admin@phapluatdansu.edu.vn

KINH NGHIỆM CỦA PHÁP VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

JEAN – MARIE COULONChánh án Toà Phúc thẩm Paris, Cộng hòa Pháp

Mục đích chính của việc hoà giải đó là khuyến khích việc giải quyết vụ việc theo thoả thuận giữa các bên trước khi tiến hành tố tụng hoặc trong quá trình tố tụng. Hoà giải trong tố tụng dân sự là một nghĩa vụ của thẩm phán cả về mặt pháp lý và về mặt đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ này được quy định trong pháp luật quốc gia (Điều 21, Bộ luật TTDS mới của Pháp) và cả trong pháp luật của Liên minh Châu Âu.

Ở Pháp, có ba phương thức thường được áp dụng để giải quyết vụ việc theo thoả thuận giữa các bên : Tự hoà giải ; hoà giải ; trung gian. Vấn đề này còn bao hàm một nội dung nữa, đó là vấn đề tiếp cận pháp luật (trợ giúp pháp lý). Vấn đề tiếp cận pháp luật lại gồm hai nội dung : Tạo điều kiện cho người dân hiểu và nắm bắt được nội dung của các quy định pháp luật ; cung cấp cho người dân những phương tiện cần thiết để thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật.

1. Dàn xếp, tự hoà giải giữa các bên

Về phương thức giải quyết tranh chấp bằng dàn xếp, tự hòa giải giữa các bên, theo quy định của Đạo luật năm 1998 và Nghị định hướng dẫn thi hành, việc dàn xếp và tạo điều kiện cho các bên tự hoà giải là lĩnh vực hoạt động của luật sư. Đạo luật năm 1998 quy định một khuôn khổ pháp lý rất chặt chẽ cho việc tiến hành tự hòa giải giữa các bên mà không có sự tham gia của thẩm phán, thậm chí là trước khi đưa vụ việc ra tòa.

Tuy nhiên, Đạo luật năm 1998 đã có một bước cải tiến rất quan trọng. Mặc dù sự dàn xếp, tự hòa giải này không có sự tham gia của thẩm phán và trước khi đưa vụ việc ra tòa, nhưng các bên có thể yêu cầu thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải, đảm bảo hiệu lực thi hành của kết quả hòa giải đó. Nội dung này được quy định tại điều 1441-4, Bộ luật TTDS mới của Pháp.

Như vậy, về vấn đề tự hoà giải theo quy định của đạo luật năm 1998, có hai điểm mới : Thứ nhất, nếu như trước đây, việc tự hoà giải chỉ do các bên tự tiến hành với nhau thì ngày nay đã có thêm sự hiện diện của thẩm phán với vai trò là người ra quyết định công nhận kết quả hoà giải ; thứ hai, luật sư tham gia tiến hành hoà giải, dàn xếp giữa các bên có quyền yêu cầu sự trợ giúp của tòa án.

Việc dàn xếp, tự hoà giải giữa các bên cũng có thể được thực hiện ngay trong quá trình tố tụng. Chẳng hạn, trong giai đoạn đang tiến hành thẩm cứu, điều tra, hoàn tất hồ sơ, các bên có thể thống nhất tiến hành tự hoà giải với nhau. Trong trường hợp này, các bên có thể yêu cầu thẩm phán tạm hoãn lại việc giải quyết vụ việc để các bên tự tiến hành hoà giải.

Nếu việc hòa giải thành công, thì yêu cầu thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hoà giải và chấm dứt việc giải quyết vụ việc. Nếu việc hoà giải không thành, thì tòa án lại tiếp tục tiến trình tố tụng như bình thường.

Cơ chế tự hoà giải mới của Pháp được hình thành từ năm 1998, với việc ban hành Đạo luật năm 1998 và Nghị định này 28/12/1998. Hiện nay, cơ chế này vẫn còn đang trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm. Nếu so sánh với các nước khác, thì các nước này đã đi trước Pháp rất nhiều trong việc quy định cơ chế từ hoà giải, tự dàn xếp giữa các bên, đặc biệt là các nước theo hệ thống luật Anh-Mỹ. Các nước này rất chú trọng đến vai trò của luật sư, đến phương thức giải quyết tranh chấp dân sự thông qua còn đường tự hoà giải.


TRA CỨU BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

SOURCE: HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ “PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ”, NHÀ PHÁP LUẬT VIỆT – PHÁP, Hà Nội, 09-11/10/2000

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading