Chương 1 – TỔNG QUAN
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nam bước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, những trở ngại lớn vẫn không thay đổi, bao gồm lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử xuyên biên giới và bán hàng đa kênh đang nổi lên nhanh chóng. Đồng thời, sự khác biệt lớn giữa các địa phương về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là tên miền, và thu nhập bình quân đầu người đã góp phần tạo ra khoảng cách rất lớn trong chỉ số thương mại điện
tử. Để thu hẹp khoảng cách này đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực to lớn của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức liên quan tới thương mại, đầu tư, công nghệ thông tin và truyền thông.
1. Thương mại điện tử xuyên biên giới
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B):
Ngay từ khi xuất hiện, Internet là một kênh cung cấp thông tin thị trường nước ngoài hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Với sự phát triển của Internet và các công nghệ liên quan, Internet ngày càng trở thành một công cụ quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng.
Theo khảo sát năm 2016 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có tới 32% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website.
Trong số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia khảo sát có website thì tỷ lệ web site có tên miền .vn là 46%, có tên miền quốc tế là 54%, trong đó có tên miền .com và .net là 51%. Tỷ lệ website có tiếng nước ngoài là 63%. Như vậy, khuynh hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng tên miền quốc tế cho website của mình ngược hoàn toàn với các doanh nghiệp chú trọng tới thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp cho biết gặp gỡ trực tiếp để đàm phán và ký hợp đồng vẫn là kênh hiệu quả nhất. Với kênh trực tuyến, email là công cụ chủ yếu phục vụ giao kết hợp đồng. Xu hướng các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các sàn thƣơng mại điện tử quốc tế uy tín ngày càng phổ biến do hiệu quả đem lại từ các mô hình này ngày càng rõ nét và cũng là xu hướng sử dụng của các nhà nhập khẩu trên toàn cầu.
….
TRA CỨU TOÀN VĂN BÁO CÁO TẠI ĐÂY
SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ CÔNG THƯƠNG – moit.gov.vn
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. Lý luận chung, 2. Chủ thể kinh doanh, 3. Hợp đồng thương mại, 4. Bảo vệ người tiêu dùng, 6. Pháp luật cạnh tranh, LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, Nhà nước và nền KTTT |
Leave a Reply