admin@phapluatdansu.edu.vn

GIỮA KHÍ XUÂN LUẬN THƯƠNG TRƯỜNG

NGUYỄN HOÀI BẮC (Từ Canada)

Nhiều người bạn hỏi tôi: Giữa thương trường hiện nay anh luận bàn thế nào? Tôi là doanh nhân trải qua mấy thời kỳ: Bao cấp kinh tế thị trường thuần túy khi sang định cư tại Canada và quay trở lại Việt Nam trong thời mở cửa khuyến khích đầu tư; rồi lao vào vòng xoáy của kinh tế thị trường thời kỳ của hậu WTO.

Suy ngẫm về thương trường trong thời mở cửa, có thể nhận thấy rằng trên thương trường ngày nay lấy thành bại luận anh hùng không lấy hào quang của quá khứ mà lấy hiệu quả của hiện tại làm thước đo giá trị của doanh nghiệp (DN).

Đầu xuân năm 2006, cả nước phấn khích sau hơn 11 năm vất vả thương thảo, đấu tranh được tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Rất nhiều người tin rằng “chúng ta sắp giàu”, công việc làm ăn sẽ thuận lợi, tốt hơn, nhưng cũng không ít người cảnh báo rằng, WTO không phải là chiếc bánh cho không và cái giá lại trả có thể sẽ nhiều hơn cái chúng ta thu được trong giai đoạn đầu hội nhập.

Hai năm gia nhập WTO cũng là vừa đủ để chúng ta nhìn nhận lại mình khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng trầm trọng. Thế trận của thương trường tại VN là phải chống trả quyết liệt muôn vàn nước đi và thế đánh hung hiểm nghiệt ngã của thị trường thế giới liên thông không biên giới. Niềm vui chưa đến nhiều thì cơn thác đổ khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu sập xuống. Cả thế giới gồng mình gánh chịu và người ta tung ra nhiều chiêu độc để chống lại cơn bão tài chính đang lan rộng khắp thế giới. Mặt trái của kinh tế thế giới lộ nguyên hình. Nhiều đại gia công nghiệp, nhiều nhà tài phiệt lâu nay dùng uy quyền của tiền bạc để thao túng kinh tế nhiều nước trên thế giới đã vào trại giam hoặc trở về cát bụi.

Hệ lụy và hậu quà để lại là cả tỉ người lao động trên thế giới lao đao, hàng trăm triệu người thất nghiệp; rồi chiến tranh, khủng bố bùng phát, thảm họa môi trường đe dọa. VN là nước có nền kinh tế nhỏ, xuất phát điểm thấp và như anh lính mới nhập ngũ vào kinh tế thị trường với kinh nghiệm thương trường đa quốc gia còn hạn hẹp, thặng dư trong xã hội không đáng kể. Nhưng Đảng, Chính phủ và toàn dân đã chung sức chung lòng trong cuộc chiến không súng đạn nhưng đầy hiểm nguy này. Chỉ một quyết sách sai lầm, một định hướng lệch lạc sẽ làm mất niềm tin của người dân và xã hội, hậu quả khôn lường. Sự ứng phó nhanh nhạy, linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ về thu hẹp đầu tư vĩ mô, điều tiết dòng chảy của tiền tệ hợp lý trong thời gian dài, đặc biệt mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.

Điều này được minh chứng trong năm 2008 – là năm cả thế giới co cụm và tự bảo vệ mình, nhưng tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 64 tỉ USD và năm 2009 đạt 21 tỉ USD. Một dấu son trong nền kinh tế là GDP của VN vượt ngưỡng 5% và vào những ngày cuối năm, hội nghị các nhà tài trợ thế giới đã cam kết cho VN vay khoản tiền viện trợ phát triển chính thức (ODA) hơn 8 tỉ USD .

Tuy nhiên, cũng phải công bằng khi đặt ra câu hỏi: Các DN trong nước hoạt động ra sao? Đây là
một câu hỏi mà nhiều người có trách nhiệm muốn né tránh hoặc không dám trả lời thẳng thắn. Bởi lẽ các DN là các tập đoàn, TaCty nhà nước quản lý những kinh doanh sản xuất lại cầm chừng, lỗ vốn không hiệu quả. Một số DN lớn của Nhà nước làm ăn có lãi, nhưng tiếc rằng đa số lại là những DN khai thác tài nguyên đem bán. Trong khi đó, DN dân doanh phải lăn lộn để tìm sinh lộ trong tử lộ và cái tất yếu cũng phải xảy ra là phá sản hoặc thiếu nợ ngập mình, với tỉ lệ không dưới 35% .

Do vậy, trong bối cảnh từ năm 2010 đến 2013 của nền kinh tế VN, chúng ta phải can đảm nhìn vào thực tế trong nước cũng như bức tranh kinh tế toàn cầu để hoạch định một chính sách toàn diện hơn, dài hơi hơn với phương châm biết mình, biết người. Theo thiển kiến của tôi, xin được đưa ra đôi điều để tham khảo:

  • Định nghĩa cụ thể cụm từ “Tái cấu trúc lại nền kinh tế” là những vấn đề gì cần phải rà soát lại hoặc thay đổi theo chiều hướng khác. Điều tiên quyết là phải tập trung giải quyết dứt điểm cải cách hành chính công theo tiêu chí minh bạch, phổ cập và bình đẳng.
  • Củng cố lại bộ máy công quyền từ địa phương đến trung ương với tiêu chí gọn nhẹ mẫn cán và trí tuệ. Đặt lợi ích của nhân dân là tối thượng thì mặc nhiên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ là thống soái.
  • Tập trung mọi nguồn lực cho phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực mới cho xã hội hiện tại và tương lai của 50 năm kế tiếp. Mọi sự trì trệ trong kinh tế đều bắt nguồn từ nhân lực. Muốn phát triển được kinh tế nhảy vọt mà không đầu tư cho cơ sở hạ tầng tốt là phi thực tế.
  • Dòng chảy của tiền tệ và giá trị thực của tiền tệ là kết quả của tinh tế quốc dân, vì thế phải giữ được lãi suất trần trong tín dụng không quá 7,5% và phải được giảm dần cho những năm kế tiếp. Lãi suất bình ổn và thấp là chìa khóa thành công cho các DN trong nước và nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.
  • Dùng Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan để chế tài và điều tiết các doanh nghiệp, hạn chế các cơ quan công quyền can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh, sản xuất của các DN, nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng trong xã hội. Cần hiểu rằng, chiếc chìa khóa để thúc đẩy sự hưng thịnh cho kinh tế Việt Nam không là của riêng bất cứ DN nào.

SOURCE: BÁO LAO ĐỘNG

Trích dẫn từ:

http://doanhnhan360.com.vn/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh-doanh/Giua_khi_xuan_luan_thuong_truong/

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading