BỘ TƯ PHÁP
Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi là BLDS) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2006) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự. Bộ luật này cũng là nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự).
Qua thực tiễn thi hành, BLDS đã phát huy vai trò to lớn trong việc quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự; góp phần đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các quan hệ dân sự đã có những thay đổi đáng kể và nhanh chóng cần có sự điều chỉnh phù hợp của pháp luật. Trong bối cảnh như vậy, BLDS đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.
Nắm bắt được thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2012 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành BLDS. Việc tổng kết này được coi là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá tác động của BLDS tới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; tác động của phát triển kinh tế – xã hội đến các quan hệ dân sự và quy định của BLDS; mối liên hệ giữa BLDS với các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế có liên quan; những thành công, cũng như những hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Bộ luật; xác định những vấn đề phát sinh trong thực tiễn và đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể để xử lý các vấn đề này một cách có hiệu quả.
Trên cơ sở tổng kết thi hành BLDS ở các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ý kiến độc lập của các cơ quan, tổ chức có liên quan; các hoạt động hội thảo khoa học và các hoạt động khảo sát về đánh giá bất cập, hạn chế của BLDS, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành BLDS.[1]
…
TRA CỨU TÀI LIỆU ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY
[1] Tính đến ngày 30/6/2013, Bộ Tư pháp đã nhận được Báo cáo tổng kết thi hành BLDS của 20/21 Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương được Thủ tướng giao nhiệm vụ tổng kết và Báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Báo cáo kết quả của các phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án BLDS (sửa đổi); Báo cáo khảo sát nước ngoài về kinh nghiệm xây dựng và thi hành BLDS tại Cộng hòa liên bang Đức (tháng 3/2011) và Nhật Bản (tháng 3/2012); Báo cáo Hội thảo về đánh giá bất cập, hạn chế của BLDS qua 5 năm thi hành do JICA và Bộ Tư pháp đồng phối hợp tổ chức năm 2010; Báo cáo hội thảo khoa học lớn về vị trí, vai trò của BLDS, nguyên tắc cơ bản của Bộ luật và của các chế định trong BLDS do JICA phối hợp với Bộ Tư pháp (năm 2010, năm 2013); Báo cáo kết quá của Hội đồng Khoa học Bộ Tư pháp; Báo cáo kết quả khảo sát tại Khánh Hòa, Hải Phòng, Cần Thơ…
SOURCE: HỒ SƠ DỰ ÁN BLDS (SỬA ĐỔI) TRÌNH QUỐC HỘI, THÁNG 10.2014
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 1. SỬA ĐỔI BLDS 2005 |
Leave a Reply