(Ðược thông qua và ban hành tại Kỳ họp Thứ hai Ðại hội Ðại biểu Nhân dân Trung Quốc khoá IX)
Chương 1
CÁC QUI ĐỊNH CHUNG
Ðiều 1. Mục đích
Luật này được ban hành nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng, giữ gìn trật tự kinh tế và xã hội, thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa.
Ðiều 2. Ðịnh nghĩa hợp đồng; Các quan hệ không thuộc đối tượng điều chỉnh
Trong Luật này, một Hợp đồng được hiểu là một thoả thuận giữa các thể nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác có địa vị bình đẳng, nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ về các quyền và nghĩa vụ dân sự. Một thoả thuận liên quan đến quan hệ cá nhân như hôn nhân, nhận nuôi con nuôi, giám hộ v.v…. sẽ do các luật liên quan khác điều chỉnh.
Ðiều 3. Vị thế bình đẳng của các bên
Các bên trong hợp đồng có địa vị pháp lý bình đẳng, không bên nào được quyền áp đặt ý chí của mình cho bên kia.
Ðiều 4. Quyền tự nguyện giao kết hợp đồng
Mỗi bên có quyền tự nguyện giao kết hợp đồng theo qui định của pháp luật, không một đơn vị hoặc một cá nhân nào được can thiệp vào quyền này một cách bất hợp pháp.
Ðiều 5. Nguyên tắc công bằng
Các bên phải tuân thủ nguyên tắc công bằng khi ấn định các quyền và nghĩa vụ tương ứng của mình.
Ðiều 6. Nguyên tắc trung thực
Các bên phải tuân thủ nguyên tắc trung thực khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Ðiều 7. Nguyên tắc hợp pháp
Khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, các bên phải tuân thủ các luật có liên quan và các qui định hành chính cũng như phải tôn trọng đạo đức xã hội, không gây rối trật tự kinh tế và xã hội hay làm tổn hại đến lợi ích công cộng.
Ðiều 8. Giá trị ràng buộc; Sự bảo vệ của pháp luật
Một hợp đồng được thiết lập một cách hợp pháp sẽ ràng buộc các bên về mặt pháp lý. Các bên phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định của hợp đồng, không bên nào được thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng một cách tuỳ tiện. Một hợp đồng thiết lập một cách hợp pháp được pháp luật bảo vệ.
….
TRA CỨU VĂN BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 3. Hợp đồng thương mại, 9. VBPL Dân sự, Hợp đồng, VĂN BẢN PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI |
Leave a Reply