www.tapchithoidai.org/TD6_PhanDinhDieu.pdf BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA GIÁO SƯ TRẦN HỮU DŨNG – QUẢN TRỊ TRANG TAPCHITHOIDAI.ORG, ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN CHỈ ĐỌC THAM KHẢO VÀ KHÔNG CHÉP LẠI BÀI VIẾT ĐỂ ĐĂNG Ở NƠI KHÁC VỚI BẤT KỲ MỤC ĐÍCH GÌ.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d