admin@phapluatdansu.edu.vn

NGÔ BẢO CHÂU! CHÚNG TÔI TIN ANH LÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC!

Vào hồi 12h 55 ngày 19/8/2010 (giờ Hà Nội), GS. Ngô Bảo Châu đã đoạt giải fields – Giải “nobel” của toán học.

ngbaochau.jpg.jpgĐINH THẾ HƯNG – Viện Nhà nước và Pháp luật

Luật Viên chức đang được soạn thảo mà mong muốn của những người dự thảo là cho phép người Việt ở nước ngoài về làm viên chức nếu về nước. Nhưng đâu đó vẫn có ý kiến khác băn khoăn không đáng kiểu như nên cho hay không cho về? Điều đó có dễ làm những trí thức có tài có tâm với đất nước chạnh lòng..

Bia tiến sĩ Quốc Tử giám trân trọng ghi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Hiền tài của bất cứ quốc gia nào đều là của hiếm và đương nhiên của hiếm thì khó tìm và khó giữ. Có được đội ngũ hiền tài là mơ ước của mọi chế độ. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nhiều thứ trong đó có yếu tố quan trọng là vận nước. Có những lúc chúng ta ở trong tình trạng “Tuấn kiệt như sao buôi sớm, nhân tài như lá mùa thu” như Nguyễn Trãi từng than thở. Năm nào Việt Nam cũng có những học sinh thi quốc tế đoạt huy chương . Nhưng qua sự chọn lọc khắc nghiệt của thời gian, của khoa học đã chứng tỏ tài năng nào là ngôi sao băng vụt sáng phút chốc rồi rơi vào “bẫy trung bình” của trí thức, mãi mãi sống với ánh hào quang của tấm huy chương vàng của quá khứ. Ngô Bảo Châu một tài năng toán học đích thực là hiền tài. Thế hệ chúng tôi 20 năm trước đã coi Ngô Bảo Châu là thần tượng của mình. Hai lần đoạt Huy chương vàng toán quốc tế, Giáo sư của đại học Đại học Paris XI, Đại học Chicago danh tiếng ở độ tuổi 27. Những người Việt Nam trên toàn thế giới trong đó có những người làm khoa học như chúng tôi sẽ vỡ òa trong niềm vui sướng khi cái tên Ngô Bảo Châu được xướng lên trong lễ trao giai thưởng toán học thế giới. Tiếng đàn Bá Nhá phải chờ có Chung Tư Kỳ. Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ thỉnh cầu Khổng Minh xuống núi chỉ giáo mấy đường chính pháp trị nước. Mới đây, Phó thủ tướng Việt nam lần đầu tiên đã trân trọng mới GS Ngô Bao Châu về Việt Nam làm việc. Vì sao Giáo sư không nhận lời về ngay với lý do nào chi ông mới biết. Nhưng ông cũng nên phải ghi nhận tấm thịnh tình của đất nước mình.

Muốn mời được Ngô Bảo Châu và nhiều nhà khoa học khác có lẽ nên tìm hiểu căn nguyên của vấn đề. Xuất thân từ gia đình viên chức, thành tài tại khối chuyên khoa Toán đại học Tổng hợp Hà Nội danh giá. Thành danh nhờ sự tảo tần của cha mẹ và sự tận tâm của thày cô ở Việt Nam. Sau khi đoạt giải toán quốc tế, Ngô Bảo Châu tu nghiệp tại Pháp và ở lại nước ngoài làm việc. Thỉnh thoảng có về Việt Nam tham gia nghiên cứu cùng Viện Toán và một số trường đại học. Nhưng từ phía những nhà quản lý có lẽ cần giải quyết được cái lý do tại sao ngày trước và bây giờ anh chưa về nước. Đó chính là môi trường làm việc và một số lý do khác nữa. Và chắc chắn không phải là vì chế độ đãi ngộ. Chính vì vậy, nếu Ngô Bảo Châu không về thì không nên nghĩ cái nhà chúng ta tặng anh chưa to, mức lương trả cho anh chưa hấp dẫn. Khổng tử ngày xưa bỏ nước Lỗ mà đi không phải vì vua nước Lỗ không cho ông miếng thịt mà chính vì cách đãi hiền tài. Nước Việt nuôi anh khôn lớn. Nước ngoài cho anh thành danh. Trả nghĩa cho cả hai nơi là việc nên làm không lúc này thì lúc khác. Hơn nữa, với chính sách mơ cửa và trọng nhân tài của chúng ta thì không có nghĩa là cứ phải về nước mới cống hiến được cho quê hương.

Luật Viên chức đang được soạn thảo mà tinh thần của người dự thảo là cho phép người Việt ở nước ngoài về là viên chức nếu về nước. Nhưng đâu đó vẫn có ý kiến khác băn khoăn không đáng kiểu như nên cho hay không cho về. Điều đó có dễ làm những tí thức có tài có tâm với đất nước chạnh lòng. Đối với Ngô Bảo Châu, nhà cửa, đãi ngộ… hãy nói sau. Chỉ cần nói rằng đất nước đang cần những người như Ngô Bảo Châu bởi chúng tôi tin anh là người yêu nước.

SOURCE: TÁC GIẢ CUNG CẤP

TÌM ĐỌC CÁC BÀI VIẾT CÙNG TÁC GIẢ TẠI ĐÂY

6 Responses

  1. ko biet tran trong nguoi tai thi do la nguoi ngu.nc VN vi nhung ly do hep hoi ma danh mat di su cong hien cua nhieu nhan tai.

  2. Một lối suy nghĩ nông cạn!

  3. 1. Việc Ngô Bảo Châu được vinh danh, được coi là nhận Nobel toán học là 1 điều tốt, là 1 tin mừng đối với đất nước, nhưng coi 1 sự việc trở thành điển hình, trở thành nền tảng hay định hướng cho hoạt động giáo dục là 1 sai lầm nghiêm trọng. Nền giáo dục phải dành cho số đông, làm sao phải định hướng có nền tảng để làm sao Việt Nam tăng thu nhập, tăng GDP, hơn là vì đào tạo ra 1 vài con gà nòi đi thi đấu, rồi để những con còn lại què quặt, dở sông dở chết. Tôi thấy phát biểu của 1 thứ trưởng giáo dục nào đó cho rằng, chủ trương phát triển các trường chuyên hoàn toàn đúng đắn, là hoàn toàn sai lầm, phản khoa học, phản phát triển bền vững. 30 năm trước, Phạm Tuân bay vào vũ trụ, đến nay, có ai bay vào vũ trụ làm gì nữa đâu, vào vũ trụ rồi làm quái gì.
    2. Việt Nam chúng ta đào tạo ra những nhân tài làm gì, khi các nhân tài ấy sau này thành danh như NBC cũng lại làm việc cho ngoại bang, đóng góp gì cho đất nước. Bao nhiêu huy chương vàng bạc toán hay lý hóa gì đó rồi cũng đi nước ngoài, ở lại, vinh thân phì gia, chỉ 1 số nhân tài, như NBC làm vinh danh cho đất nước trong vài phút. Tôi thấy không bằng 1 người không tốt nghiệp đại học, chẳng cần qua trường lớp nào, rất vất vả làm việc, rồi trở thành đại gia, đóng thuế nhiều, tạo ra nhiều việc làm cho bao người nghèo khổ. Đó mới là hiền tài của quốc gia và rất cần được vinh danh.

    • Đồng ý với ý kiến của thaidt

    • Tôi ủng hộ chủ trương phát triển các trường chuyên nhằm mục đích phát hiện và bồi bổ nhân tài cho đât nước. Đây là một chủ trương đúng . Tôi phản đối cách nhìn nhận vấn đề giáo dục một cách lệch lạc và phiến diện của vị: “thaidt” cho rằng:”Nền giáo dục phải dành cho số đông, làm sao phải định hướng có nền tảng để làm sao Việt Nam tăng thu nhập, tăng GDP, hơn là vì đào tạo ra 1 vài con gà nòi đi thi đấu, rồi để những con còn lại què quặt, dở sông dở chết. Tôi thấy phát biểu của 1 thứ trưởng giáo dục nào đó cho rằng, chủ trương phát triển các trường chuyên hoàn toàn đúng đắn, là hoàn toàn sai lầm, phản khoa học, phản phát triển bền vững. 30 năm trước, Phạm Tuân bay vào vũ trụ, đến nay, có ai bay vào vũ trụ làm gì nữa đâu, vào vũ trụ rồi làm quái gì.” Điều này đồng nghĩa với việc đổ đồng một đám, cá mè một lứa với đám đầu đất sao? Đầu đất gặp cơ hội kiếm được mớ tiền cho ta là giỏi, đầu tư được mấy cái nhà máy máy gia công thuê cho nước ngoài bóc lột sức lao động châu bò của người lao động phổ thông mới là giỏi sao?
      Vấn đề ở đây chúng phải nhìn nhận cho đúng đó là : Đất nước đang cần những người tài, những người có năng lực tâm huyết với đất nước. Những con người đó sẽ đưa đất nước phát triển. Muốn thế chúng ta một mặt nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập, mặt khác phát triển rộng khắp các lớp chuyên, trường chuyên trên cả nước. Nhằm tìm ra, bồi dưỡng và đặt nhân tài vào đúng vị trí của họ. Nơi mà họ được tôn vinh, được làm việc trong môi trường thuận lợi, được cống hiến và được hưởng thụ, đãi ngộ.
      Rất nhiều nhân tài phải ra đi cũng như bị thui chột, bởi chúng ta còn quá ấu trĩ, chưa tạo được môi trường làm việc cho họ. Một ví dụ tiêu biểu như nhạc sỹ Đặng Thái Sơn có sống nổi ở Việt nam không? Có bao nhiêu khán giả Việt thưởng thức hết thâm thúy âm nhạc mà nhạc sỹ biểu diễn?.
      Nước Mỹ hùng mạnh nhờ có chế độ chưng dụng người tài trên khắp thế giới, nhờ vậy người Mỹ nắm trong tay hầu hết các thành tựu khoa học hiện đại.
      Một thành tựu nghiên cứu của nhà khoa học như GS. Ngô Bảo Châu có thể đem lại lợi nhuận cho đất nước biết bao nhiêu tiền của ? thiết nghĩ chúng ta ai cũng có thể cảm nhận được điều này.

      • Tôi không đánh đồng thiên tài với bọn cơ hội, cóc nhái nhảy làm người đang nhan nhản ngoài kia. Và cũng đừng nên đánh đồng bọn cơ hội đó với những người khát khao làm giàu chính đáng không những chỉ cho mình, mà còn cho gia đình và xã hội nói chung. Tôi chỉ nói tới cách vinh danh, cách mượn tạm cái vinh quang của một trí tuệ có thể gọi là siêu việt đi, để viện dẫn cho một đường lối giáo dục mà phản giáo dục và những hệ lụy nguy hại cho đất nước không biết bao giờ thoát khỏi top cuối về GDP tính theo đầu người. Nếu đất nước này được 10 triệu Ngô BC hay 05 triệu Đặng Th Sơn thì tốt quá, dù sau này có phải ra nước ngoài mới thành tài, thành danh, có đến 2-3 quốc tịch VN, Pháp, Mỹ rồi chúng ta vẫn nhận là đặc sản VN cũng được.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading