admin@phapluatdansu.edu.vn

TRANH CHẤP TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG: CẦN XEM XÉT LẠI BẢN ÁN PHÚC THẨM DÂN SỰ SỐ 197 NGÀY 11/9/2010 CỦA TÒA PHÚC THẨM TANDTC TẠI TPHCM VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP NHÀ SỐ 526 AN DƯƠNG VƯƠNG, PHƯỜNG 9, QUẬN 5 TPHCM

HUY ANH

Từ những căn cứ xác thực, có tình, có lý, Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm xác định căn nhà số 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh thuộc sở hữu chung của vợ chồng ông Nguyễn Đức Anh – bà Lã Thị Bích Liên. Toà án xử phân chia cho mỗi người 1/2 căn nhà.
Thế nhưng Toà Phúc thẩm TANDTC lại lập luận vòng vo, thiếu tính thuyết phục để xét xử ngược lại hoàn toàn 180º theo đề nghị phi lý của bà Liên, cụ thể là: Xác định căn nhà nêu trên là tài sản riêng của bà Liên và “ghi nhận sự tự nguyện của bà Liên” trả lại tiền xây dựng nhà cho ông Trần Ngọc Trường- người được ông Nguyễn Đức Anh (chứ không phải bà Liên) nhờ đứng ra giám sát xây dựng và ứng tiền xây dựng nhà vào năm 1994 (?).

Ông Nguyễn Đức Anh và bà Lã Thị Bích Liên kết hôn với nhau từ năm 1976. Vợ chồng mua căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh vào năm 1979 của ông Tiêu Mộc. Do lúc đó ông  Nguyễn Đức Anh không có hộ khẩu tại TP Hồ Chí Minh nên đã để bà Liên đứng tên trên giấy tờ với hình thức cùng với ông Tiêu Mộc lập giấy tờ “Tặng cho”. Căn nhà lúc đó là nhà trệt, nền xi-măng, mái nửa tôn, nửa ngói, tường mượn. Năm 1984, ông Nguyễn Đức Anh cùng 2 con sang Canada định cư và năm 1992 ông bảo lãnh cho bà Liên và các con còn lại sang Canada. Trước khi đi, bà Liên có làm tờ ủy quyền giao căn nhà cho bà Cao Thị Thanh Hồng quản lý, trên giấy này có ghi tên bà và chồng là ông Nguyễn Đức Anh đồng sở hữu căn nhà. Năm 1994, vợ chồng ông Nguyễn Đức Anh hợp đồng với Công ty Novina xây dựng lại nhà và nhờ ông Trần Ngọc Trường đứng ra giám sát việc xây dựng và ứng trước số tiền xây dựng nhà là 250.000.000đ. Bà Hồng đã xác nhận sự việc này và giao lại nhà cho ông Trường từ năm 1994. Xây xong nhà thì vợ chồng ông Anh bà Liên giao cho bà Lã Thị Bích Thơm (em gái bà Liên) trong coi căn nhà. Trong quá trình trông coi, bà Thơm có sửa chữa mặt tiền căn nhà, lắp đặt đồng hồ điện nước, điện thoại.

Đến nay, (sau khi ông Anh và bà Liên đã ly hôn), ông Nguyễn Đức Anh có đơn yêu cầu chia đôi căn nhà cho mỗi người 1/2. Nếu bà Liên lấy nhà thì hoàn tiền cho ông hoặc ngược lại, sau khi đã trừ các khoản tiền xây dựng, sửa chữa nhà trả ông Trường, bà Thơm và tiền trông coi nhà cho bà Hồng.

Tại Toà án, các bà Hồng, bà Thơm, ông Trường đều xác nhận nội dung nêu trên. Từ những căn cứ xác thực, có tình, có lý, tại bản án dân sự sơ thẩm số 3282 ngày 3.11.2009, Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xử: 1- Chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh. Buộc bà Lã Thị Bích Liên có trách nhiệm hoàn trả lại cho ông Nguyễn Đức Anh số tiền là 2.411.860đ. Sau khi trả số tiền này, bà Liên được toàn quyền sở hữu căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. 2- Ông Nguyễn Đức Anh và bà Lã Thị Bích Liên có trách nhiệm thanh toán trả cho bà Lã Thị Bích Thơm và ông Tăng Trùng 24.550.000đ. Trả cho ông Trần Ngọc Trường và bà Huỳnh Ngọc Ánh 250.000.000đ. Ghi nhận tự nguyện của ông Nguyễn Đức Anh trả số tiền lãi cho ông Trường, bà Ánh 52.500.000đ; trả cho bà Hồng 39.000.000đ; trả cho bà Thơm, ông Tăng Trùng 144.000.000đ.

Ngày 3.11.2009 đại diện của bà Lã Thị Bích Liên là bà Nguyễn Thị Hương Thảo kháng cáo bản án sơ thẩm. Ngày 16.11.2009 ông Nguyễn Đức Anh kháng cáo yêu cầu được nhận nhà.

Vụ án không có gì phức tạp mà mãi gần một năm sau, Toà phúc thẩm TANDTC mới đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Tại bản án phúc thẩm số 197, ngày 11.9.2010, Hội đồng xét xử phúc thẩm do thẩm phán Tô Chánh Trung chủ toạ phiên toà nhận định bằng những lý sự lộ rõ sự bênh vực cho bà Liên, bác bỏ tất cả lời trình bày của ông Anh và những người vừa là có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vừa là nhân chứng, thậm chí bác bỏ cả lời khai của chính em ruột bà Liên là bà Thơm xác định việc vợ chồng ông Nguyên mua nhà của ông Tiêu Mộc và làm giấy tờ với hình thức “Tặng cho” chứ ông Tiêu Mộc không hề có quan hệ thân thuộc gì với bà Liên, nên việc lập văn tự cho nhà đó chỉ là hình thức để tạo đều kiện thuận lợi cho bà Liên hoàn tất thủ tục đứng tên sở hữu nhà thay cho vợ chồng.

Ông thẩm phán Tô Chánh Trung giả vờ làm ngơ, bỏ qua những căn cứ thực tế, lấy hình thức pháp lý để lập luận một cách rất ngô nghê rằng căn nhà do bà Liên đứng tên thì là của riêng bà Liên, không có chứng cứ bà Liên nhập căn nhà vào làm tài sản chung vợ chồng(?). Thử hỏi ông thẩm phán Tô Chánh Trung rằng, khi còn chung sống vợ chồng trong căn nhà đó, bà Liên có dám nhận căn nhà là tài sản riêng và công bố với ông Nguyên rằng bà đã nhập (hoặc không nhập) vào làm tài sản chung vợ chồng hay không? Chưa đề cập đến thực tế vợ chồng cùng 6 người con sinh sống chung trong căn nhà đã nhiều năm không ai thừa nhận căn nhà của riêng bà Liên, mà chỉ cần đề cập đến việc khi giao nhà cho bà Cao Thị Thanh Hồng quản lý, sử dụng vào năm 1992, bà Liên cũng phải làm giấy tờ và đã ghi tên bà và chồng là ông Nguyễn Đức Anh đồng sở hữu căn nhà cũng đã chứng tỏ bản thân bà Liên chưa bao giờ có ý nghĩ mình có quyền sở hữu riêng đối với căn nhà đó.
Cách đánh giá chứng cứ của ông thẩm phán Tô Chánh Trung rất kỳ lạ, rằng giấy uỷ quyền giao nhà nêu tên cũng không phải là căn cứ để công nhận căn nhà thuộc  sở hữu chung vợ chồng(?). Vậy, nếu không xem xét các lời khai của các bên đương sự, của nhân chứng và đánh giá khách quan các chứng cứ như giấy tờ uỷ quyền giao nhà năm 1992 mà đòi hỏi trên giấy tờ sở hữu nhà phải ghi tên vợ chồng ông Anh, bà Liên mới công nhận là tài sản chung vợ chồng thì cần gì đến sự phán xét của Toà án?

Một điều vô lý nữa là mặc dù bà Liên không thừa nhận việc ông Trường đứng ra giám sát xây dựng và tạm ứng tiền xây dựng nhà theo yêu cầu của ông Anh vào năm 1994 nhưng tại Toà án, bà Liên lại đưa ra đề nghị rằng nếu Toà xử cho bà được sở hữu toàn bộ căn nhà thì bà sẽ “tự nguyện” thanh toán trả tiền cả gốc và lãi cho ông Trường? Đề nghị này càng chứng tỏ căn nhà không phải là tài sản riêng của bà Liên. Đề nghị phi lý này mặc dù gọi là tự nguyện cũng đã biểu hiện “dấu đầu, hở đuôi”. Ấy vậy mà các đề nghị đó của bà Liên vẫn được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận mới thấy ông Tô Chánh Trung đã bị bà Liên chỉ đạo như thế nào. Tại bản án phúc thẩm số197 ngày 11.9.2010, Toà phúc thẩm TANDTC đã xử: Bác yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh. Công nhận căn nhà 526 An Dương Vương, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh là tài sản riêng của bà Lã Thị Bích Liên. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Lã Thị Bích Liên thanh toán tiền sửa nhà, tiền công giữ nhà và tiền lãi cho bà Lã Thị Bích Thơm, ông Tăng Trùng 168.550.000đ; cho bà Cao Thị Thanh Hồng 39.000.000đ; cho ông Trần Ngọc Trường, bà Huỳnh Ngọc Ánh 302.500.000đ.

Việc xét xử của cấp phúc thẩm quay ngược 180 độ so với cấp sơ thẩm như nêu trên làm cho ông Nguyễn Đức Anh là nguyên đơn yêu cầu được chia căn nhà của vợ chồng, bỗng dưng trở nên mất nhà hay sao? Bà Liên là người bị kiện, bỗng dưng lại được Toà án hợp pháp hoá cho việc sở hữu toàn bộ căn nhà hay sao? Việc xét xử vụ án này của cấp sơ thẩm đúng hay phúc thẩm đúng còn chờ sự phân minh của cấp giám đốc thẩm sắp tới. Vậy nên, những người có thẩm quyền kháng nghị cần quan tâm xem xét lại toàn diện vụ án, trước hết là kiểm tra lại việc xét xử của Hội đồng xét xử phúc thẩm do ông Tô Chánh Trung làm chủ toạ phiên toà để lấy hồ sơ giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm đem lại công bằng cho mọi công dân, đem lại niềm tin của mọi người vào công lý.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

Trích dẫn từ:

http://daibieunhandan.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/7/ContentID/118906/Default.aspx

9 Responses

  1. Nếu không đọc kỹ thì có vẻ như người viết đang thiên vị , than thở cho một bên đương sự, do bởi cách viết dàn trải và khá chi tiết . Nhưng theo tôi , thì đây là một bài báo có nhiều tình tiết thực tế đáng tham khảo :
    1. Tác giả Huy Anh nêu đích danh vị Thẩm phán để chỉ trích , không ởm ờ. Chứng tỏ tác giả có trách nhiệm và có nghiên cứu kỹ sự việc nên không e ngại đối đầu, . . .
    2. Dẩn chứng đủ phán quyết cả hai cấp tòa, qua đó cho thấy : theo thực tế khách quan thì vụ việc này có vấn đề ! ( rõ ràng , nếu không có vấn đề thì tại sao lại có chuyện quay ngược nhau 180 độ như thế – còn ‘vấn đề’ gì thì người đọc . . . tự hiểu ). Ai sai ? sơ thẩm ? phúc thẩm ?
    3. Theo tác giả thì Tòa án phúc thẩm sai . Các dẩn chứng cụ thể nêu trong bài báo đã cho thấy tính ‘lắt léo’ của ông Thẩm phán phúc thẩm. Do vậy, dẩn đến một phán quyết của cấp phúc thẩm mà theo nhận định của tác giả Huy Anh là không đáng tin cậy !
    Điểm cần bàn ở đây và cũng là thiếu sót (?) của bài báo : không nêu ra các căn cứ pháp lý mà tòa án (cả phúc thẩm và sơ thẩm ) đã áp dụng khi đưa ra phán quyết ! Như vậy làm cho người đọc còn có một chút gì đó mơ hồ, phải ‘động não’ để có được một cái nhìn toàn cảnh.
    Chắc hẳn tác giả Huy Anh cho rằng chỉ nêu ra những suy luận vòng vo như trong bài báo là người đọc đã ‘đủ hiểu’ ( mục đích của bài báo ? ) ; bởi vì, một khi Thẩm phán phúc thẩm đã cố tình ‘suy luận vòng vo’ rồi thì viện dẫn căn cứ pháp luật gì mà không được vì luật của ta là luật khung (!) Thậm chí không cần viện dẫn thì cũng xong rồi . . . một vụ án – phài . . . thi hành thôi – đúng sai ‘hạ hồi phân giải’ ! . . . ?

  2. I bought property in Binh Duong and in HCMC via when I was married to my Vietkieu wife of 20 years. We came back to VN in 1989 and begun to buy a piece of land in Binh Duong near Buu Long resort on the main highway. My vietkieu wife said we had to put the name of the land in the name of the nephew which I refuse and said it should go in the name of her father. She finally acknowledge she had done so by her nephew, after some time she and I were divorced. The house in HCMC was also put in the nephew’s name and after the divorce, I was extracted out of the house as I was working as a NN teacher legally in VN. I went to court many times over the next 10 years and finally gave up trying to prove my financial investment in those properties even though my now ex-vietkieu wife testified in court that we both bought the land together and she gave it away without my consent. The judge in Binh Duong stated she had the right to give away the land without my consent or knowledge. I just gave up the fight in court. Now that VN has evolved in law to an acceptable level of legality, I would hope someday I could have another chance at exposing the theft of my investments and the fraud and perjury that took place both by my ex-vietkieu wife and her nephew both in the People’s Committee’s and The courts of both disputes. Someday justice be served. Note her nephew has sold those properties and bought a villa in Go Vap in HCMC living a life of luxury whereas many years ago, I pulled him from the roadside ditch where he lived with his wife and 2 children and put him in a house in HCMC which later he stole and use that money to buy the Go Vap house. Keep in mind at this time he used a false address in Go Vap that did not exist to comply with the past law of transferring his residence to HCMC another blantant violation of VN laws. Again, fraud and perjury. What can be done? I have tried for more than 10 years in court and have been a disaster for me and an unnecessary burden on me and my current new wife and child which we now live and work legally in VN and pay taxes as a legal resident. But, the old memories still haunt me and it seems no one has the ability or knowledge or maybe the desire to touch this drama story. Whatever, I hope some day the karma will rectify the wrongs that has been done not just to me but some many that have done the same foolish mistake and trusting our vietkieu families with out investments. Such a stupid blunder.

  3. trong bai viet co nhieu khuc mac nhu tai sao da bao nhieu nam khi ma lam giay cho tang nha giua ong tieu moc, va ba la thi bich lien.vi luc do ong anh chua co ho khau thanh pho,tai sao nha do ong anh mua va de ba la thi bich lien dung ten.sao bao nhieu nam ma vo chong ong khong lam lai giay to la hai vo chong cung dong so huu,va tai sao ba lien khong cong nhan la ong truong sua nha va ung voi so tien 250 000 000 la dung,ma ba lien lai bao neu toa xu cho ba lien duoc nha thi ba se dong y tra so tien do cho ong truong. va khi ba lien di qua canada thi tai sao ba lai lam giay uy quyen lai cho ba hong la hai vo chong ba cung so huu

  4. Tan dong y kien cua ban Ok!Computer. Noi dung bai viet hoan toan thien ve mot phia. Thiet nghi tac gia la nguoi duoc muon lam viec, vi neu la nha bao voi tinh cach nang cao xa hoi va dan tri thi nen do xet ca hai ben. Phong van ca kien cao lan bi cao de hieu ro them tinh tiet. Neu nhu su viec dung nhu tac gia viet, danh gia nang ve phia kien cao, thi co le su vu da duoc giai bay xong lau va khong keo den gan ca chuc nam. Nguoc lai, neu bi cao khong du chung tu de khang cao va thach an thi ba ta cung khong dam de cho xu vu keo dai den bay gio.

    Tom lai, chuyen vo chong ly tan dai da xo la khong tot va mang nhieu uan khuc kho co ai hieu duoc tinh tiet ben trong. Mot khi tung ket tai chanh hay tuc gian lan nhau thi ho cung co the mang den phien luy cho nhau. Vi the de lam mot nguoi viet bai binh luan chan chinh, toi xin de nghi tac gia Huy Anh nen phan tinh lai cach viet bai. Nguoi nen do xet ca hai phia va thau hieu ca ngon nganh roi hay binh luan. Cham ngon co cau “nha bao noi lao an tien”, cho nen neu tac gia ma xoan bai viet theo ngau hung hoac theo y cua dao dien thi toi khuyen tac gia nen viet chuyen cuoi cho con nit, chu dung nen dang bai tren nhung muc bao co tim thuc cao de thi gia doc ma thay cho “nuc cuoi” cua tac gia.

    Viet dan day toi bong dung thay minh cung “xam” giong tac gia. Chac nay mai toi cung se lam nguoi viet chuyen cho tap chi vo van! : )

  5. Bài báo mang nặng tính chỉ trích cá nhân.
    Tôi không thấy một dòng nào phân tích luật, cách áp dụng luật của hai cấp xét xử. Chỉ toàn là kể lể, than thở giúp người thua kiện. Đòi công lý như vậy ư?
    Đã phê phán thì phải phê phán rõ ràng sai chổ nào.
    Tại sao một bài viết không có giá trị nghiên cứu như vậy lại được đưa lên trang web chuyên về nghiên cứu luật pháp.
    Thật tiếc khi một bài như vậy lại tồn tại giữa các bài có giá trị cao của trang web mà tôi rất thích.

  6. theo toi neu vi quan toa nao sai lam anh huong toi long tin cua dan cung nhu gay thiet hai cho nguoi khac tu quyet dinh cua minh thi nen duoi khoi nganh cho nhe long dan

  7. Đây là tranh chấp tài sản về nhà ở xác lập trước 1.7.1991 mà cụ thể là hợp đồng tặng cho nhà ở được xác lập trước 1.7.1991.
    Áp dụng pháp luật tương ứng với thời điểm giao dịch tại Sổ Tay Thẩm Phán mục 4.1.4 thì căn cứ pháp luật để Tòa án giải quyết cho ai được nhà là Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH, hoặc là Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11.
    Trường hợp ở đây là thủ tục chuyễn quyền sở hữu để thực hiện Hợp đồng tặng cho nhà ở giữa ông Anh và bà Liên đã hoàn tất, nên Tòa phúc thẩm đã giải quyết cho bà Liên được nhà là đúng quy định pháp luật.
    Do đó việc Tòa sơ thẩm TP HCM mở rộng vụ án chỉ làm cho vụ án từ chổ đơn giản biến thành phức tạp,…kéo dài một cách vô ích mà thôi, chứ cách nào thì Tòa cũng không thể thoát ly hai Nghị quyết nêu trên được.
    Vì nếu thoát ly

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading