admin@phapluatdansu.edu.vn

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN: “TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN TRẦM TRỌNG” – KHÓ ĐỊNH LƯỢNG

HOÀNG YẾN

Mỗi ngày, các trung tâm tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình tiếp không ít người đến than khổ vì tòa không cho ly hôn.

Theo luật, muốn được giải quyết ly hôn thì tình trạng hôn nhân của họ phải trầm trọng. Tuy nhiên, thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng thì ngay chính các thẩm phán cũng còn đang mơ hồ…

Năm 2005, chị NTK từ Hải Phòng vào TP.HCM làm việc rồi kết hôn với anh NTV. Đáng buồn là cuộc sống giữa chị và gia đình chồng sau khi cưới đã không thể hòa hợp. Cha mẹ chồng luôn có lời lẽ chê bai, xúc phạm chị ăn bám nhà họ dù chị vẫn có công việc ổn định.

Muốn chia tay mà không được

Để tránh đụng chạm, nhiều lần chị K. đề nghị chồng ở riêng nhưng anh không đồng ý vì anh là con trai một. Anh lại rất được gia đình cưng chiều, có vợ rồi nhưng vẫn quen thói ỷ lại, không chịu giúp đỡ vợ bất cứ việc gì. Ngày yêu nhau, chị nghĩ sau khi cưới anh sẽ thay đổi nhưng giờ chị biết là không thể. Tệ hơn, khi anh thấy cảnh vợ và gia đình mình bất đồng, anh không chủ động cùng vợ tháo gỡ mà còn thường xuyên rong chơi, nhậu nhẹt, nhậu say về lại đánh đập chị. Gia đình chồng thấy thế cũng không hề can thiệp, có lần chị bị thương nặng, chỉ có hàng xóm đưa vào bệnh viện.

Kể trong tủi hờn, chị bảo chỉ vì thương con, yêu anh mà chị mới ráng chung sống đến giờ. Nay nhận thấy tình cảm dành cho chồng đã hết, chị không muốn tiếp tục sống những tháng ngày đen tối thêm nữa nên đã nhiều lần đề nghị chồng ký vào đơn xin ly hôn nhưng anh không chịu. Chị đơn phương nộp đơn ra TAND quận xin ly hôn. Tuy nhiên, tòa nhận định mâu thuẫn giữa vợ chồng chị không trầm trọng, không cần thiết phải ly hôn nên bác đơn chị. Từ ngày tòa bác đơn, chồng chị không hề bày tỏ ý chí sẽ cải thiện tình hình để hàn gắn hôn nhân, vẫn thường thượng cẳng tay hạ cẳng chân với chị. Chị sống trong chuỗi ngày lo âu, không dám bỏ đi vì xót con thơ vừa hơn hai tuổi, còn tiếp tục nộp đơn ly hôn thì e tòa lại bác…

Tương tự, anh HVN chung sống với chị ĐTH như vợ chồng, có một con chung. Sau khi họ đi đăng ký kết hôn được nửa năm thì mâu thuẫn vợ chồng phát sinh, chị H. bồng con về nhà mẹ ruột. Hai năm sau, anh N. nộp đơn xin ly hôn, song bị tòa bác vì cho rằng tình trạng hôn nhân giữa hai người không trầm trọng. Đợi thêm hai năm nữa, anh lại tiếp tục xin ly hôn nhưng chị H. phản đối. Xử sơ thẩm, TAND TP Cà Mau chấp nhận đơn xin ly hôn của anh do vợ chồng anh đã sống ly thân nhiều năm. Tòa tuyên để chị H. nuôi con, còn anh có nghĩa vụ cấp dưỡng. Sau đó chị H. kháng cáo. TAND tỉnh Cà Mau đã sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu xin ly hôn của anh N. và buộc vợ chồng anh đoàn tụ. Bản án phúc thẩm này đã bị VKSND tỉnh Cà Mau kiến nghị cấp trên xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm bởi theo VKS, mâu thuẫn vợ chồng anh N. và chị H. đã thật sự trầm trọng, cấp phúc thẩm bác đơn là chưa thấu lý đạt tình.

Hướng dẫn còn chung chung

Trong các vụ án hôn nhân gia đình, tòa án thường vận dụng khoản 1 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình để ra phán quyết. Theo đó, nếu xét thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng và mục đích hôn nhân không đạt được thì cho ly hôn, còn không thì bác.

Việc xét thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng dựa vào hướng dẫn trong Nghị quyết số 02/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Cụ thể, vợ chồng không còn yêu thương nhau, không thực hiện nghĩa vụ với nhau, được gia đình, cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần. Ngoài ra, vợ chồng có hành vi ngược đãi, đánh đập nhau, xúc phạm uy tín, nhân phẩm, có biểu hiện ngoại tình… Những hành vi nói trên phải dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được, tức không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng, không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng, không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt…

Nhiều thẩm phán cho biết khái niệm tình trạng trầm trọng trong hôn nhân rất trừu tượng. Theo họ, hướng dẫn của TAND Tối cao chỉ mang tính giải thích chung chung, khó thể vận dụng để giải quyết thấu đáo loại án này. Đa phần thẩm phán chỉ dựa vào trực quan là chủ yếu. Có người còn bảo nếu bác đơn ly hôn thì cứ dựa vào hướng dẫn của nghị quyết mà lập luận, còn cho ly hôn thì cứ nói đơn giản rằng mâu thuẫn giữa hai bên là trầm trọng. Bởi lẽ thực tế muốn chứng minh vợ chồng “không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau”… rất phức tạp, khó khăn, trong khi những người muốn ly hôn vẫn hay nại ra lý do là “không hợp nhau, bất đồng quan điểm sống”.

Theo ý chí của đương sự?

Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM nhìn nhận: “Tình trạng hôn nhân nghiêng về lĩnh vực tình cảm, không thể nào có sự định lượng rõ ràng. Giải quyết án ly hôn, thẩm phán đâu thể nào theo đương sự suốt 24 giờ, biết được tất tần tật các ngóc ngách đời sống của họ để đưa ra phán quyết chính xác. Để đánh giá trầm trọng hay không phải căn cứ vào nhiều yếu tố như hai bên có còn chung sống với nhau không, tình cảm dành cho nhau như thế nào, chuyện quan hệ sinh lý, có đánh đập, chửi bới hay không… Tuy nhiên, tất cả đều mang tính chủ quan. Đã có không ít đương sự gặp chúng tôi sau những phiên xử ly hôn để hỏi liệu chúng tôi có thể chịu trách nhiệm về việc không cho họ ly hôn hay không nếu xảy ra hệ lụy xấu về sau”.

Vì thế một số chuyên gia về pháp lý có quan điểm rằng kết hôn là tự nguyện tiến bộ thì ly hôn cũng vậy, phải tôn trọng ý chí chủ quan của đương sự dù có khi chỉ là một bên. Một khi đã quyết đưa nhau ra tòa thì đã không còn tình cảm với nhau, việc gì phải cố ép họ đoàn tụ, cố ép họ tiếp tục sống chung với lý do yêu cầu của họ chưa chính đáng.

Phán quyết sai, đương sự khổ

Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP có một số cụm từ gây tranh cãi. Chẳng hạn như “không thương yêu, quý trọng, chăm sóc”. Định lượng như thế nào để đủ kết luận rằng vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc? Với tâm tính che giấu, thầm kín của người Việt Nam, sự biểu lộ yêu – ghét, trọng – khinh không dễ gì nhìn thấy và đo lường sâu – cạn. Tương tự, “ngược đãi, hành hạ (…), hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau”cũng mơ hồ không kém. Dùng hành động tác động vào thân thể người phối ngẫu thì coi là hành hạ, đánh đập nhưng nếu không hành động hay chỉ tác động bằng ngôn ngữ nói, viết thì đến mức nào thì được xem là ngược đãi, hành hạ?

Từ đó đã dẫn đến thực tế là việc đánh giá như thế nào là tình trạng trầm trọng của hôn nhân để đưa ra phán quyết tùy thuộc vào cảm nhận của thẩm phán thụ lý xét xử. Nếu phán quyết sai, đương sự muốn ly hôn phải mất đi cả một quãng đời trong cuộc hôn nhân cay đắng.

Luật sư NGUYN NGC PHÁT, Đoàn Luật sư TP.HCM

Hoàn thiện luật

Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh, Mỹ, việc ly hôn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên. Tòa án chỉ là nơi công nhận ý chí của các bên và làm công tác giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyết định trách nhiệm của các bên đối với con cái còn ở độ tuổi vị thành niên.

Do nước ta không thừa nhận chế định án lệ nên rất khó xem xét điển hình cụ thể trong thực tế thế nào là đời sống hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được để các tòa án áp dụng một cách thống nhất. Chính từ những quy định pháp luật còn mang tính chung chung như trên mà phần lớn việc giải quyết các vụ án ly hôn còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của người làm công tác xét xử. Để giải quyết các vấn đề trên, pháp luật cần phải có những bước sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn và công tác nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho người làm công tác xét xử cần phải được chú trọng hơn.

Luật sư NGUYN HU TH TRCH, Đoàn Luật sư TP.HCM

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

Trích dẫn từ: http://phapluattp.vn/20100621122430818p0c1063/tinh-trang-hon-nhan-tram-trong-kho-dinh-luong.htm

18 Responses

  1. Trước khi vợ e bỏ đi vợ e có thườg xuyên qua lại với ng đàn ông khác đã có vợ con…

  2. Chào a,c…e cưới vợ từ tháng 12/2016…đến gjờ được 7tháng,nhưg vợ chồng e chug sống với nhau được 1tháng 15ngày thì vợơ e bỏ nhà đi,từ ngày vợ e bỏ đi đến gjờ cũg đc 5tháng rồi…khi bỏ đi còn chửi e và gđ e mặc dù e rất yêu quý vợ…nhiều lần buộc e làm đơn ly hôn…e xin hỏi a/c…tình cảm giữa vợ chồng e k còn nữa…ee muốn làm đơn ly hôn thì cần fải nhữg thủ tục gì…e xin ly hôn đơn phươgg thì có được k…vì vợ chồng e chưa có con,e fải làm thế nào

  3. toi muon hoi ve van de thu tuc can co khi ly hon la gi? va quyen duoc nuoi con nhu the nao

  4. xin hoi luat su bay gio toi muon ly hon vay thi theo nhu thu tuc thi can phai co nhung gi?

  5. kinh gui luat su.!. gia dinh truoc day co xay ra mau thuan. chong toi ra ngoai co bo trong khi toi dang mang thai, toi co lam don khoi kien va dc toa an moi ra hoa giai 2 lan. sau khi toi sinh con xong dc 3 thag thi toi phat hien chong toi van con quan he voi co gai kia, sau lan do anh ay dong y li hon voi toi. nhung bay gio thi toi khong muon li hon nua, xin hoi luat su vay toa co xu tiep theo theo don khoi kien cua toi luc dau la se cho chug toi li hon luon k? xin cam on luat su.!.

  6. gia đình tôi hiện đã làm đơn li hôn.nhưng còn chưa phân chia được tài sản.Cụ thể có một căn nhà.Xét về công đóng góp xây dựng phần lớn là do người vợ làm nên.Trong gia đình có 2 vợ chồng và 2 con tôi muốn biết nếu li dị thì chia căn nhà trên như thế nào.Các con tôi ngoài 20 tuổi nhưng vẫn đang đi học phải nuôi dưỡng.
    Xin cám ơn

    • Gởi anh Nguyễn Việt Cường.
      Tài sản chung sẽ được chia đôi theo nguyên tắc, nhưng khi chia tài sản sẽ tính đến công sức đóng góp. Con anh chị đã ngoài 20 thì quá tuổi vị thành niên nên vợ hoặc chồng sẽ không phải cấp dưỡng.

  7. Kính gởi các anh chị!
    Tôi muốn hỏi một vấn đề về luật ly hôn. Cậu tôi và mợ tôi mới cưới đc hai năm, cậu tôi là người ít nói cậu tôi chỉ làm vườn thôi, còn mợ là thợ đan máy. Tôi đc biết rằng mợ đi làm nhưng ko hề lo j cho cậu cả, là một người vợ thì phải lo lắng cho chồng đằng này vợ tôi chỉ biết lo cho bản thân copnf cậu cứ bỏ mặt đến đôi dép cũng ko mua đc hco chồng mình. Thời gian gần đây cậu mợ có 1 số xích mích nhỏ và cậu đã ko nén đc và đã dùng cái ống nước nhựa đánh vào mợ tôi. Mợ tôi lại làm đơn kiện lên phường là cậu tôi đánh mợ gãy xương. Cậu tôi qua nói chở mợ đi bệnh viện đê chụp phim lại nhưng mợ ko chịu đi. Chúng tôi thắc mắc là dùng cây nhựa đánh mà sao lại gãy sương tay và vai được, trong khi đó mợ vẫn đi làm đc. Nhưng vẫn co tấm phim là bị gãy, vấn đề này đến tôi cũng thấy mơ hồ và chưa làm rõ. Nhưng tôi muốn hỏi là cậu tôi muốn ly dị vợ vì cho rằng mợ làm đơn kiện cậu là cho rằng ko coi danh dự gia đình chồng, chỉ mới mâu thuẩn nhỏ mà đã làm đơn kiện, làm hàng xóm nói ra vô ảnh hưởng tới gia đình chồng. Xin hỏi trường hợp như cậu tôi có li dị đc ko??

  8. tôi và vợ tôi chúng sống với nhau được 6 năm (từ năm 2005)và có 3 đứa con.đứa con út của tôi đã được gần 2 tuổi. chúng tôi có nợ của ngân hàng 30.000.000đ đã quá hạn từ năm 2006. đến nay vẫn chưa trả được. vậy khi ly hôn tôi có được quyền nuôi 3 đứa con và số tiền nợi ngân hàng tôi xẽ phải trà là bao nhiêu.

  9. Giúp em với!
    Em hiện nay đang là sinh viên năm thứ 2, hiện chưa có bất kì một nguồn thu nhập nào cả. Gia đình em rơi vào tình trạng rất tồi tệ. Từ bé bố mẹ em đã không hợp nhau nhưng vẫn chung sống , nhưng cho đến nay thì sự xung đột giữa hai người rơi vào khủng hoảng trần trọng. Bố em làm bảo vệ đêm cho một công ty , sau một thời gian nghe tin người ngoài luôn về nhà và bảo mẹ em có quan hệ bất chính với một người đàn ông khác.Đã một năm lúc nào bố em về nhà đều sỉ nhục và bôi nhọ mẹ rất thậm tệ, đến mức trông mẹ em già đi rất nhanh, còn em luôn rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ. có thể nói không có sự hòa giải được giữa 2 người.Căn nhà của gia đình em là do mẹ em được cấp và sau đó mới cưới bố em. Việc xây nhà đều do mẹ em bỏ tiền, lương bố em không đủ chi trả cho việc học tập và nuôi dạy em, gần như việc nuôi em đều do một mình mẹ em cáng đáng.Sau khi về hưu bố em có một khoản tiền 60tr đã chi trả để mua 2 chiếc xe máy và 1 máy vi tính tổng số tiền 45tr ngoài ra bố còn cho 2tr cho người anh cùng cha khác mẹ với em và lấy tiền xây dựng họ một khoản tầm 5tr.Từ khi bước vào học đại học thì gần như số tiền bố mang về nhà chỉ đủ cho bố tiêu còn tiền làm thêm bố sử dụng hết.Mọi việc ăn học nuôi nấng, mua sắm cho gia đình đều từ lương mẹ em là chủ yếu.
    Bây h nếu Tòa án chấp nhận đơn ly hôn của mẹ em thì cho em hỏi Tài sản được phân chia như thế nào?

    • Gửi Nguyễn Hoàn.
      Theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn, tài sản riêng của vợ hoặc chồng sẽ thuộc về người đó. Tài sản chung thì chia đôi, nhung có tính đến công sức đóng góp. Căn nhà như em nói là do mẹ em được cấp và việc xây nhà là do mẹ em bỏ tiền. Nhưng khi ra tòa mẹ em cần có chứng cứ chứng minh ngôi nhà là tài sản riêng, tiền xây dựng nhà là tiền riêng, không có sự đóng góp của bố em thì ngôi nhà sẽ thuộc về mẹ em. Chúc em học tốt

  10. bo me toi ket hon duoc 40 nam ,nhung chi chung soong voi nhau 20 nam chinh thuc.gio bo me toi van la vo chong chinh thuc vi chua li hon nhung 20 nam, nay bo toi chung song nvoi nguoi dan ba khac

  11. gia dinh toi bgio dang gap mot chuyen rat la kho khan. Anh toi lay vo va co hai dua con sinh doi.Anh toi la mot nguoi ban ron va hay phai di cong tac xa nha va anh toi chi biet trong cho vao nguoi vo lo lang chuyen gia dinh nhung su viec rac roi xay ra khi ah toi phat hien ra vo minh luon bo be con cai va hanh dong nhung dieu ki la nhu ngoi trong phong tam ca buoi lai con cuoi ca ngay nua.Anh toi dua vo di kham thi bac si bao vo anh mac benh tram cam.Anh toi da het long chay chua cho vo nhung ket qua ngay cang xau di Da 3 nam anh toi cham soc cho chi nhung deu la cong da trang.Nhung day moi la van de chi bi nhu vay ko cham lo dc cho 2 chau toi,2 chau toi rat so me no vi nhung hanh dong ki cuc cua me.Va gia dinh toi khuyen anh toi ly hon voi chi ko phai la ruong bo ma chung toi nghi cho 2 dua tre.Chung toi da ra dk khi ly hon la moi thang se chu cap tien cho chi nhung gia dinh chi_me chi doi chung toi phai boi thuong 300trieu dong va mot can nha.chung toi phai lam sao??vi that su thu nhap cua anh toi cung bt goi la du an thoi lai con phai nuoi 2 dua con +them 1 dua em bi khuyet tat va con cu em ay.
    Mong anh chi giup do chung toi….
    Toi xin chan thanh cam on!

    • em xin góp ý vấn đề này như sau
      Tại sao gia đình lại nghĩ rằng ly hôn là tốt cho những đứa trẻ. Tại chỗ em có một gia đình cũng như vậy những họ không làm như anh chị .Thậm chí cô vợ còn bệnh nặng và trầm trọng hơn. có hôm đang ăn cơm thì cô ấy la to lên, rồi nào là cơm canh cô đỗ vào nồi ròi nhảy múa như người điên. nhưng những đứa con và chồng, gia đình chồng chị không rời chị nữa bước, mỗi ngày họ đều tìm thầy ,thuốc để chữa cho chị ấy.Vậy mà đã trôi qua 13 năm rồi nhờ tình thương yêu của gia đình mà chị ấy đã khỏi dù không được như người bình thường, chị vẫn hay ốm đau nhưng gia đình vẫn êm thắm.
      Em nghĩ trên đời này không có khó khăn nào không thể vượt qua. không thể thấy khó mà rời bỏ như vậy

  12. Kinh cac anh chi!
    Toi dang yeu va xac dinh tien toi hon nhan voi 1 nguoi dan ong da co vo ten H. Anh ay bao se ly hon voi vo nhung gap kho khan nhu sau: can nha hien tai vo anh ay dang o la do cong suc cua 2 anh em anh ay dung nen; do 1 lan bi qua chen nen lam chi T (vo anh) co bau,anh ay buot long phai cuoi va ruoc chi ve o cung tu nam 2005, nguoi em trai don di noi khac o. Toi nay chi T moi sinh 1 nguoi con gai nua, a H bao do khong phai la con cua anh. A H dua don ly hon nhung chi ay ko ky.
    Vay neu ly hon,a H co duoc quyen nuoi con ko?
    Chi T co duoc quyen o can nha ay ko?
    Viec phan chia tai san nhu the nao??
    Xin quy a chi giai thich giup toi!
    Cha tanh cam on!

    • hi!
      vụ việc trên cần xem lại người con mới sinh có phải là con a H hay o?
      các vấn đề khac có thể được tòa xem xét. nếu chi muốn được tư ván sâu hơn thì liên hệ trực tiếp luật sư đt (0939736736)sẽ phúc đáp cho chị
      Xin chào!

    • con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được xem là con chung của vợ chồng, theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện giờ anh H không có quyền yêu cầu ly hôn. Nếu sau này ly hôn, chỉ cần anh H chứng minh căn nhà là tài sản riêng thì căn nhà sẽ được tòa xử cho anh. Tài sản chung khác thì chia đôi.

  13. xin chao luat su
    co van ban phap luat ve hon nhan va gia dinh,nho gui cho minh nhe

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading