Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

CẢI CÁCH THỂ CHẾ: TỪ TẦM NHÌN ĐẾN THỰC TIỄN

Advertisements

NHÓM TÁC GIẢ: Vũ Thành Tự Anh (anhvt@fetp.edu.vn), Laura Chirot (chirot@mit.edu), David Dapice (david_dapice@harvard.edu), Huỳnh Thế Du (duht@fetp.edu.vn), Phạm Duy Nghĩa (nghiapd@fetp.vnn.vn), Dwight Perkins (dwight_perkins@harvard.edu), và Nguyễn Xuân Thành (thanhnx@fetp.edu.vn)

Đây là bài nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhằm cung cấp bối cảnh cho hoạt động thảo luận chính sách diễn ra trong Chương trình Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam (VELP) lần thứ năm, năm 2015 (Tại Trường Harvard Kennedy, 13-17/4/2015). Bài nghiên cứu trình bày những biện pháp cải cách thể chế một cách có hệ thống, trong đó tập trung vào nhánh lập pháp và tư pháp, để đưa Việt Nam đi theo mô hình phát triển bao trùm – là mô hình khả dĩ nhất để Đảng và Nhà nước đạt được các mục tiêu phát triển, nhờ đó khôi phục tính chính đáng của mình, đảm bảo ổn định xã hội và giữ vững chủ quyền quốc gia.

Phần 1. Thời khắc thực hiện cải cách hướng tới các thể chế bao trùm

1. Phát triển dưới tiềm năng và hệ lụy của nó Trong đúng ba thập kỷ kể từ Đổi mới từ 1986 đến 2015, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 6,5%/năm.1 Tốc độ tăng trƣởng này quả là rất ấn tượng bởi kể từ Đại chiến Thế giới II chỉ có 13 quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7% liên tục trong 30 năm. 2 Tuy nhiên, nếu so với các nền kinh tế được xem là những con rồng, con hổ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng này còn rất khiêm tốn. Trong ba thập niên trước khủng hoảng tài chính châu Á, Malaysia và Indonesia tăng trưởng trung bình 7,3%, Thái Lan 7,7%, và Hàn Quốc 9,3%; còn sau ba thập niên kể từ chính sách “cải cách khai phóng”, Trung Quốc có mức tăng trưởng trung bình tới 10%. Như vậy, mặc dù Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng vẫn thua kém nhiều nền kinh tế trong khu vực.

Khoảng cách giữa nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực cũng có thể được đo bằng sự khác biệt trong thu nhập. Nói một cách công bằng, nhờ duy trì đƣợc tốc độ tăng trưởng tƣơng đối cao, trong khi các nước đi trước tăng trưởng chậm lại, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối về thu nhập, thể hiện qua việc tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước này (trừ Trung Quốc) cao hơn so với trước đây, đặc biệt là từ sau khủng hoảng tài chính châu Á. Tuy nhiên, khoảng cách tuyệt đối về thu nhập vẫn ngày một nới rộng. Hình 1 cho thấy chênh lệch thu nhập bình quân của Việt Nam so với các nƣớc đều tăng so với mức của một phần tư thế kỷ trước (ngoại trừ so với Ấn Độ có con đường tăng trưởng giống hệt với Việt Nam). Đồ thị cũng cho thấy vào năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và Trung Quốc là nhƣ nhau (tính theo cân bằng sức mua), nhưng đến năm 2013 thì Trung Quốc đã gấp 2,3 lần Việt Nam.

Sự tụt hậu này, đặc biệt so với các quốc gia Đông Bắc Á và Trung Quốc, kéo theo nhiều hệ lụy quan trọng, làm sâu sắc thêm những thách thức vốn có. Bên cạnh những thách thức đã được nhận diện từ lâu, 3 Việt Nam nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với ba thách thức to lớn, bao gồm: thứ nhất là sự thách thức từ một Trung Quốc đang trỗi dậy và muốn khẳng định mình; thứ hai là kỳ vọng ngày càng cao về phát triển kinh tế và tự do dân sự của người dân; và thứ ba là nguy cơ suy giảm tính chính đáng của đảng cầm quyền.

Hình 1. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với một số nước, 1990-2013

Thứ nhất, thách thức từ một Trung Quốc trỗi dậy và muốn khẳng định mình đang lớn hơn bao giờ hết. Nằm sát vách Trung Quốc và ở vị trí chiến lƣợc về địa chính trị, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hƣởng to lớn của ngƣời láng giềng phương Bắc trong nhiều phương diện, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Để phát triển, một mặt Việt Nam cần duy trì quan hệ láng giềng ổn định với Trung Quốc. Mặt khác, với một Trung Quốc đang khao khát thay đổi trật tự khu vực và thế giới thì việc Việt Nam duy trì được mối quan hệ ổn định này sẽ rất khó khăn. Việt Nam phải nỗ lực hết sức để đẩy mạnh tốc độ phát triển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế, bằng không lực hấp dẫn khổng lồ của Trung Quốc sẽ tiếp tục kéo Việt Nam rơi ngày càng sâu vào quỹ đạo phụ thuộc.

Thứ hai, mặc dù trải qua một vài bước gập ghềnh, song trong hai thập niên đầu Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam liên tục phát triển và đạt được những thành công nổi bật. Hàng chục triệu người được đổi đời nhờ mức sống cao hơn, sức sống của hàng trăm nghìn doanh nghiệp được bừng nở nhờ quyền tự do kinh doanh được công nhận. Những thành công này làm gia tăng kỳ vọng của ngƣời dân về một cuộc sống thịnh vƣợng hơn nữa và của doanh nghiệp về một môi trường kinh doanh tự do hơn trƣớc. Đáp ứng kỳ vọng lạc quan này là một thách thức đối với Đảng và Nhà nước. Thế nhƣng từ 2008 trở lại đây, ngược với kỳ vọng này, người dân và doanh nghiệp lại cảm nhận ngày một rõ về sự tụt hậu và kém phát triển so với các quốc gia trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc, điều đó khiến cho tính kiên nhẫn của số đông bị mai một. Trong bối cảnh đó, trong con mắt của những người này, tính chính đáng của Đảng và Nhà nƣớc có nguy cơ bị suy giảm.

Thứ ba, tính chính đáng của Đảng cầm quyền không chỉ giới hạn trong phương diện kinh tế. Nếu không thấu hiểu và đại diện được cho nguyện vọng của người dân thì tính chính đáng của Đảng trên phương diện chính trị cũng sẽ bị thách thức. Cho đến nay, tính chính đáng và vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có được là do Đảng đã đồng hành với ý nguyện và hiệu triệu được lòng dân ở những thời khắc quyết định. Với những diễn biến hiện nay ở Việt Nam và thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam giờ đây lại đang đứng trước thời khắc quan trọng, cần kiên quyết cải cách kinh tế và chính trị để một lần nữa đồng hành với lòng dân.

Trên thực tế, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam cũng đã cảm nhận được những thách thức này. Tuy nhiên, từ việc cảm nhận đƣợc thách thức đến việc thấu hiểu, để từ đó huy động được ý chí chính trị và đi đến những quyết sách nhằm vượt qua thách thức là một quãng đường dài. Nguy cơ tụt hậu kinh tế đƣợc cảnh báo tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đại hội VII (1994) có nhiều dấu hiệu trở thành thực tế. Ba nút thắt trọng yếu – thể chế, kết cấu hạ tầng và nhân lực chất lượng cao – dù đã được thảo luận từ hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Gần đây hơn, mặc dù tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng đƣợc Đảng và Nhà nước coi như một ưu tiên hàng đầu, song cho đến nay, quá trình này vẫn diễn ra chậm chạp.

Ở những thời khắc quan trọng trong 30 năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện những cải cách thực tiễn và táo bạo, bắt đầu từ việc áp dụng chủ trương Đổi mới, ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1988), Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), và Luật Công ty (1990) để ứng phó với tình trạng mà Đảng đã xác nhận là “cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội toàn diện” vào nửa đầu thập niên 1980.4 Mười năm sau, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra khiến cho FDI, xuất khẩu và tăng trƣởng giảm mạnh, thì Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời. Kết quả là khu vực tư nhân trong nước trở thành lực lượng đi đầu trong phát triển kinh tế Việt Nam. Câu hỏi hiện nay là liệu các cấp lãnh đạo Việt Nam có một lần nữa tập hợp ý chí chính trị để chuyển lời nói thành hành động thông qua thực hiện các cuộc cải cách thể chế bao trùm (hay còn gọi là thể chế dung hợp) hay không.

TẢI VỀ ĐỂ ĐỌC TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

SOURCE: WEBSITE CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULLBRIGHT http://www.fetp.edu.vn

Trích dẫn từ: http://www.fetp.edu.vn/vn/bao-cao-chinh-sach/doi-thoai-chinh-sach/cai-cach-the-che-tu-tam-nhin-den-thuc-tien

Exit mobile version