LÊ NGUYỄN GIA THIỆN – Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM
TÓM TẮT VỤ VIỆC
Ngày 26/1/1980, Seetransport Wiking là một công ty vận tải của Đức (Seetransport) ký một hợp đồng với Navimpex Centrala (Navimpex) (một công ty đóng tàu thuộc sở hữu nhà nước của Rumani, có văn phòng thương mại tại Mahattan, New York, Hoa Kỳ), theo đó Navimpex đồng ý đóng cho Seetransport một chiếc tàu cỡ lớn trong khoảng thời gian từ tháng 11 hoặc 12/1980 đến tháng 2 hoặc 3/1982. Tuy nhiên, do hợp đồng không được thực hiện, nên các bên đã mang nhau ra trước Tòa trọng tài quốc tế Paris thuộc Phòng thương mại quốc tế tại Paris (Tòa trọng tài ICC) căn cứ vào Điều XIII trong hợp đồng mua bán giữa hai bên.
Tòa trọng tài ICC đã ban hành hai phán quyết (phán quyết tạm thời ngày 2/11/1983 và phán quyết toàn phần ngày 26/3/1984) tuyên rằng bị đơn (Navimpex) phải trả 6 triệu Mark Đức và lãi suất 8%/năm tính từ 1/1/1981 cho nguyên đơn (Seetransport). Ngoài ra, mỗi bên chịu một nửa phí trọng tài. Seetransport đã thanh toán tất cả phí trọng tài nên Navimpex còn phải trả thêm cho Seetranstransport 36.000 USD (tương đương một nửa phí trọng tài).
Do không đồng ý với phán quyết của Tòa trọng tài ICC, bị đơn đã nộp đơn yêu cầu Tòa thượng thẩm Paris (Cour d’Appel de Paris) đề nghị hủy phán quyết này. Thế nhưng, Tòa thượng thẩm Paris đã từ chối hủy phán quyết, theo quyết định đề ngày 4/3/1986.
Tiếp đó, theo một quyết định của Hội đồng nhà nước Rumani đề ngày 26/6/1987, cơ quan này đã giải thể công ty Navimpex. Đến ngày 1/7/1987, tất cả các tài sản của Navimpex được chuyển giao cho một công ty mới thành lập có tên là Uzinexportimport (Uz). Vấn đề giải thể Navimpex và việc chuyển giao tài sản từ Navimpex sang Uz hoàn toàn không được thông báo cho Seetransport.
Tòa sơ thẩm liên bang tại New York xử sơ thẩm
Do không thấy Navimpex tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của Tòa thượng thẩm Paris, Seetransport đã nộp đơn đề nghị Tòa sơ thẩm liên bang tại Hạt phía Nam New York (sau đây gọi tắt là Tòa sơ thẩm liên bang) (South District Court of New York – sau đây gọi tắt là Tòa sơ thẩm liên bang) công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa trọng tài ICC vào ngày 28/3/1988. Thư ký tòa án đã gửi thư triệu tập đến văn phòng thương mại của Navimpex tại New York. Do sau khi tiến hành tố tụng thì Seetransport mới được biết là Navimpex đã bị giải thể và các tài sản đã được chuyển cho Uz, nên nguyên đơn (Seetransport) đã bổ sung vào đơn yêu cầu, đề nghị tòa đưa thêm Uz vào với tư cách là đồng bị đơn với lý do Uz cũng là công ty thuộc sở hữu nhà nước và tất cả các tài sản của Navimpex đều được Uz kế thừa. Khi tham gia vào tố tụng, Uz đưa ra 4 khước biện nhằm phản tố yêu cầu của Seetransport, bao gồm: (1) tòa không có thẩm quyền, (2) quy trình gửi đơn không phù hợp, (3) Uz không thể là đồng bị đơn và (4) thời hiệu yêu cầu đã hết. Trong phán quyết của mình [9], đối mặt với 4 khước biện của Uz, tòa đã nhận định như sau:
(1) Theo Bộ quy tắc tố tụng dân sự Liên bang (Federal Rules of Civil Procedure), tòa sơ thẩm liên bang hoàn toàn có quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài như vụ này;
(2) Đưa Uz vào làm đồng bị đơn là hoàn toàn hợp lý vì Uz thừa nhận rằng mình đã kế thừa các tài sản của Navimpex thì đương nhiên cũng kế thừa các quyền và nghĩa vụ của Navimpex trước đó; việc đổi tên không thể giúp Uz trốn tránh nghĩa vụ trả nợ được nêu ra trong phán quyết của Tòa trọng tài ICC.
….
TRA CỨU TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY
SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TẬP 20, SỐ Q3 – 2017
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 5. Quan điểm của Tòa án và về Tòa án, 8. Tố tụng nước ngoài, PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI, Thẩm quyền của Tòa án |
Leave a Reply