Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

KINH NGHIỆM HẬU CHIẾN CHO VIỆT NAM: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CỦA TÂY ĐỨC SAU NĂM 1945

Advertisements

 TÔN THẤT THÔNG – CHLB ĐỨC

Tây Đức năm 1945 và Việt Nam năm 1975 khác biệt rất lớn trên nhiều mặt, nhưng đồng thời cũng có những điểm tương đồng mà người làm chính sách có thể căn cứ vào đó để tham khảo kinh nghiệm và vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Tham luận này không đưa ra những đề nghị cụ thể, mà chỉ trình bày một cách tổng quát lịch sử phát triển Tây Đức trong 10 năm hậu chiến từ 1945-1955. Có ba vấn đề lý thú mà chúng ta có thể nghiên cứu thêm: 1) chính sách kinh tế hậu chiến, 2) chính sách dùng người với tinh thần hòa giải dân tộc, 3) chọn thế đứng chính trị và phương pháp đấu tranh. Trong giới hạn cho phép, phần trình bày sau đây đặt trọng điểm vào kinh tế hậu chiến. Đấy là chính sách Kinh tế Thị trường Xã hội. Trước hết chúng ta đi tìm nguồn gốc của lý thuyết Tự do trong Trật tự được trường phái Freiburg khai phá, sau đó tóm tắt những luận đề cơ bản của của chính sách kinh tế lấy lý thuyết đó làm nền tảng. Khi chiến tranh chấm dứt, Alfred Müller-Armack đã dựa vào nền tảng lý thuyết đó, bổ sung thêm bằng những nhân tố xã hội và phác hoạ khung trật tự kinh tế cũng như một loạt chính sách kinh tế xã hội cho chính phủ Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức. Sự thành công của CHLB Đức cho đến hôm nay gắn liền mật thiết với chính sách Kinh tế Thị trường Xã hội với bốn khuôn mặt tiêu biểu: lý thuyết gia kinh tế Walter Eucken, luật gia Franz Böhm, chiến lược gia kinh tế Alfred Müller-Armack và chính trị gia có viễn kiến Ludwig Erhard. * Tham luận trình bày tại Hội thảo Berlin tháng 7 năm 2015 thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 34 tháng 11, 2015 Tôn Thất Thông | Chính sách phát triển Tây Đức 2 Thời Đại Mới | Tháng11, 2015 Sau cùng chúng ta sẽ duyệt lại những sự kiện kinh tế quan trọng trong những năm hậu chiến đầu tiên và thử phân tích xem đâu là yếu tố quan trọng đã đưa kinh tế nước Đức vượt qua cả những nước đồng minh thắng trận chiếm đóng.

***

Không ít người cho rằng lấy kinh nghiệm Tây Đức để áp dụng cho Việt Nam là một việc làm ảo tưởng vì sự khác nhau và chênh lệch về mọi mặt giữa hai nước quá lớn. Tuy thế có hai khía cạnh đáng chú ý:

Trước hết, học tập từ lịch sử nước khác không phải để rập khuôn theo một phương pháp hoặc bắt chước những chính sách cụ thể, mà nếu từ lịch sử chúng ta có thể rút ra được những vấn đề cốt lõi, những tư duy có tính nguyên lý, những lý thuyết nền tảng, thì điều đó cũng vô cùng bổ ích cho mọi nước.

Thứ hai, tình trạng xã hội và tâm lý con người Tây Đức sau 1945 rất giống Việt Nam năm 1975, thậm chí bước khởi đầu của Tây Đức có lẽ khó khăn gấp nhiều lần so với chúng ta. Do đó, kinh nghiệm của họ cũng rất có ích cho ý muốn phục hưng của người Việt Nam. Trong lịch sử thế giới chưa có một nước nào tự phát triển một mình mà không cần học hỏi từ quá khứ của những nước khác. Trong thời đại thông tin ngày hôm nay, người ta có thể dễ dàng truy cập những lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của loài người để mang về áp dụng cho từng nước. Giữa Tây Đức năm 1945 và Việt Nam năm 1975 có nhiều khác biệt: tiềm năng công nghiệp, khối lượng tri thức của cả dân tộc hợp lại, tập thể khoa học gia tài năng được thế giới ngưỡng mộ, nền văn học nghệ thuật triết học độc đáo và lâu đời, ý thức dân chủ và xã hội của người dân, kỹ luật trong đời sống và lao động v.v… Tuy nhiên trong thời hậu chiến, hai nước có những điểm giống nhau mật thiết: phải bắt đầu xây dựng từ đầu sau khi bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, phải tìm đường vươn lên từ tình trạng đất nước đã mất chủ quyền, khao khát tự do và công bằng xã hội rất lớn, cả hai nước đều nằm trong vị trí tiền đồn của chiến tranh lạnh. Với một ít thành tâm và tinh thần phê phán khách quan, chúng ta có thể phát hiện được những điều hay để đem ra áp dụng cho công cuộc xây dựng đất nước. Phần trình bày sau đây không có ý định đưa ra những đề nghị cụ thể cho tình hình phát triển đất nước. Chúng tôi cũng không có tham vọng làm thay công việc của những người phác thảo chính sách. Phần lớn nội dung sau đây chỉ trình bày một cách tổng quát và khách quan lịch sử phát triển Tây Đức trong 10 năm hậu chiến từ 1945-1955, và cũng chỉ giới hạn trong những dữ kiện lịch sử có ít nhiều ích lợi cho tình hình phát triển Việt Nam. Từ đó rút ra được bài học lịch sử nào và có thể áp dụng thế nào cho Việt Nam, điều đó xin nhường lại cho quí vị độc giả.

SOURCE: TẠP CHÍ THỜI ĐẠI MỚI, SỐ 34 THÁNG 11/2015

ĐỌC TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

Exit mobile version