admin@phapluatdansu.edu.vn

LUẬT THƯƠNG MẠI LÀNH MẠNH VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỘC QUYỀN CỦA HÀN QUỐC

Chương 1

Quy định chung

Điều 1: Mục đích

Mục đích của luật là nhằm khuyến khích cạnh tranh kinh tế tự do và lành mạnh bằng việc cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh và tập trung sức mạnh kinh tế quá mức luật pháp cho phép và bằng việc điều chỉnh những hành động thông đồng không chính đáng và các hành vi thương mại không lành mạnh, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.

Điều 2: Giải thích từ ngữ

1. "Doanh nghiệp" là bất kỳ người nào tham gia vào một trong những hình thức kinh doanh được liệt kê dưới đây. Bất kỳ một công chức, nhân viên, đại lý hay bất kỳ một người nào khác hành động vì lợi ích của doanh nghiệp, vì muốn áp dụng các quy định liên quan tới hiệp hội thương mại.

1-2. "Công ty mẹ" là bất kỳ công ty nào mà mục tiêu chủ yếu trong kinh doanh là nhằm kiểm soát các công ty trong nước với tổng số tài sản vượt quá số lượng quy định trong Nghị định của Tổng thống. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty mẹ sẽ được xác định theo Nghị định của Tổng thống.

1.3. "Công ty con" là những công ty trong nước mà hoạt động kinh doanh của chúng bị kiểm soát bởi một công ty mẹ.

2. "Tập đoàn kinh doanh" là một nhóm các công ty mà trong thực tế chịu sự kiểm soát của một người được quy định trong Nghị định của Tổng thống và thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

a. người đó là một tổng công ty, là một nhóm các công ty có cả người đó và những công ty do người đó kiểm soát; và

b. người đó không phải là một tổng công ty, là một nhóm hai công ty trở lên do người đó kiểm soát.

3. "Tổng công ty do sáp nhập" là Tổng công ty có từ hai công ty trở lên tạo nên một tập đoàn kinh doanh duy nhất.

4. "Hiệp hội thương mại" là một tập hợp hay liên đoàn các doanh nghiệp, bất kể cơ cấu như thế nào, được hình thành bởi hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm tăng cường, củng cố lợi ích chung.

5. "Viên chức" là giám đốc, giám đốc đại diện, đối tác điều hành với trách nhiệm vô hạn, kiểm toán viên hay bất kỳ người nào giữ thuê mướn lao động thương maị như trưởng phòng được uỷ quyền quản lý công việc kinh doanh chung tại trụ sở hay chi nhánh.

6. "Duy trì giá bán lại" là hành vi trong đó một doanh nghiệp sản xuất và bán những hàng hoá nhất định, ấn định giá bán lại của những hàng hoá đó từ trước, và ép buộc các doanh nghiệp khác mua và bán lại những hàng hoá đó phải bán lại những hàng hoá đã nói ở mức giá đã được ấn định từ trước hoặc áp đặt đối với những doanh nghiệp mua hàng đó những hạn chế và các điều kiện khác đối với các vụ giao dịch nhằm đạt được mục đích này.

7. "Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường" là bất kỳ người mua, người bán trong một lĩnh vực thương mại nhất định và nắm giữ vai trò thống lĩnh thị trường để ấn định, duy trì, hoặc thay đổi giá cả, khối lượng, chất lượng và các điều kiện thương mại khác hoặc trên cơ sở độc lập hoặc trên cơ sở câu kết với các doanh nghiệp khác. Khi xét đoán các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, cần phải tính đến các yếu tố như thị phần, sự tồn tại và quy mô của các hàng rào đối với việc thâm nhập thị trường và quy mô tương đối của các doanh nghiệp cạnh tranh. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có doanh thu hàng năm hoặc lượng mua hàng hàng năm trong lĩnh vực mậu dịch có liên quan ít hơn 10 tỷ won sẽ được miễn trừ.

8. "Lĩnh vực thương mại nhất định" có nghĩa là một lĩnh vực kinh doanh trong đó tồn tại một mối quan hệ cạnh tranh hoặc một mối quan hệ cạnh tranh có thể được hình thành theo mục tiêu, giai đoạn hoặc khu vực thương mại.

8-2. "Hành vi làm hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể" là hành vi gây ảnh hưởng hoặc được cho là sẽ gây ảnh hưởng tới giá cả, khối lượng, chất lượng và các điều kiện thương mại khác dựa trên những ý kiến của một doanh nghiệp nhất định hay một hiệp hội thương mại nhất định và kết quả là giảm cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất định.

9. "Cấp tín dụng" là việc cho vay, bảo lãnh hay bảo đảm về các trách nhiệm tài chính của một công ty từ một thiết chế tài chính trong nước.

Chương 2

Cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Điều 3: Cải tiến cơ cấu thị trường độc quyền và độc quyền theo nhóm.

1. Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ đưa ra và thi hành những biện pháp nhằm để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường cung, cầu sản phẩm hay dịch vụ còn tồn tại cơ cấu thị trường độc quyền và độc quyền nhóm trong một thời gian dài.

2. Khi thấy cần thi hành các biện pháp tại khoản 1, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể giải trình ý kiến của mình với người đứng đầu cơ quan quản lý có thẩm quyền về sự cần thiết của cạnh tranh, hoặc cải tiến cơ cấu thị trường.

3. Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ khảo sát cơ cấu thị trường nhằm thiết lập và thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 và phải thông báo công khai về vấn đề này.

4. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể yêu cầu các doanh nghiệp đệ trình các tài liệu cần thiết cho việc khảo sát cơ cấu thị trường và thông báo tiếp sau đó như quy định tại khoản 3.

5. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể uỷ quyền những công việc quy định tại khoản 3 và khoản 4 cho một cơ quan khác theo Nghị định của Tổng thống.

Điều 3-2: Cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

(1)- Cấm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường tham gia vào những hành vi được liệt kê dưới đây (gọi chung là "hành vi lạm dụng"):

1. ấn định, duy trì hoặc thay đổi một cách bất hợp lý giá cả hàng hoá hay phí dịch vụ (gọi chung là "Giá cả" );

2. Kiểm soát một cách bất hợp lý việc bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ;

3. Can thiệp một cách bất hợp lý vào những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác;

4. Ngăn cản một cách bất hợp lý việc thâm nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới; hoặc

5. Tham gia vào hoạt động thương mại bất hợp lý nhằm loại trừ các đối thủ cạnh tranh hoặc hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hoặc xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng.

(2)- Loại hình và tiêu chuẩn đối với các hành vi lạm dụng sẽ do Nghị định của

Tổng thống quy định.

Điều 4: Đánh giá các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường trên cơ sở nhìn lại các hoạt động trước đó

Doanh nghiệp có thị phần trong một lĩnh vực thương mại nhất định rơi vào một trong những trường hợp dưới đây sẽ bị xem là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường như được xác định tại điều 2, khoản 7.

1. Thị phần của một doanh nghiệp lớn hơn 50%

2. Thị phần kết hợp của 3 doanh nghiệp lớn hơn 75%. Tuy nhiên, trong trường hợp như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào có thị phần ít hơn 10% sẽ không được tính đến.

Điều 5: Các biện pháp điều chỉnh

Nếu doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường phạm phải một trong những hành vi liệt kê tại điều 3-2 (Cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường), Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể ra lệnh cho doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đang có hành vi vi phạm phải hạ giá, đình chỉ hành vi đó, công bố công khai việc vi phạm luật hoặc tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết khác đối với hành vi nói trên.

Điều 6: Tiền phạt

Nếu một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có hành vi lạm dụng vị trí của mình, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể phạt tiền doanh nghiệp nói trên không qúa 3% doanh thu theo Nghị định của Tổng thống (Đối với các doanh nghiệp được quy định theo Nghị định của Tổng thống, phần doanh thu đó là những khoản lợi nhuận hoạt động. Từ nay trở đi, doanh thu sẽ được hiểu là như vậy); tuy nhiên, nếu một khoản doanh thu như vậy không tồn tại hoặc có khó khăn trong việc tính toán doanh thu cuả doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Nghị định của Tổng thống (gọi chung là "trong trường hợp không có doanh thu"), Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể phạt tiền không quá 1 tỷ won.

Chương 3

hạn chế thông đồng trong kinh doanh và tập trung kinh tế

Điều 7: Hạn chế thông đồng trong kinh doanh

(1)- Không người nào, dù trực tiếp hay qua người có liên quan đặc biệt được quy định trong Nghị định của Tổng thống (gọi chung là "người có liên quan đặc biệt") được tham gia bất kỳ hành vi nào thuộc một trong những loại sau đây (gọi chung là "thông đồng trong kinh doanh") gây ra hạn chế cạnh tranh đáng kể trong một lĩnh vực thương mại nhất định; tuy nhiên, quy định "người có liên quan đặc biệt" sẽ không được áp dụng khi hành vi quy định trong tiết 2 được tiến hành bởi một người chứ không phải là doanh nghiệp mà tổng tài sản hay doanh thu

của nó (tổng tài sản hay doanh thu của các công ty kết hợp) đáp ứng những tiêu chuẩn như quy định trong nghị định của Tổng thống (gọi chung là "Doanh nghiệp quy mô lớn")

1. Thu mua hoặc sở hữu cổ phiếu của một Tổng công ty khác;

2. Đồng thời giữ vị trí là viên chức của một công ty trong khi đã là viên chức hay nhân viên (có nghĩa là một người chứ không phải một viên chức thường xuyên tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty) của một công ty khác (gọi chung là "sự kiêm nhiệm");

3. Sáp nhập với một công ty khác;

4. Tiếp quản hoặc cho thuê toàn bộ hoặc một phần lớn hoạt động kinh doanh, thực hiện việc quản lý một công ty khác, hoặc tiếp quản toàn bộ hoặc một phần lớn những tài sản cố định đang hoạt động của một công ty công ty khác (gọi chung là việc tiếp quản kinh doanh); hoặc

5. Tham gia vào việc thành lập một công ty mới, ngoại trừ những trường hợp được liệt kê dưới đây

a. khi bất kỳ một người nào khác chứ không phải người có liên quan đặc biệt (ngoại trừ những người được quy định trong Nghị định của Tổng thống) không tham gia

b. khi một công ty mới được thiết lập theo cách thức phân tách từ một công ty hiện có theo những quy định của điều 530-2 (Phân tách hoặc Sáp nhập sau khi phân tách các công ty), điều 1 của Bộ luật Thương mại.)

(2)- Khi Uỷ ban thương mại lành mạnh nhận thấy việc thông đồng trong kinh doanh phù hợp với một trong những loại dưới đây, các quy định của tiết 1 sẽ không được áp dụng. Trong trường hợp như vậy, các doanh nghiệp có liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm chứng minh liệu việc thông đồng trong kinh doanh đó có đáp ứng được những tiêu chuẩn đặt ra hay không.

1. khi tác động của việc nâng cao hiệu quả được xem là khó có thể đạt được nếu không thông đồng trong kinh doanh và hiệu quả này lớn hơn những tác hại tiềm tàng từ việc làm giảm cạnh tranh;

2. khi việc thông đồng trong kinh doanh liên quan tới một doanh nghiệp mà số vốn đã góp của doanh nghiệp đó ít hơn so với tổng số tài sản trên bảng cân đối tài sản trong một khoảng thời gian dài, do vậy việc tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp là không thể được và đồng thời, đáp ứng những điều kiện đặt ra trong Nghị định của Tổng thống.

3. Không ai được thông đồng trong kinh doanh với các công ty khác thông qua hình thức ép buộc hoặc các biện pháp không lành mạnh khác.

4. Bất kỳ việc thông đồng trong kinh doanh nào rơi vào một trong những loại dưới đây sẽ được xem là một tập hợp hạn chế đáng kể cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất định.

(3)- Tổng thị phần (có nghĩa là tổng thị phần của tất cả các công ty thành viên) của các bên tham gia thông đồng trong kinh doanh đáp ứng tất cả các điểm dưới đây:

a. Thị phần kết hợp đáp ứng được những tiêu chuẩn của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường;

b. Tổng thị phần là cao nhất trong một lĩnh vực thương mại nhất định;

c. Sự chênh lệch giữa tổng thị phần và thị phần của công ty có số thị phần lớn thứ hai (công ty với số thị phần cao nhất, không kể công ty là một phía tham gia vào tập hợp kinh doanh) là nhiều hơn 25% trong tổng số thị phần đã nói.

(4)- Việc thông đồng trong kinh doanh của một Tổng công ty quy mô lớn, trực tiếp hoặc thông qua một người có liên quan đặc biệt, đáp ứng tất cả các điểm dưới đây:

a. Một tập hợp kinh doanh trong một lĩnh vực thương mại nhất định tại đó thị phần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 2/3 theo Luật khung về doanh nghiệp vừa và nhỏ;

b. Nắm hơn 5% thị phần do kết quả của việc thông đồng trong kinh doanh nói trên.

(5)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể xây dựng và ban hành những tiêu chuẩn đối với việc thông đồng trong kinh doanh làm hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong một lĩnh vực thương maị nhất định theo tiết 1; và việc thông đồng trong kinh doanh là ngoại lệ của tiết 1 theo quy định tại tiết 2; và việc thông đồng trong kinh doanh được hình thành theo cách thức bắt buộc hoặc bất kỳ những hành vi kinh doanh không lành mạnh khác theo tiết 3.

Điều 7-2: Tiêu chuẩn mua lại hoặc sở hữu cổ phiếu

Tiêu chuẩn để mua lại hoặc sở hữu cổ phiếu theo các quy định tại luật này tuỳ thuộc vào quyền sở hữu thực tế, bất kể những quy định về tên của người nắm giữ hoặc sở hữu là như thế nào.

Điều 8: Báo cáo về việc thành lập hoặc chuyển đổi trở thành công ty mẹ

Nếu một doanh nghiệp có ý định thành lập hoặc chuyển đổi trở thành công ty mẹ, doanh nghiệp đó phải lập hồ sơ báo cáo lên Uỷ ban Thương mại lành mạnh theo đúng những thủ tục quy định trong Nghị định của Tổng thống.

Điều 8-2: Cấm những hoạt động của công ty mẹ

(1)- Cấm công ty mẹ có hoạt động liệt kê dưới đây:

1. Có số nợ lớn hơn số tài sản theo điều lệ (bằng tổng số tài sản thuộc trách nhiệm của công ty); tuy nhiên, với điều kiện là khi một công ty trở thành một công ty mẹ, thực hiện đầu tư bằng hiện vật sử dụng toàn bộ hay một phần lớn số tài sản của mình đưa vào một công ty khác, nó có thể nắm giữ số nợ vượt quá số tài sản tịnh trong khoảng thời gian một năm kể từ ngày chuyển đổi.

2. Sở hữu ít hơn 50% trong tổng số cổ phiếu được ban hành của một công ty con (hoặc ít hơn 30% đối với công ty con đã đăng ký trên thị trường chứng khoán kể từ ngày 1.4.1999); tuy nhiên, với điều kiện là khi một công ty nắm giữ cổ phiếu của công ty con tại thời điểm chuyển đổi sang công ty mẹ, thực hiện

việc đầu tư bằng hiện vật sử dụng toàn bộ hay một phần lớn số tài sản của mình, quy định nói trên sẽ không được áp dụng trong khoảng thời gian là 2 năm kể từ ngày chuyển đổi.

3. Sở hữu cổ phiếu của các công ty trong nước, ngoài các công ty con với mục đích kiểm soát như quy định trong Nghị định của Tổng thống; tuy nhiên, với điều kiện là khi một công ty sở hữu cổ phiếu của các công ty trong nước tại thời điểm chuyển đổi thành một công ty mẹ, thực hiện việc đầu tư bằng hiện vật sử dụng toàn bộ hay một phần lớn số tài sản của mình, nó có thể sở hữu cổ phiếu của các công ty trong nước có liên quan đó trong khoảng thời gian là hai năm kể từ ngày chuyển đổi.

4. Bất kỳ công ty mẹ nào sở hữu cổ phiếu của các công ty con tham gia vào hoạt động kinh doanh tài chính hoặc bảo hiểm (gọi chung là "công ty mẹ tài chính") sẽ không được nắm giữ cổ phiếu của các công ty trong nước, ngoại trừ những công ty tham gia vào ngành kinh doanh tài chính hoặc bảo hiểm (kể cả những công ty có liên quan chặt chẽ với ngành kinh doanh tài chính hoặc bảo hiểm và đáp ứng những tiêu chuẩn khác được quy định trong Nghị định của Tổng thống)

5. Bất kỳ công ty mẹ nào không phải là công ty mẹ tài chính (gọi chung là "công ty mẹ loại chung") sẽ không được nắm giữ cổ phiếu của các công ty trong nước tham gia vào ngành kinh doanh tài chính và bảo hiểm.

(2)- Bất kỳ công ty con nào thuộc một công ty mẹ loại chung sẽ không được nắm giữ cổ phiếu của các công ty trong nước khác (ngoại trừ các công ty có liên quan chặt chẽ với hoạt động kinh doanh của công ty con đã nói hoặc đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định trong Nghị định của Tổng thống, và các công ty con khác nằm trong công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con nói trên) với mục đích kiểm soát như quy định trong Nghị định của Tổng thống; tuy nhiên, với điều kiện là khi công ty nói trên đã tham gia vào việc sở hữu cổ phiếu của các công ty trong nước tại thời điểm khi công ty đã nói chuyển thành công ty con của công ty mẹ loại chung, công ty đó có thể nắm giữ cổ phiếu của các công ty trong nước (kể cả những cổ phiếu có được thông qua việc thi hành quyền đối với cổ phiếu

hoặc cổ tức) trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày công ty đó trở thành công ty con của một công ty mẹ .

(3)- Bất kỳ một công ty mẹ nào cũng phải báo cáo Uỷ ban Thương mại lành mạnh về hoạt động kinh doanh của mình và của các công ty con về những vấn đề liên quan tới quyền sở hữu cổ phiếu và tình trạng tài chính theo đúng với Nghị định của Tổng thống.

Điều 8-3. Hạn chế tập đoàn kinh doanh lớn thành lập công ty mẹ vì hạn chế với việc bảo lãnh nợ

Nếu bất kỳ người nào nắm quyền kiểm soát một doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh doanh lớn theo những quy định của Điều 14 (Mô tả các tập đoàn kinh doanh lớn…), khoản 1, hoặc bất kỳ một người có liên quan đặc biệt nào có ý định thành lập hoặc chuyển đổi thành công ty mẹ, người đó sẽ phải từ bỏ một trong các hình thức bảo lãnh nợ dưới đây được xác định như những bảo lãnh nợ hiện có phù hợp với điều 10-3 (Từ bỏ việc bảo lãnh những khoản nợ hiện có)

1. Bảo lãnh các khoản nợ giữa một công ty mẹ và công ty con;

2. Bảo lãnh các khoản nợ giữa một công ty mẹ và các công ty thành viên khác trong nước (ngoại trừ bất kỳ một công ty con nào do công ty mẹ nói trên kiểm soát);

3. Bảo lãnh các khoản nợ giữa các công ty con;

4. Bảo lãnh nợ giữa bất kỳ một công ty con nào và các công ty thành viên trong nước khác (ngoại trừ bất kỳ một công ty mẹ nào kiểm soát công ty con đã nói và các công ty con khác chịu sự kiểm soát của công ty mẹ đã nói).

Điều 9: Cấm đầu tư vốn chéo

(1)- Không một công ty nào thuộc một tập đoàn kinh doanh đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra trong Nghị định của Tổng thống, bao gồm cả tiêu chuẩn liên quan đến tổng số tài sản (gọi chung là "Tập đoàn kinh doanh lớn") được nắm giữ hoặc sở hữu cổ phiếu của bất kỳ công ty thành viên nào đã nắm giữ hoặc sở

hữu một phần cổ phiếu của công ty đó; tuy nhiên, sẽ không áp dụng quy định trên trong những trường hợp dưới đây:

1. Sáp nhập với Tổng công ty đó hoặc tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh; hoặc

2. Thực thi quyền bảo vệ hoặc tiếp nhận sự đồng ý và bồi thường.

(2)- Công ty thực hiện đầu tư theo những quy định trong điều 9(1) sẽ bán những cổ phiếu như vậy trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày mua hoặc sở hữu những cổ phiếu đã nói; với điều kiện là không áp dụng quy định này trong trường hợp công ty thành viên có hoặc sở hữu cổ phiếu của công ty liên quan đã bán những cổ phiếu như vậy.

(3)- Không công ty thành viên của một tập đoàn kinh doanh lớn được thiết lập như một công ty để đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đúng với Luật Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ được mua hoặc sở hữu cổ phiếu trong một công ty thành viên trong nước.

Điều 10: Đã bãi bỏ

Điều 10-2: Cấm bảo lãnh nợ cho công ty thành viên

(1)- Cấm Tổng công ty (ngoại trừ những công ty tham gia vào ngành kinh doanh tài chính hoặc bảo hiểm) thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra trong Nghị định của Tổng thống (gọi chung là "các tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu hạn chế về việc bảo lãnh nợ") bảo lãnh nợ cho các công ty thành viên trong nước của nó; với điều kiện không áp dụng quy định này trong các trường hợp dưới đây:

1. Bảo lãnh các khoản nợ của công ty được thực hiện theo kế hoạch hợp lý hoá hoặc những tiêu chuẩn hợp lý hoá trong Luật Phát triển công nghiệp hoặc Luật kiểm soát việc giảm và miễn thuế; hoặc

2. Đã bãi bỏ;

3. Bảo lãnh đối với nhưng khoản nợ được xem là cần thiết nhằm để củng cố khả năng cạnh tranh của một công ty hoặc những khoản nợ được quy định trong Nghị định của Tổng thống.

(2)- Thuật ngữ "Bảo lãnh nợ" trong khoản 1 dùng để chỉ sự bảo lãnh mà một công ty thuộc một Tập đoàn Kinh doanh lớn Phải chịu Hạn chế về Việc Bảo lãnh nợ thực hiện cho các công ty thành viên trong nước có liên quan tới khoản tín dụng được cấp bởi một trong những định chế tài chính trong nước dưới đây:

1. Các định chế tài chính như quy định trong Luật Ngân hàng, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc, Ngân hàng tín dụng dài hạn Hàn Quốc và Ngân hàng công nghiệp Hàn quốc.

2. Đã bãi bỏ

3. Các công ty bảo hiểm như được xác định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm;

4. Các công ty chứng khoán như quy định trong Luật Chứng khoán và Giao dịch;

5. Các công ty ngân hàng đầu tư như quy định trong Luật về các công ty ngân hàng đầu tư; và

6. Bất kỳ một định chế tài chính nào khác như quy định trong Nghị định của

Tổng thống. (3)- Đã bãi bỏ. (4)- Đã bãi bỏ.

Điều 10-3: Bỏ những bảo lãnh nợ hiện tại

(1)- Bất kỳ một công ty nào thuộc một tập đoàn kinh doanh được xác định là Tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu những hạn chế về bảo lãnh nợ theo điều 14, khoản 1 sẽ phải bỏ số bảo lãnh nợ hiện có (gọi chung là bảo lãnh nợ hiện tại) tại thời điểm được xác định là tập đoàn kinh doanh lớn như trên trước khoảng thời gian được quy định cho từng loại hình công ty như phần dưới đây. Tuy nhiên, đối với các công ty thuộc loại hình thứ nhất như quy định trong Nghị định của

Tổng thống, Trưởng ban Dịch vụ giám sát tài chính có thể yêu cầu gia hạn về mặt thời gian. Nếu Uỷ ban thương mại lành mạnh thấy cần thiết, thời hạn cuối cùng để bỏ nợ đối với các công ty có thể được gia hạn thêm một năm hoặc ít hơn.

1. Những công ty thuộc bất kỳ một tập đoàn kinh doanh nào được xác định là tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu những giới hạn về bảo lãnh nợ trong năm

1997 và 1998 có thể bỏ những khoản bảo lãnh nợ trước thời điểm đã được gia hạn là 31.3. 2000.

2. Những công ty thuộc bất kỳ một tập đoàn kinh doanh nào mới được xác định là Tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu những hạn chế về bảo lãnh nợ trong khoảng thời gian từ năm 1998 tới năm 2000 có thể bỏ những khoản bảo lãnh nợ trước thời điểm đã được gia hạn thêm là 31.3. 2001.

3. Những công ty thuộc bất kỳ một tập đoàn kinh doanh nào mới được xác định là Tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu những hạn chế về bảo lãnh nợ sau năm 2001 có thể bỏ những bảo lãnh nợ trong vòng một năm sau khi được xác định là tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu những giới hạn về bảo lãnh nợ.

(2) – Việc bảo lãnh những khoản nợ hiện có như quy định tại khoản 1 nói trên bao gồm những khoản nợ được đồng ý tiếp tục gia hạn thời hạn hoàn trả, trừ việc bảo lãnh những khoản nợ thuộc loại hình đầu tiên quy định tại khoản 1 Điều 10-2.

Điều 11: Giới hạn đối với quyền bỏ phiếu của công ty t ài chính, công ty bảo hiểm

Không công ty tài chính hay bảo hiểm nào thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn được thực hiện quyền bỏ phiếu liên quan tới cổ phiếu của công ty đó trong các công ty thành viên trong nước mà nó đã thu mua hoặc sở hữu, trừ trường hợp công ty này đã mua hoặc sở hữu cổ phiếu của các công ty thành viên trong nước nhằm tham gia các hoạt động kinh doanh của những công ty đó hoặc

nhằm điều hành và quản lý một cách có hiệu quả các tài sản bảo hiểm của mình sau khi nhận được sự phê chuẩn theo những đạo luật và quy định phù hợp.

Điều 12: Lập báo cáo về thông đồng trong kinh doanh

(1) – Một công ty có tổng tài sản hoặc doanh thu (nghĩa là tính cả tài sản hay doanh thu của công ty thành viên) đáp ứng những tiêu chuẩn đặt ra trong Nghị định của Tổng thống (gọi chung là "Các công ty phải báo cáo"; đối với việc thông đồng trong kinh doanh được định nghĩa trong tiết 2 dưới đây, chỉ những tập đoàn kinh doanh lớn phải báo cáo) hoặc những người có liên quan của các công ty phải báo cáo mà tham gia vào các tập đoàn kinh doanh lớn rơi vào một trong những loại hình dưới đây sẽ phải báo cáo Uỷ ban Thương mại lành mạnh theo quy định tại Nghị định của Tổng thống. Quy định này cũng được áp dụng khi những công ty, trừ các công ty phải báo cáo, tham gia vào các Tập hợp kinh doanh với Những công ty phải báo cáo rơi vào một trong những loại hình dưới đây:

1. Một công ty sở hữu hơn 20% (nhiều hơn 15% đối với những công ty có đăng ký trên thị trường chứng khoán) trong tổng số cổ phiếu được phát hành bởi một công ty khác (không kể những cổ phiếu không được quyền bỏ phiếu theo điều 370 của Bộ luật Thương mại; từ nay trở đi, quy định này sẽ luôn được áp dụng)

2. Một viên chức của công ty này đồng thời lại là viên chức của một công ty khác

3. Một công ty tiến hành bất kỳ một hoạt động nào trong số những hoạt động được liệt kê tại điều 7 (Những hạn chế đối với các tập hợp kinh doanh), khoản 1, tiết 3 hoặc 4.

4. Một công ty góp từ 20% trở lên trong số cổ phiếu của một công ty mới sắp được thiết lập.

(2)- Những quy định trong khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu người đứng đầu của cơ quan quản lý trung ương có liên quan đã tham vấn Uỷ ban Thương mại lành mạnh về việc thông đồng trong kinh doanh nói trên.

(3)- Tỷ lệ sở hữu hoặc thu mua cổ phiếu theo tiết 1 hoặc 4 của khoản (1) sẽ được tính theo số cổ phiếu được sở hữu bởi những người có liên quan đặc biệt của công ty.

(4)- Báo cáo về Tập hợp kinh doanh theo khoản 1 sẽ được nộp trong vòng 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc tập hợp kinh doanh; tuy nhiên, với điều kiện là các tập hợp kinh doanh gắn với tiết 3 hoặc 4 của khoản 1, theo đó một hoặc nhiều công ty trong tập hợp đó là một công ty lớn sẽ phải nộp báo cáo trong vòng 30 ngày sau ngày thực hiện hợp đồng sáp nhập công ty hoặc hợp đồng chuyển giao hoạt động kinh doanh hoặc ngày thực hiện nghị quyết tại đại hội cổ đông (hay tại cuộc họp của Ban Giám đốc mà có thể thay thế cho đại hội cổ đông) liên quan tới việc tham gia vào việc thành lập một công ty.

(5)- Cấm doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo quy định tại Khoản 4 đăng ký việc hợp nhất, thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển giao hoạt động kinh doanh hoặc mua cổ phiếu trong vòng 30 ngày kể từ sau ngày nộp một báo cáo như vậy; Tuy nhiên, Uỷ ban Thương mại lành mạnh nếu thấy cần thiết có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn tối đa là 60 ngày.

(6)- Bất kỳ một công ty nào có ý định về một trong các loại hình tập hợp kinh doanh quy định tại khoản 1 điều 7 (Những hạn chế về các tập hợp kinh doanh) có thể yêu cầu Uỷ ban Thương mại lành mạnh, thậm chí trước cả giai đoạn báo cáo như quy định trong khoản 4 nói trên, tiến hành xem xét trước khi hợp nhất về việc liệu tập hợp kinh doanh đó có tác động làm hạn chế cạnh tranh đáng kể hay không.

(7)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ thông báo cho người có đơn yêu cầu về kết quả của việc xem xét trong vòng 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu về việc xem xét trước khi hợp nhất theo khoản 6. Tuy nhiên, Uỷ ban Thương mại lành mạnh, nếu thấy cần thiết, có thể kéo dài khoảng thời gian này tối đa là 60 ngày tính từ ngày hết hạn khoảng thời gian nói trên.

(8)- Khi trách nhiệm lập báo cáo theo quy định tại khoản 1 thuộc về hai hoặc nhiều công ty, những công ty này sẽ phải cùng nhau lập báo cáo. Tuy nhiên, quy định nói trên sẽ không được áp dụng trong trường hợp Uỷ ban Thương mại lành mạnh đã chỉ định rõ một công ty trong số những công ty thuộc cùng một tập đoàn kinh doanh là người đại diện chịu trách nhiệm về việc lập báo cáo theo tiêu chuẩn đặt ra trong Nghị định của Tổng thống (gọi chung là người đại diện) và người đại diện này đã lập báo cáo.

Điều 13: Báo cáo về tình trạng sở hữu cổ phiều

(1)- Tất cả những công ty thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn phải báo cáo Uỷ ban Thương mại lành mạnh về địa vị của những cổ đông của công ty đó, tình hình tài chính và việc sở hữu cổ phiếu ở những công ty trong nước khác theo thủ tục quy định trong Nghị định của Tổng thống.

(2)- Tất cả những công ty thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu những hạn chế về việc bảo lãnh các khoản nợ phải báo cáo Uỷ ban Thương mại lành mạnh về tình hình bảo lãnh nợ cho các công ty thành viên trong nước sau khi được xác nhận từ một định chế tài chính trong nước theo Nghị định của Tổng thống.

(3)- Những quy định trong điều 12 (Nộp báo cáo về việc tập hợp kinh doanh), khoản 8 sẽ được áp dụng với những thay đổi tương ứng đối với việc báo cáo trong các khoản (1) và (2).

Điều 14: Xác định các tập đoàn kinh doanh lớn

(1)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh chịu trách nhiệm xác định một công ty là Tập đoàn kinh doanh lớn hay là Tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu hạn chế về việc bảo lãnh các khoản nợ theo trình tự quy định tại Nghị định của Tổng thống và thông báo cho những công ty đó về việc họ đã được xác định là những tập đoàn kinh doanh lớn.

(2)- Quy định của Điều 9 (Cấm việc đầu tư vốn chéo) hoặc Điều 11 (Những hạn chế đối với quyền bỏ phiếu của các công ty tài chính hoặc bảo hiểm) và Điều 13

(Báo cáo về tình hình sở hữu cổ phiếu) được áp dụng kể từ ngày có thông báo theo khoản 1.

(3)- Mặc dù có khoản (2), nếu một công ty đã được thông báo theo quy định tại khoản 1 vi phạm quy định của Điều 9 (Cấm việc đầu tư vốn chéo), khoản (1), khoản (3), các quy định của khoản này sẽ không được áp dụng trong vòng 1 năm kể từ ngày có thông báo

(4)- Để quyết định xem liệu một công ty có cần phải được xác định là thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn hay không, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể yêu cầu bất kỳ một công ty nào hoặc bất kỳ người nào có mối liên hệ đặc biệt với công ty này phải báo cáo những thông tin cần thiết.

(5)- Bất kỳ một công ty nào thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn sẽ phải chịu kiểm toán bởi một kiểm toán viên nhà nước có chứng nhận, và Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ sử dụng một bản cân đối tài sản được điều chỉnh theo đúng với kết quả kiểm toán của kiểm toán viên đó.

Điều 14-2: Thành lâp công ty và tách công ty thành viên

1. Khi một công ty cần phải được thành lập hoặc loại bỏ khỏi một tập đoàn kinh doanh lớn, Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ xác định, tuỳ theo yêu cầu từ công ty đã nói (kể cả những người có liên quan đặc biệt của công ty đó) hoặc tuỳ thuộc vào biện pháp khởi xướng của chính Uỷ ban Thương mại lành mạnh, xem liệu công ty đó có đáp ứng những tiêu chuẩn đối với một công ty thành viên hay không và sẽ quyết định xem liệu có sáp nhập hoặc tách công ty đó ra khỏi các công ty thành viên hay không.

2. Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể, nếu thấy cần thiết cho việc xem xét theo quy định tại khoản 1, yêu cầu công ty nói trên đệ trình các chứng từ cần thiết, bao gồm tài liệu có liên quan tới cơ cấu của các cổ đông và các công chức, mối quan hệ về bảo lãnh nợ, về nợ tài chính và những mối quan hệ thương mại..

3. Khi nhận được yêu cầu xem xét theo khoản (1), Uỷ ban thương mại lành mạnh sẽ thông báo kết quả của việc xem xét cho người có đơn yêu cầu trong

vòng 30 ngày kể ngày nhận được đơn yêu cầu. Tuy nhiên, nếu thấy cần thiết, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể kéo dài thời hạn đó tới tối đa là 60 ngày.

Điều 14-3 Giả thiết về việc lập thành công ty và khai báo của các công ty thành viên

Trong trường hợp một công ty được yêu cầu đệ trình tài liệu theo điều 14 (xác định các tập đoàn kinh doanh lớn), khoản 4 hoặc điều 14-2 (Sáp nhập và tách các công ty thành viên ), khoản 2 từ chối yêu cầu này mà không có một lý do chính đáng hoặc đệ trình tài liệu sai trái khiến cho công ty đó không được sáp nhập vào một tập đoàn kinh doanh lớn, Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ giả thiết rằng công ty đó đã được sáp nhập và được khai báo như một công ty thuộc một tập đoàn kinh doanh lớn kể từ ngày quy định trong Nghị định của Tổng thống.

Điều 14-4: Yêu cầu về việc xác nhận tài liệu của các cơ quan liên quan

Uỷ ban Thương mại lành mạnh, nếu thấy cần thiết cho việc thi hành những quy định của các điều 9-11 và điều 13 tới điều 14-2, có thể yêu cầu một trong những cơ quan dưới đây xác nhận hoặc kiểm tra các tài liệu cần thiết, bao gồm những chứng từ về tình hình sở hữu cổ phiếu của các cổ đông của những công ty thành viên của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc những tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu hạn chế về bảo lãnh các khoản nợ, tình hình bảo lãnh nợ, các khoản nợ, các khoản thanh toán tạm thời, các khoản cho vay, đặt cọc, mua bán hoặc cung cấp các loại bất động sản.

1. Cơ quan giám sát tài chính được thiết lập theo Luật về việc thiết lập các tổ chức giám sát tài chính

2. Đã bãi bỏ

3. Các tổ chức tài chính trong nước theo đúng với những quy định trong các tiết của điều 10-2, khoản 2.

4. Những cơ quan khác được chỉ định theo Nghị định của Tổng thống và tham gia vào các giao dịch tài chính hoặc chứng khoán

Điều 15: Cấm lẩn tránh pháp luật

1. Không một ai được tiến hành bất kỳ một hành vi nào với ý định trốn tránh những quy định của Điều 7 (Hạn chế về các tập hợp kinh doanh), khoản (1) và (3); Điều 8-2, khoản (1) và (2); Điều 8-3, khoản 1; Điều 9; Điều 10-2, khoản (1); Điều 10-3, khoản (1); hoặc điều 11.

2. Các loại hình và những tiêu chí để xác định việc lẩn tránh luật pháp trong khoản (1) sẽ được quy định trong Nghị định của Tổng thống.

Điều 16: Các biện pháp điều chỉnh

(1)- Nếu một doanh nghiệp vi phạm hoặc có thể vi phạm những điều khoản của Điều 7, khoản (1) và (3); Điều 8-2, khoản (1) và (2); Điều 8-3, khoản (1); Điều 9; Điều 10-2, khoản (1); Điều 10-3, khoản (1); Điều 11; hoặc Điều 15, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể ra lệnh thực hiện một trong những biện pháp điều chỉnh dưới đây đối với doanh nghiệp đó hoặc đối với người đó (có nghĩa là những doanh nghiệp có liên quan tham gia vào các tập hợp kinh doanh đối với những trường hợp vi phạm các quy định của Điều 7, khoản (1). Trong trường hợp như vậy, các biện pháp điều chỉnh buộc phải thực hiện sau khi nhận được một báo cáo theo đúng quy định trong điều 12, khoản (4) phải được thực hiện trong khoảng thời gian quy định bắt buộc trong cùng điều đó, khoản (5).

1. Cấm một hành vi như vậy.

2. Bán tất cả hoặc một phần cổ phiếu

3. Từ chức của một công chức

4. Chuyển giao hoạt động kinh doanh

5. Huỷ những khoản bảo lãnh nợ

6. Công bố công khai về việc vi phạm

7. Hạn chế về các loại hình hoặc quy mô quản lý mà có thể ngăn ngừa những tác động hạn chế cạnh tranh của những tập hợp kinh doanh nhất định

8. Những biện pháp điều chỉnh cần thiết khác để điều chỉnh việc vi phạm pháp luật

(2)- Nếu một công ty được thành lập hoặc các công ty được sáp nhập theo cách thức vi phạm điều 7, khoản (1) và (3); Đìều 8-3; hoặc Điều 12, khoản (5), Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể đưa sự vụ này ra toà để vô hiệu hoá việc thành lập công ty hoặc việc sáp nhập các công ty đó.

Điều 17: Tiền phạt

(1)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một công ty nào đã thu mua hoặc nắm giữ cổ phiếu theo cách thức vi phạm Điều 9 (Cấm Đầu tư vốn chéo). Số tiền phạt này không được vượt quá

10% giá mua vào các cổ phiếu đã được mua hoặc sở hữu.

(2)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một công ty nào tiến hành việc bảo lãnh nợ theo cách thức vi phạm Điều

10-2, khoản (1). Khoản tiền phạt này sẽ không được vượt quá 10% giá trị của phần bảo lãnh nợ có liên quan.

(3)- Đã bãi bỏ

(4)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một người nào vi phạm Điều 8-2, khoản (1) hoặc khoản (2). Khoản tiền phạt sẽ không được vượt quá 10% số tiền được xác định trong những đoạn dưới đây.

1. Phần tài sản nợ vượt quá phần tài sản có trong các trường hợp vi phạm

Điều 8-2, khoản (1);

2. Đối với các trường hợp vi phạm Điều 8-2 khoản (1), số tiền được tính bằng cách nhân tổng giá trị trên sổ sách của các cổ phiếu của công ty thành viên với phần chênh lệch giữa 50% (đối với các công ty thành viên đã đăng ký trên thị trường chứng khoán kể từ ngày 1.4.1999, con số này giảm xuống 30%) của nhu cầu mà theo đó một công ty mẹ sẽ nắm giữ cổ phiếu của công ty thành viên

và phần sở hữu cổ phiếu thực tế, và lấy con số này chia cho phần nắm giữ cổ phần thực tế của công ty thành viên của công ty mẹ;

3. Tổng giá trị sổ sách của các cổ phiếu được sở hữu trong những trường hợp vi phạm Điều 8-2, khoản (1), tiết 3, hoặc những quy định cũng của điều này, khoản 2.

Điều 17-2: Những khoản lệ phí thi hành bắt buộc

(1)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt những mức phí thi hành bắt buộc đối với những người vi phạm Điều 7, khoản (1) hoặc (3) và do đó, bị buộc phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh theo Điều 16 nhưng lại không thực hiện những biện pháp điều chỉnh đó trong khoảng thời gian đã quy định. Những khoản lệ phí này không được vượt quá một phần triệu số tiền dưới đây trên cơ sở hàng ngày; tuy nhiên, với điều kiện là trong trường hợp bất kỳ một người nào tham gia vào tập hợp kinh doanh xác định trong Điều 7, khoản 1, tiết 2, những khoản phí này sẽ không được vượt quá 2 triệu won tính theo cơ sở hàng ngày.

1. Đối với các tập hợp kinh doanh có liên quan tới tiết 1 hoặc 5 của khoản (1), điêu 7, số tiền tính sẽ là giá trị trên sổ sách của các cổ phiếu được thu mua hoặc sở hữu và giá trị của các tài khoản nợ phải gánh chịu.

2. Đối với các tập hợp kinh doanh có liên quan tới tiết 3, điều 7, khoản 1, số tiền tính sẽ là giá trị trên sổ sách của các cổ phiếu được phân bổ do kết quả của việc hợp nhất và giá trị của các khoản nợ phải gánh chịu.

3. Đối với các tập hợp kinh doanh liên quan tới tiết 4, khoản 1, điều 7, số tiền tính sẽ bằng giá trị của việc chuyển giao hoạt động kinh doanh.

(2)- Việc áp đặt tiền phạt, thanh toán, thu tiền, hoàn trả và những biện pháp cần thiết khác liên quan tới những khoản lệ phí thi hành bắt buộc sẽ được xác định theo nghị định của Tổng thống; tuy nhiên, với điều kiện là trong trường hợp những khoản phí này bị quá hạn thì phí sẽ được thu theo đúng với cách thức giải quyết trường hợp vi phạm nghĩa vụ về việc đóng thuế quốc gia.

(3)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể giao phó việc thu phí hoặc xử lý những khoản phí quá hạn liên quan tới những quy định của khoản 1 và 2 nói trên cho người đứng đầu Cục quản lý Thuế quốc gia.

Điều 18: Buộc phải tuân thủ theo các biện pháp điều chỉnh

1. Không một doanh nghiệp nào mà đã bị ra lệnh phải bán các cổ phiếu theo đúng với khoản 1 của điều 16 (Các biện pháp điều chỉnh) được tiến hành việc bỏ phiếu liên quan tới những cổ phiếu như vậy kể từ ngày nhận được lệnh đó.

2. Không một doanh nghiệp nào mà đã tiến hành việc đầu tư vốn chéo vi phạm vào điều 9 được tiến hành quyền bỏ phiếu liên quan tới những cổ phiếu như vậy kể từ ngày nhận được lệnh điều chỉnh cho tới khi việc vi phạm đó đã được điều chỉnh.

Chương 4

Hạn chế những hành vi thông đồng không phù hợp

Điều 19: Hạn chế hành vi thông đồng không phù hợp

(1)- Không một doanh nghiệp nào được thoả thuận với một doanh nghiệp khác bằng hình thức hợp đồng, thoả thuận, nghị quyết hoặc bất kỳ một biện pháp nào khác để cùng nhau tham gia vào bất kỳ một hành vi nào trong số những hành vi được liệt kê dưới đây mà sẽ làm hạn chế một cách đáng kể sự cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất định (gọi chung là "những hành vi thông đồng không phù hợp")

1. ấn định, duy trì hoặc thay đổi giá cả

2. xác định các điều khoản, điều kiện đối với việc mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc đối với việc thanh toán hoặc trả tiền hàng

3. hạn chế việc sản xuất, vận chuyển hoặc mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ

4. hạn chế phạm vi mua bán hoặc khách hàng

5. cản trở hoặc hạn chế việc thiết lập hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất hoặc lắp đặt các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ

6. hạn chế loại hình hoặc quy cách phẩm chất của hàng hoá tại thời điểm sản xuất hoặc mua bán hàng hoá đó

7. thành lập một công ty hoặc một tổ chức tương tự để cùng nhau tiến hành hoặc quản lý những phần quan trọng của hoạt động kinh doanh; hoặc

8. cản trở hoặc hạn chế các hoạt động kinh doanh hoặc bản chất của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, bằng cách đó hạn chế một cách đáng kể sự cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại có liên quan

(2)- Các quy định trong khoản (1) sẽ không được áp dụng đối với những hành vi thông đồng không phù hợp được tiến hành vì một trong những lý do sau đây và đáp ứng những chuẩn mực đặt ra trong Nghị định của Tổng thống và được Uỷ ban thương mại lành mạnh cho phép thực hiện

1. hợp lý hoá ngành

2. đẩy mạnh sự phát triển nghiên cứu và công nghệ

3. vượt qua sự suy thoái về kinh tế

4. thúc đẩy việc cơ cấu hoá ngành

5. hợp lý hoá các điều khoản thương mại

6. củng cố tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

(3)- Những vấn đề cần thiết liên quan tới chuẩn mực, phương pháp và các trình tự để cấp phép theo các quy định của khoản (2) sẽ được xác định theo Nghị định của Tổng thống.

(4)- Bất kỳ một hợp đồng nào trong đó có quy định cho phép doanh nghiệp tham gia vào bất kỳ một hành vi thông đồng không phù hợp nào như quy định trong khoản 1 sẽ bị coi là vô hiệu

(5)- Khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp phạm phải bất kỳ một hành vi nào trong số các hành vi được liệt kê trong khoản 1, từ đó làm hạn chế cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất định, các bên có liên quan sẽ bị coi là đã vi phạm hành vi thông đồng không phù hợp mặc dù không có một thoả thuận rõ ràng nào về việc tham gia vào một hành vi như vậy.

Điều 20: Đã bãi bỏ

Điều 21: Các biện pháp điều chỉnh

Nếu một hành vi thông đồng không phù hợp vi phạm Điều 19, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể ra lệnh cho các doanh nghiệp liên quan đình chỉ một hành vi như vậy, công bố một cách công khai về hành vi vi phạm đã xảy ra hoặc tiến hành các biện pháp điều chỉnh khác.

Điều 22: Tiền phạt

Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một doanh nghiệp đã tham gia vào các hành vi thông đồng không phù hợp vi phạm vào các quy định của điều 19; khoản tiền phạt này không vượt quá 5% doanh thu của doanh nghiệp quy định trong Nghị định của Tổng thống; tuy nhiên, trong trường hợp doanh thu không tồn tại, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt không vượt quá 1 tỷ won.

Điều 22-2 Miễn trách nhiệm đối với các trường hợp tự khai báo

1. Nếu một doanh nghiệp đã tham gia vào những hành vi thông đồng không phù hợp tự nguyện thông báo cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh, người tự khai báo có thể phải chịu những biện pháp điều chỉnh nhẹ hơn theo điều 21 hoặc được miễn trách; hoặc giảm các khoản tiền phạt theo điều 22 hoặc được miễn tiền phạt.

2. Những vấn đề liên quan tới việc xác định mức độ hoặc tiêu chuẩn giảm nhẹ mức án hoặc miễn trách nhiệm liên quan tới người tự khai báo như quy định trong khoản 1 được quy định trong Nghị định của Tổng thống.

Chương 5

Cấm hành vi kinh doanh không lành mạnh

Điều 23: Cấm hành vi kinh doanh không lành mạnh

(1)- Không một doanh nghiệp nào được tham gia vào bất kỳ một hành vi nào thuộc vào một trong những hành vi dưới đây và có thể cản trở thương mại lành mạnh (gọi chung là "các hành vi kinh doanh không lành mạnh") hoặc có thể khiến cho các công ty thành viên hoặc các doanh nghiệp khác phải tiến hành một hành vi như vậy:

1. từ chối một cách bất hợp lý việc giao dịch hoặc đối xử phân biệt đối với một đối tác giao dịch nhất định

2. loại bỏ một cách bất hợp lý các đối thủ cạnh tranh

3. xúi giục hoặc ép buộc một cách bất hợp lý khách hàng của các đối thủ cạnh tranh phải giao dịch với mình

4. lợi dụng một cách bất hợp lý vị trí mặc cả của mình trong khi giao dịch với những đối tác khác

5. giao dịch với những đối tác khác theo các điều kiện sẽ hạn chế hoặc gây cản trở cho những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác.

6. sử dụng quảng cáo (kể cả việc sử dụng tên nhãn hiệu) hoặc tiến hành việc giới thiệu mang tính sai trái hoặc có thể lừa dối hay khiến cho người tiêu dùng hiểu sai về doanh nghiệp hoặc các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp đó (khoản này sẽ được huỷ bỏ vào ngày 1.7.1999)

7. cung cấp một cách bất hợp lý và tạm thời cho những người có liên quan đặc biệt hoặc những công ty khác các khoản thanh toán, các khoản cho vay, nhân lực, giấy tờ thương mại, hoặc quyền sở hữu vô hình… hoặc trợ giúp cho những người có liên quan đặc biệt hoặc các công ty khác bằng cách mua bán với những điều kiện thuận lợi .

8. những hoạt động ngoài những hoạt động đã được xác định trong tiết 1 và tiết 7 nói trên mà có thể gây cản trở tới hoạt động thương mại lành mạnh .

(2)- Các loại hình và tiêu chuẩn đối với các hành vi kinh doanh không lành mạnh sẽ được quy định trong Nghị định của Tổng thống

(3)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể hoạch định và ban hành những nguyên tắc hướng dẫn mà các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ nếu Uỷ ban thấy rằng những nguyên tắc hướng dẫn như vậy là cần thiết để ngăn ngừa những hành vi vi phạm các quy định của khoản (1).

(4)- Các doanh nghiệp hoặc các Hiệp hội thương mại có thể tự nguyện đặt ra các quy tắc (gọi chung là "Quy tắc cạnh tranh bình đẳng") với mục đích ngăn ngừa việc xúi giục khách hàng bất hợp lý hoặc việc sử dụng những quảng cáo sai trái, lừa dối hoặc gây hiểu lầm

(5)- Các doanh nghiệp hoặc các Hiệp hội thương mại có thể yêu cầu Uỷ ban Thương mại lành mạnh xem xét việc liệu Quy tắc cạnh tranh lành mạnh được dự thảo theo khoản (4) có vi phạm tiết 3 hoặc 6 của khoản 1 hay không.

Điều 24: Các biện pháp điều chỉnh

Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia vào một hành vi vi phạm khoản (1) của điều 23, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể ra lệnh cho doanh nghiệp đó đình chỉ hành vi nói trên, bỏ những điều khoản có liên quan khỏi hợp đồng, đưa ra thông báo điều chỉnh về hoạt động quảng cáo vi phạm, công bố một cách công khai rằng đã có sự vi phạm hoặc tiến hành những biện pháp cần thiết khác để điều chỉnh một hành vi như vậy

(Vào ngày 1.7.1999, thuật ngữ "đưa thông báo điều chỉnh về hoạt động quảng cáo vi phạm" sẽ được bỏ đi)

Điều 24-2: Tiền phạt

Uỷ ban Thường mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào các hành vi kinh doanh không bình đẳng vi phạm những quy định trong tất cả các tiết của khoản 1 của điều 23 và

khoản tiền phạt đó sẽ không vượt quá 2% mức doanh thu của doanh nghiệp được đặt ra trong nghị định của Tổng thống; tuy nhiên, trong trường hợp doanh thu không tồn tại, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt không quá 500 triệu won.

Chương 6

hiệp hội thương mại

Điều 25: Lập hồ sơ báo cáo về việc thiết lập các hiệp hội thương mại

(Đã bãi bỏ)

Điều 26: Các hoạt động bị cấm của hiệp hội thương mại

(1)- Không một hiệp hội thương mại nào được tham gia vào bất kỳ một hành vi nào trong số những hành vi dưới đây:

1. hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể bằng cách tham gia vào bất kỳ một hành vi nào trong số những hành vi được liệt kê trong khoản 1 của điều 19.

2. hạn chế số lượng hiện tại hoặc trong tương lai của các doanh nghiệp trong một lĩnh vực thương mại nhất định

3. hạn chế một cách bất hợp lý các hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên (các doanh nghiệp là thành viên của hiệp hội thương mại)

4. khiến cho hoặc xúi giục các doanh nghiệp tiến hành các hành vi kinh doanh không lành mạnh theo các tiết trong khoản 1 của điều 23 hoặc tham gia vào việc duy trì giá bán lại theo điều 29

5. tham gia vào bất kỳ một hành vi nào quy định trong tiết 6 khoản 1 của điều 23 (quy định này sẽ bỏ vào ngày 1.7.1999)

(2)- Các quy định trong khoản 3 của điều 19 sẽ được áp dụng với những sự thay đổi tương ứng đối vơí các hoạt động được đề cập tới trong tiết 1 của khoản

1. Trong trường hợp này, thuật ngữ "doanh nghiệp" được hiểu là "hiệp hội thương mại".

(3)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể hoạch định và đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn để các hiệp hôị thương mại tuân thủ nếu Uỷ ban này thấy rằng những nguyên tắc như vậy là cần thiết để ngăn ngừa những sự vi phạm khoản 1.

(4)- Uỷ ban Thương mại lành mạnh , trong quá trình hoạch định các nguyên tắc hướng dẫn theo khoản 3, sẽ tiếp thu ý kiến của những người lãnh đạo của các cơ quan hành chính liên quan.

Điều 27: Các biện pháp điều chỉnh

Trong trường hợp một hiệp hội thương mại đã vi phạm điều 26, Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể ra lệnh cho hiệp hội thương mại đó (và nếu cần, các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đó) đình chỉ hành vi vi phạm, điều chỉnh hoạt động quảng cáo, công bố công khai về hành vi vi phạm hoặc tiến hành những biện pháp cần thiết khác để điều chỉnh hành vi nói trên.

(Vào ngày 1.7.1999, thuật ngữ "điều chỉnh hoạt động quảng cáo" sẽ được bỏ đi)

Điều 28: Tiền phạt

1. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản phí đối với bất kỳ một hiệp hội thương maị nào đã có những hành vi vi phạm các quy định trong khoản 1 của điều 26 và khoản tiền phạt sẽ không vượt quá 500 triệu won.

2. Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đã tham gia vào những hành vi vi phạm những quy định trong khoản 1 của điều 26 và khoản tiền phạt sẽ không vượt quá 5% mức doanh thu quy định trong Nghị định của Tổng thống; tuy nhiên, trong trường hợp doanh thu không tồn tại, Uỷ ban Thường mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt không quá 500 triệu won.

Chương 7

Những hạn chế đối với việc duy trì giá bán lại

Điều 29: Những hạn chế đối với việc duy trì giá bán lại

(1)- Không một doanh nghiệp nào sản xuất hoặc bán một hàng hoá được tham gia vào việc duy trì giá bán lại

(2)- Khoản 1 sẽ không được áp dụng đối với những ấn phẩm quy định trong Nghị định của Tổng thống hoặc đối với những hàng hoá đáp ứng tất cả những điều kiện dưới đây và đã được Uỷ ban thương mại lành mạnh xác định trước là đủ điều kiện để duy trì giá bán lại:

1. tính đồng bộ về chất lượng của hàng hoá là rõ ràng

2. hàng hoá đó được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày; và

3. cạnh tranh tự do đối với việc mua bán hàng hoá đó

(2)- Một doanh nghiệp dự định nộp đơn xin được chỉ định như trong khoản 2 sẽ phải nộp đơn lên Uỷ ban Thương mại lành mạnh theo đúng với thủ tục đặt ra trong Nghị định của Tổng thống.

(3)- Uỷ ban thương mại lành mạnh sẽ công bố công khai bất kỳ khi nào Uỷ ban này có quyết định về việc xác định một hàng hoá được phép duy trì giá bán lại theo khoản 2.

Điều 30: Sửa đổi hợp đồng duy trì giá bán lại

Khi một doanh nghiệp sản xuất hoặc bán một mặt hàng mà Uỷ ban thương mại lành mạnh đã chỉ định và công bố công khai là đủ điều kiện để duy trì giá bán lại theo khoản 4 của điều 29 đã đặt ra mức giá bán lại của hàng hoá đó và tham gia vào một hợp đồng để duy trì giá nói trên, và khi những hoạt động như vậy được xem là làm tổn hại một cách đáng kể tới lợi ích của người tiêu dùng hoặc đi ngược lại với lợi ích của công chúng, Uỷ ban thương mại lành mạnh có

thể ra lệnh cho những doanh nghiệp liên quan điều chỉnh hoặc sửa đổi những vấn đề nêu trên.

Điều 31: Các biện pháp điều chỉnh

Trong trường hợp vi phạm khoản 1 của điều 29, Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể ra lệnh cho doanh nghiệp liên quan đình chỉ hành vi vi phạm, công bố công khai về hành vi vi phạm hoặc tiến hành những biện pháp cần thiết khác để điều chỉnh hành vi vi phạm.

Điều 31-2 Tiền phạt

Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đã tham gia vào việc duy trì giá bán lại vi phạm các quy định của điều 29 và khoản tiền phạt sẽ không được vượt quá 2% doanh thu của doanh nghiệp quy định trong Nghị định của Tổng thống; tuy nhiên, với điều kiện là trong trường hợp không có doanh thu, Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt không vượt quá 500 triệu won.

Chương 8

Hạn chế việc ký kết các hợp đồng quốc tế bất hợp lý

Điều 32: Hạn chế việc ký kết các hợp đồng quốc tế bất hợp lý

1. Không một doanh nghiệp hay hiệp hội thương mại nào được tham gia vào một hợp đồng quốc tế (gọi chung là "các thoả thuận quốc tế") mà có quy định về những hành vi cấu thành các tập quan thông đồng không phù hợp; các hành vi kinh doanh không bình đẳng hoặc duy trì giá bán lại; tuy nhiên, với điều kiện là quy định nói trên sẽ không được áp dụng khi Uỷ ban thương mại lành mạnh cho rằng tác động của thoả thuận đã nói đối với tình hình cạnh tranh trong một lĩnh vực thương mại nhất định là không đáng kể hoặc cho rằng không có những lý do không thể tránh khỏi đối với việc ký kết hợp đồng đã nói.

2. Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể xác định và công bố những loại hình và tiêu chuẩn đối với các hành vi thông đồng không phù hợp, các hành vi kinh doanh không lành mạnh và duy trì giá bán lại quy định tại khoản 1 điều này.

Điều 33: Yêu cầu xem xét các hợp đồng quốc tế

Một doanh nghiệp hoặc hiệp hội thương mại, khi ký kết thoả thuận quốc tế, có thể yêu cầu Uỷ ban thương mại lành mạnh xem xét hợp đồng theo đúng với những thủ tục đặt ra trong Nghị định của Tổng thống nhằm để xác định xem liệu hợp đồng đó có vi phạm những quy định trong Điều 32 hay không.

Điều 34: Các biện pháp điều chỉnh

Khi một thoả thuận quốc tế vi phạm hoặc có thể vi phạm những quy định của khoản 1 của điều 32, Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể ra lệnh cho doanh nghiệp hoặc hiệp hội thương mại tham gia vào thoả thuận này, huỷ bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng này hoặc tiến hành những biện pháp điều chỉnh cần thiết khác.

Điều 34-2: Tiền phạt

Uỷ ban thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt đối với bất kỳ một Hiệp hội thương mại hoặc doanh nghiệp nào tham gia vào một hợp đồng quốc tế vi phạm vào những quy định chính yếu của khoản 1- điều 32 và khoản tiền phạt đó sẽ không vượt quá 500 triệu won đối với Hiệp hội thương mại và không quá 2% mức doanh thu của doanh nghiệp đó quy định trong Nghị định của Tổng thống đốí với doanh nghiệp; tuy nhiên, trong trường hợp không tồn tại khoản doanh thu của doanh nghiệp, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể áp đặt một khoản tiền phạt không quá 500 triệu won.

Chương 9

Cơ quan thực thi

Điều 35: Thành lập Uỷ ban Thương mại lành mạnh

1. Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ được thành lập trong phạm vi quản lý của Thủ tướng nhằm mục đích đạt được một cách độc lập những mục đích của đạo luật này.

2. Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ tiến hành những chức năng liên quan với tư cách là một cơ quan quản lý trung ương theo điều 2 của Luật tổ chức Chính phủ.

Điều 36: Những vấn đề do Uỷ ban Thương mại lành mạnh xử lý

Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ chịu trách nhiệm đối với việc xử lý những vấn đề sau đây:

1. Những vấn đề liên quan tới với lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

2. Những vấn đề liên quan tới việc hạn chế các tập hợp kinh doanh và ngăn ngừa việc tập trung quyền lực kinh tế quá mức luật cho phép

3. Những vấn đề liên quan tới các hành vi thông đồng không phù hợp và hành vi phi cạnh tranh về phía các hiệp hội thương mại

4. Những vấn đề liên quan tới việc điều chỉnh những hành vi kinh doanh không lành mạnh và duy trì gía bán lại

5. Những vấn đề liên quan tới việc ngăn ngừa sự ký kết các thoả thuận quốc tế không lành mạnh

6. Những vấn đề liên quan tới các chính sách thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc thương nghị và phối hợp có liên quan tới các đạo luật, các quy định và các biện pháp hành chính kìm nén cạnh tranh;

7. Những vấn đề được quy định trong các đạo luật khác và những quy định phải do Uỷ ban Thương mại lành mạnh xử lý

Điều 37: Cơ cấu của Uỷ ban Thương mại lành mạnh và những vấn đề liên quan

(1). Uỷ ban Thương mại lành mạnh bao gồm 9 uỷ viên, với 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 4 uỷ viên là những uỷ viên không thường trực của Uỷ ban Thương mại lành mạnh.

(2). Những uỷ viên thường trực và không thường trực của Uỷ ban Thương mại lành mạnh (gọi chung là "các uỷ viên") sẽ được bổ nhiệm từ trong số những người đáp ứng những tiêu chuẩn dưới đây. Tổng thống sẽ bổ nhiệm chủ tịch và phó chủ tịch trên cơ sở kiến nghị của Thủ tướng và bổ nhiệm những uỷ viên khác trên cơ sở kiến nghị của chủ tịch:

1. một công chức nhà nước hạng 2 hoặc cao hơn với kinh nghiệm về quản lý độc quyền và thương mại lành mạnh

2. quan toà, công tố viên, hoặc luật sư với tối thiểu 15 năm kinh nghiệm

3. phó giáo sư, giáo sư hoặc những người có học vị tương tự tại các viện nghiên cứu được xác nhận với tối thiểu 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực luật, kinh tế, hoặc quản trị kinh doanh tại các trường đai học

4. các nhà quản lý doanh nghiệp hoặc các cá nhân tham gia vào những hoạt động bảo vệ người tiêu dùng với tối thiểu 15 năm kinh nghiệm.

(3). Chủ tịch và Phó Chủ tịch sẽ được xem là các chính trị gia trong khi những thành viên thường trực khác được xem là các quan chức chính phủ đặc biệt cấp 1.

(4). Chủ tịch, Phó chủ tịch và người đứng đầu ban thư ký theo các quy định của điều 47 sẽ là những người đại diện điều hành bất kể những quy định của Điều 9 của Luật tổ chức Chính phủ

Điều 37-2: Phân loại Uỷ ban

Việc triệu tập Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ được phân loại giữa uỷ ban bao gồm tất cả các loại uỷ vên (gọi chung là "Uỷ ban đầy đủ") và loại hình họp ban bao gồm một uỷ viên thường trực và 3 uỷ viên (gọi chung là "Tiểu ban")

Điều 37-3: Các vấn đề trong phạm vi xét xử của Uỷ ban đầy đủ và Tiểu ban

(1). Uỷ ban đầy đủ sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng về những vấn đề sau đây:

1. Thay đổi những quyết định trước đây liên quan tới cách hiểu và áp dụng các đạo luật, nghị định, quy tắc và việc khai báo

2. Đưa ra những ý kiến phản đối theo các quy định trong Điều 53 Luật này

3. Những vấn đề chưa được Tiểu ban hoàn thiện hoặc những vấn đề mà Tiểu ban đã đưa lên Uỷ ban đầy đủ để xem xét và quyết định

4. Những vấn đề có hậu quả kinh tế nghiêm trọng và những vấn đề khác mà Uỷ ban đầy đủ thừa nhận là nó cần phải giải quyết

(2). Tiểu ban sẽ xem xét và quyết định về những vấn đề ngoài những vấn đề được liệt kê ở trên trong khoản 1.

Điều 38: Chủ tịch

1. Chủ tịch là đại diện cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh

2. Chủ tịch có thể tham dự và diễn thuyết tại các cuộc họp của Nội các

3. Nếu Chủ tịch không thể thực hiện nhiệm vụ của mình vì bất kỳ một lý do nào đó, Phó Chủ tịch sẽ tiến hành những nhiệm vụ đó thay cho Chủ tịch. Và nếu cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch đều không thể thực thi các nhiệm vụ của mình vì những lý do nào đó, một uỷ viên thường trực cao cấp sẽ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ này.

Điều 39: Nhiệm kỳ của Uỷ viên

Nhiệm kỳ của một uỷ viên sẽ là 3 năm và chỉ có thể được gia hạn một lần

Điều 40: Bảo đảm vị trí của Uỷ viên

Không thể bãi nhiệm uỷ viên ngoại trừ trong những trường hợp sau đây:

1. Nếu một uỷ viên đã bị kết án tù nếu không có mức phạt lao động nặng hoặc hình thức phạt nặng hơn

2. Nếu một uỷ viên không thể thực hiện những nhiệm vụ của mình do bị ốm đau về mặt thể chất hoặc tinh thần trong một khoảng thời gian dài

Điều 41: Cấm sự tham gia của các uỷ viên vào những hoạt động chính trị

Không một uỷ viên nào được tham gia vào bất kỳ một đảng phái chính trị nào hoặc tham gia vào những hoạt động chính trị.

Điều 42: Trình tự tiến hành cuộc họp và số đại biểu tối thiểu cần có mặt để ra quyết định

1. Các cuộc họp của Uỷ ban đầy đủ sẽ do Chủ tịch chủ toạ và quyết định sẽ được đưa ra trên cơ sở nhất trí của đa số các uỷ viên của Uỷ ban đầy đủ.

2. Các cuộc họp của tiểu ban sẽ do uỷ viên thường trc chủ toạ và quyết định sẽ do tất cả những uỷ viên có mặt tại cuộc họp của Tiểu ban đưa ra và trên cơ sở nhất trí của tất cả những uỷ viên có mặt.

Điều 43: Tính công khau của những ý kiến thảo luận và các quyết định và tính bí mật của các thoả thuận

1. Những ý kiến thảo luận và quyết định của Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ được công bố công khai ; tuy nhiên, với điều kiện là quy định nói trên sẽ không được áp dụng trong những trường hợp cần phải có sự bảo vệ những bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội thương mại

2. Những thoả thuận đối với các quyết định về các trường hợp được đưa lên Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ không được công bố công khai.

Điều 43-2: Duy trì trật tự trong phiên toà xét xử

Chủ toạ của Uỷ ban đầy đủ hoặc Tiểu ban có thể ra lệnh về việc thực hiện những biện pháp cần thiết đối với các phía có liên quan, các nhân chứng và những quan sát viên tham dự phiên toà với mục đích duy trì trật tự trong phiên toà xét xử.

Điều 44: Loại trừ, kiện và rút các uỷ viên

(1). Các uỷ viên sẽ bị loại khỏi các cuộc thảo luận và ra quyết định trong những trường hợp dưới đây:

1. Những trường hợp trong đó Uỷ viên, vợ hoặc chồng hiện tại hoặc trước đây của uỷ viên đó là phía có liên quan trực tiếp, cùng cấp tín dụng hoặc cùng nợ.

2. Những trường hợp trong đó uỷ viên có mối quan hệ với phía có liên quan trực tiếp hoặc công ty sử dụng uỷ viên đó tư vấn cho phía có liên quan trực tiếp những vấn đề về quản lý và pháp luật;

3. Những trường hợp trong đó uỷ viên hoặc một công ty mà tại đó uỷ viên làm việc đã ra làm chứng

4. Những trường hợp trong đó uỷ viên hoặc một công ty mà uỷ viên đó làm việc đã là hoặc đang là ngươì đại diện cho phía có liên quan trực tiếp

5. Những trường hợp trong đó uỷ viên hoặc công ty nơi uỷ viên đó làm việc đã bị xử lý về mặt hành chính hoặc đã tham gia vào một hành động sai sót nào đó

(2). Phía có liên quan trực tiếp có thể lập hồ sơ phản kháng đối với uỷ viên nếu phía có liên quan trực tiếp có lý do để tin rằng việc xem xét và quyết định lành mạnh là không thể có được từ người uỷ viên đó. Đối với hồ sơ phản kháng này, Chủ tịch có thể ra quyết định mà không cần có sự xem xét và quyết địnhcủa Uỷ ban.

(3). Nếu bản thân người uỷ viên thuộc vào một trong những trường hợp quy định trong khoản 1 hoặc 2, người uỷ viên đó có thể tự nguyện rút lui không tham gia vào quá trình xem xét và quyết định đối với trường hợp đó.

Điều 45: Chữ ký của Uỷ viên và đóng dấu

Nếu Uỷ ban Thương mại lành mạnh đưa ra một nghị quyết vi phạm các quy định của luật này, Uỷ ban đó sẽ phải đệ trình báo cáo về nghị quyết đó, nêu rõ những lý do để đưa ra nghị quyết đó, và các uỷ viên tham gia vào nghị quyết đó sẽ ký tên và đóng dấu lên trên bản báo cáo đó.

Điều 46: Giả thiết về vị trí công chức trong trường hợp áp dụng mức phạt

Đối với một uỷ viên của Uỷ ban Thương mại lành mạnh không phải là công chức, trong khi áp dụng những mức phạt khác nhau gắn liên với luật hình sự và các luật khác, người đó sẽ được coi là một công chức.

Điều 47: Thành lập Ban Thư ký

Ban Thư ký sẽ được thiết lập nằm trong Uỷ ban Thương mại lành mạnh để giải quyết những vấn đề của Uỷ ban Thương mại lành mạnh .

Điều 48: Các quy định về tổ chức

1. Những vấn đề, ngoài những vấn đề được quy định trong luật này, cần thiết cho việc tổ chức Uỷ ban Thương mại lành mạnh , sẽ được xác định trong nghị định của Tổng thống.

2. Những vấn đề không được quy định trong luật này nhưng cần thiết cho sự hoạt động của Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ được xác định theo Những Nguyên tắc của Uỷ ban Thương mại lành mạnh .

Chương 10

thủ tục điều tra và các vấn đề khác

Điều 49: Phát hiện và báo cáo các trường hợp vi phạm

1. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể tiến hành điều tra dựa trên thẩm quyền của mình khi Uỷ ban này thấy rằng đã xảy ra hoặc đang xảy ra hiện tượng vi phạm luật này

2. Bất kỳ một người nào biết rằng đang có hay đã có sự vi phạm luật này có thể báo cáo lên Uỷ ban Thương mại lành mạnh .

3. Khi tiến hành điều tra theo những quy định của khoản (1) và (2), Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ thông báo bằng văn bản cho phía có liên quan về kết quả điều tra

4. Uỷ ban Thương mại lành mạnh không được phép ra lệnh về việc tiến hành bất kỳ một biện pháp điều chỉnh nào hoặc áp đặt bất kỳ một khoản tiền phạt nào đối với việc vi phạm luật này nếu 5 năm đã trôi qua kể từ khi chấm dứt hành động vi phạm.

Điều 50: Điều tra và xét xử về các trường hợp vi phạm

(1). Nếu thấy cần thiết phải cưỡng ép thi hành luật này, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể thực hiện những biện pháp sau đây theo đúng với các tr ình tự, thủ tục được quy định trong Nghị định của Tổng thống:

1. Triệu tập các phía có liên quan hoặc các nhân chứng tới phiên toà xét xử và làm chứng.

2. Chỉ định những người đánh giá cấp chuyên viên và thu nhận những ý kiến đóng góp của họ

3. Ra lệnh cho doanh nghiệp, hiệp hội thương mại hoặc các quan chức và nhân viên của những tổ chức này đệ trình báo cáo về các chi phí và những điều kiện kinh doanh hoặc những vấn đề được xem là cần thiết; hoặc giữ những tài liệu hoặc vật chứng được đệ trình

(2). Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể, nếu thấy cần thiết để thi hành luật này, uỷ quyền cho các công chức thuộc Uỷ ban (bao gồm cả những công chức thuộc về cơ quan được uỷ quyền theo đúng với những quy định của điều

65) tới các văn phòng hoặc nơi làm việc của doanh nghiệp hoặc hiệp hội thương mại; và tiến hành những cuộc điều tra về các vụ việc, các điều kiện kinh doanh, sổ sách và chứng từ, và những tài liệu hoặc vật chứng liên quan; và nghe lời làm

chứng của các phía có liên quan và những nhân chứng tại những nơi được quy định trong Nghị định của Tổng thống

(3). Công chức nhà nước chịu trách nhiệm tiến hành điều tra theo những quy định của khoản (2) nói trên, có thể ra lệnh cho doanh nghiệp, hiệp hội thương mại hoặc các công chức và nhân viên của những tổ chức này phải đệ trình tài liệu hoặc vật chứng được xem là cần thiết cho các cuộc điều tra và nắm giữ những tài liệu hoặc vật chứng được đệ trình.

(4). Công chức Nhà nước chịu trách nhiệm tiến hành điều tra theo những quy định của khoản 2 nói trên sẽ phải xuất trình chứng chỉ cho thấy việc anh ta được uỷ quyền cho những người có liên quan.

(5). Uỷ ban Thương mại lành mạnh , nếu thấy không có cách nào khác ngoài việc thu nhận thông tin hoặc tài liệu có liên quan tới những vụ giao dịch tài chính để xác nhận những vụ giao dịch tài chính không lành mạnh (gọi chung là "Thông tin về các vụ giao dịch tài chính") có liên quan tới các cuộc điều tra đối với các công ty thành viên của những tập đoàn kinh doanh lớn bị nghi ngờ có vi phạm tới những quy định của tiết 7, khoản 1 của điều 23, có thể yêu cầu người đứng đầu các tổ chức tài chính đệ trình thông tin về các vụ giao dịch tài chính dưới dạng văn bản với những thông tin gắn liền với những tiết dưới đây. Người đứng đầu được yêu cầu này phải có trách nhiệm nộp thông tin.

1. hồ sơ về những người tham gia vào các hành vi kinh doanh không lành mạnh

2. mục đích sử dụng

3. chi tiết về những thông tin giao dịch tài chính được yêu cầu (Thông tin nàyliên quan tới các vụ giao dịch không lành mạnh giữa các công ty thành viên với các định chế tài chính được thực hiện bởi bất kỳ một người nào được xác định là tham gia vào hoạt động kinh doanh không lành mạnh giữa các công ty thành viên )

(6). Khi các định chế tài chính được yêu cầu đệ trình thông tin về giao dịch tài chính cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh theo khoản 5 nói trên, những định

chế này sẽ phải thông báo về nội dung chính yếu, mục đích sử dụng, hồ sơ của phía được cung cấp thông tin và ngày chuyển giao thông tin giao dịch tài chính bằng văn bản cho người nắm giữ quyền sở hữu trong vòng 10 ngày kể từ ngày đệ trình.

(7). Khi Uỷ ban Thương mại lành mạnh yêu cầu các định chế tài chính đệ trình thông tin về các vụ giao dịch tài chính theo những quy định của khoản (5) nói trên, Uỷ ban sẽ lưu vào hồ sơ các thông tin này và giữ hồ sơ trong vòng 3 năm kể từ ngày có yêu cầu.

8. Không ai khi được cung cấp những thông tin về các vụ giao dịch tài chính được chuyển hoặc công bố thông tin cho những người khác cũng như được sử dụng thông tin ngoài những mục đích được quy định.

Điều 51: Kiến nghị về việc tuân thủ biện pháp điều chỉnh

1. Khi một doanh nghiệp hay một hiệp hội thương mại đã có những hành vi vi phạm các điều khoản của Luật này, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể ra quyết định về một biện pháp điều chỉnh và yêu cầu doanh nghiệp hoặc Hiệp hội Thương mại nói trên phải tuân thủ theo biện pháp đó.

2. Một người khi được yêu cầu phải tuân theo những quy định của khoản 1 sẽ phải thông báo cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh về việc liệu mình có chấp nhận yêu cầu đó hay không trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thông báo về yêu cầu đó.

3. Khi người phải tuân theo yêu cầu theo đúng với các quy định của khoản

1 chấp nhận yêu cầu này, người ta sẽ cho rằng một biện pháp điều chỉnh như vậy đã được thực hiện theo các quy định cuả luật này.

Điều 52: Cơ hội trình bày ý kiến

1. Trước khi ban hành các biện pháp điều chỉnh hoặc áp đặt một khoản tiền phạt đối với hành vi phạm đạo luật này, Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ tạo cơ hội cho các bên có liên quan được trình bày ý kiến của mình.

2. Các bên có liên quan có thể tham dự phiên xét xử của Uỷ ban Thương mại lành mạnh để trình bày ý kiến của mình hoặc xuất trình các chứng từ cần thiết.

Điều 52-2: Đọc công khai những tài liệu có liên quan

Các phía có liên quan có thể yêu cầu Uỷ ban Thương mại lành mạnh đọc hoặc cung cấp cho họ một bản sao những tài liệu có liên quan tới các biện pháp được Uỷ ban thực hiện theo đúng với những điều khoản của luật này. Trong trường hợp như vậy, Uỷ ban Thương mại lành mạnh , hoặc với sự nhất trí của bên đệ trình tài liệu hoặc nếu Uỷ ban thấy cần thiết vì lợi ích của công chúng, sẽ phải đáp ứng yêu cầu này.

Điều 53: Kháng án

1. Bất kỳ một bên nào không thoả mãn với những biện pháp do Uỷ ban Thương mại lành mạnh tiến hành theo đạo luật này có thể lập hồ sơ kháng án chỉ rõ những lý do kháng án lên Uỷ ban Thương mại lành mạnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về những biện pháp nói trên.

2. Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ ra quyết định về hồ sơ kháng án theo khoản 1 nói trên trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng án; tuy nhiên, với điều kiện là thời hạn này có thể được gia hạn trong vòng 30 ngày nếu không thể ra được quyết định do những tình huống bất khả kháng.

Điều 53-2: Đình chỉ việc thi hành lệnh điều chỉnh

1. Theo yêu cầu của bên có liên quan hoặc theo chính thẩm quyền của mình, Uỷ ban có thể quyết định đình chỉ việc thi hành lệnh (gọi chung là "Đình chỉ việc thi hành") nếu người phải thi hành lệnh điều chỉnh làm đơn phản đối theo khoản (1) của điều 53 và nếu Uỷ ban Thương mại lành mạnh thấy cần thiết phải ngăn ngừa những thiệt hại không thể khắc phục được do kết quả của việc thi hành lệnh này.

2. Tiếp theo quyết định đình chỉ, Uỷ ban Thương mại lành mạnh, theo yêu cầu của phía có liên quan hoặc theo chính thẩm quyền của mình, ra quyết định

huỷ bỏ quyết định đình chỉ việc thi hành nếu lý do cho việc đình chỉ không còn tồn tại nữa.

Điều 54: Lập hồ sơ kiện

1. Bất kỳ một phía nào muốn lập hồ sơ kiện đối với biện pháp xử lý do Uỷ ban Thương mại lành mạnh tiến hành theo đạo luật này có thể lập hồ sơ kiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày phía có liên quan đó nhận được bản gốc của phán quyết về những biện pháp phải thực hiện hoặc kể từ ngày gửi thư kháng án.

2. Khoảng thời gian quy định cho khoản 1 không được phép gia hạn thêm.

Điều 55: Thẩm quyền đặc biệt đối với những vụ kiện đòi chống án

Toàn án tối cao Seoul sẽ có thẩm quyền đặc biệt đối với những vụ chống án được lập hồ sơ theo điều 54.

Điều 55-2: Những thủ tục để xử lý các vụ kiện

Những vấn đề cần thiết cho việc xử lý những trường hợp vi phạm các quy định của luật này sẽ do Uỷ ban Thương mại lành mạnh xác định và thông báo cho bên có liên quan.

Chương 10-2

áp đặt và thu tiền phạt

Điều 55-3: Áp đặt các khoản tiền phạt

(1). Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ tính đến những tình tiết sau trong quá trình áp đặt những khoản tiền phạt theo những quy định trong đạo luật này:

1. Bản chất và mức độ vi phạm

2. Thời gian và số lần vi phạm

3. Quy mô lợi ích có được từ vi phạm

(2). Nếu doanh nghiệp vi phạm những quy định của đạo luật này tham gia vào việc hợp nhất, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể xem như việc vi phạm đó đã bị phạm phải bởi doanh nghiệp tiếp tục tồn tại sau khi có việc hợp nhất hoặc bởi doanh nghiệp được thiết lập nên từ việc hợp nhất và áp đặt và thu tiền phạt trên cơ sở đó.

(3). Những tiêu chuẩn để áp đặt các khoản tiền phạt theo khoản 1 nói trên sẽ được xác định trong Nghị định của Tổng thống.

Điều 55-4: Gia hạn thời kỳ thanh toán tiền phạt và thanh toán trên cơ sở trả dần

(1). Nếu số tiền phạt vượt quá số tiền quy định trong Nghị định của Tổng thống và nếu vì một trong những lý do dưới đây, Uỷ ban Thương mại lành mạnh thấy rằng người bị áp đặt khoản tiền phí (gọi chung là "Người phải trả tiền phạt") không thể trả toàn bộ khoản tiền phạt một lúc, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể gia hạn thời kỳ thanh toán hoặc thu xếp cho việc thanh toán trên cơ sở trả góp. Trong trường hợp này, nếu Uỷ ban Thương mại lành mạnh thấy cần thiết, Uỷ ban có thể yêu cầu việc thế chấp.

1. Phải gánh chịu một khoản thất thoát lớn về tài sản do bị tai hoạ hoặc cướp.

2. Doanh nghiệp phải đương đầu với một mối đe doạ lớn do sự xuống cấp các điều kiện kinh doanh.

3. Dự kiến sẽ có một khó khăn tài chính lớn do phải thanh toán do việc phải trả toàn bộ một lúc khoản tiền phạt

4. Những lý do khác tương tự với những lý do từ tiết 1 tới tiết 3.

(2). Người phải trả tiền phạt nếu mong muốn được gia hạn thời kỳ thanh toán hoặc nộp đơn xin trả dần theo các quy định của khoản (1) sẽ phải nộp một tờ đơn như vậy cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh 10 ngày trước khi hết hạn thời kỳ thanh toán ban đầu.

(3). Nếu người phải trả tiền phạt đã được gia hạn thời kỳ thanh toán tiền phạt hoặc đã được phép trả dần theo các quy định của khoản (1) rơi vào một trong những loại dưới đây, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể huỷ quyết định gia hạn thời kỳ thanh toán tiền phạt hoặc quyết định cho phép việc thanh toán trả dần và thu toàn bộ số tiền phạt:

1. Không trả dần tiền phạt vào những thời điểm phải thanh toán

2. Không tuân theo lệnh của Uỷ ban Thương mại lành mạnh trong khi những lệnh này là cần thiết cho việc thay đổi khoản đặt cọc hoặc bảo tồn khoản đặt cọc

3. Không có khả năng thanh toán đầy đủ tiền phạt hoặc số tiền phạt còn lại do có những công vụ bắt buộc, tiến hành đấu giá, phá sản, giải thể công ty, thanh toán những khoản thuế địa phương hoặc quốc gia trong những lĩnh vực còn nợ thuế..

(4). Những vấn đề cần thiết cho việc gia hạn thời kỳ thanh toán tiền phạt hoặc cho phép việc thanh toán trả dần theo các khoản (1) và (3) sẽ được xác định theo Nghị định của Tổng thống.

Điều 55-5: áp đặt các khoản tiền phạt và thanh toán những khoản tiền

nợ

1. Nếu một người phải trả các khoản tiền phạt không trả được tiền phạt trong khoảng thời hạn thanh toán, Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ thu những khoản tiền đó theo như quy định của Nghị định Tổng thống trong khoảng thời gian tính từ ngày ngay sau khi hết hạn và ngày ngay trước ngày vụ thanh toán cuối cùng được thực hiện.

2. Nếu một người phải trả các khoản tiền phạt không trả được tiền phạt trong khoảng thời hạn thanh toán, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể đặt ra một khoảng thời hạn nhất định và gửi một thông báo yêu cầu. Nếu người phải trả các khoản tiền phạt không trả những khoản tiền phạt theo các quy định của khoản (1) trong khoảng thời gian quy định, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể thu số tiền này theo những cách thức thu các khoản thuế quốc gia còn nợ.

3. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể giao phó những vụ việc liên quan tới việc thu các khoản tiền phạt và những khoản nợ bổ sung hay các khoản nợ đọng theo các quy định của khoản (1) và (2) cho Lãnh đạo của Cục Quản lý Thuế quốc gia.

4. Những vấn đề cần thiết cho việc thu các khoản tiền phạt sẽ được xác định như trong Nghị định của Tổng thống.

Chương 11

bồi thường thiệt hại

Điều 56: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Một doanh nghiệp hay Hiệp hội thương mại mà vi phạm đạo luật này và do đó, gây tổn hại tới một phía nào đó sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người bị hại.

2. Không một doanh nghiệp hay hiệp hội thương mại nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản (1) có thể tự miễn cho mình một trách nhiệm như vậy bằng cách chứng tỏ mình không cố tình hay chỉ do sao nhãng mà gây nên hành vi làm người khác bị tổn hại.

Điều 56-2: Chuyển giao các tài liệu

Khi một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại được thụ lý theo điều 56, ban bồi thẩm, nếu thấy cần thiết, có thể yêu cầu Uỷ ban Thương mại lành mạnh chuyển giao các tài liệu có liên quan tới vụ kiện. (bao gồm giấy triệu tập đối với các bên liên quan, nhân chứng, hoặc những người đánh giá và các hồ sơ tốc ký và những tài liệu khác có thể được sử dụng làm bằng chứng trong phiên toà)

Điều 57: Giới hạn đối với những khiếu nại đòi tiền phạt và các vấn đề có liên quan

1. Quyền đòi khiếu nại theo như quy định trong điều 56 không được phép thực hiện cho tới khi những biện pháp điều chỉnh theo như quy định trong đạo luật này đã mang tính kết luận cuối cùng; tuy nhiên, với điều kiện là điều này sẽ

không hạn chế việc kiện đòi bồi thường theo các quy định của điều 750 của

Luật dân sự.

2. Quyền đòi khiếu nại theo khoản (1) sẽ hết hạn sau 3 năm kể từ ngày được phép thực hiện quyền này.

Chương 12

Các trường hợp miễn trừ

Điều 58: Các hành động hợp pháp được thực hiện theo các đạo luật

Luật này sẽ không được áp dụng đối với những hành động của một doanh nghiệp hay hiệp hội thương mại mà được tiến hành theo đúng với bất kỳ một đạo luật nào hay bất kỳ một nghị định nào dưới những luật này.

Điều 59: Thực hiện quyền sở hữu vô hình

Luật này sẽ không được áp dụng đối với những hành động được thực hiện theo Luật Bản quyền, Luật Bằng sáng chế, Luật Mô hình tiện ích, Luật Thiết kế hoặc Luật Nhãn hiệu thương mại.

Điều 60: Hành động của hợp tác xã

Luật này sẽ không được áp dụng đối với những hành động của một hợp tác xã được thành lập theo những tiêu chuẩn dưới đây (bao gồm cả các liên minh hợp tác xã); tuy nhiên, quy định nói trên sẽ không được áp dụng đối với các hành vi thương mại không lành mạnh hay trong trường hợp sự cạnh tranh bị hạn chế một cách đáng kể và do đó, dẫn tới việc tăng giá không phù hợp:

1. Mục đích của hợp tác xã là đem lại sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhỏ hay giữa những người tiêu dùng;

2. Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở tự nguyện và các thành viên của hợp tác xã có thể gia nhập và rút lui khổi hợp tác xã một cách tự nguyện

3. Mỗi thành viên đều có quyền bỏ phiếu như nhau; và

4. Nếu lợi nhuận được phân bổ cho các thành viên, những hạn mức đối với các khoản lợi nhận có thể được phân bổ như vậy sẽ được quy định trong những điều lệ thành lập công ty.

Chương 13

Các điều khoản bổ sung

Điều 62: Trách nhiệm bảo vệ sự tuyệt mật

Không một thành viên hay quan chức chính phủ nào tham gia hoặc đã tham gia vào việc thực hiện những nghĩa vụ quy định theo đạo luật này được tiết lộ những bí mật thương mại của các doanh nghiệp hay các hiệp hội thương mại có được trong tiến trình thực hiện những nghĩa vụ của mình hay lợi dụng những bí mật đó vì một mục đích khác ngoài mục đích thi hành đạo luật này.

Điều 63: Tư vấn đối với việc ban hành các đạo luật và nghị định hạn chế cạnh tranh

1. Khi người đứng đầu một cơ quan hành chính hữu quan có ý định ban hành hay sửa đổi bất kỳ một đạo luật hay nghị định nào quy định về vấn đề hạn chế cạnh tranh ví dụ như ấn định giá cả hoặc các điều khoản thương mại, những hạn chế đối với việc thâm nhập thị trường hay các hoạt động kinh doanh, những hành động hạn chế không phù hợp hay những hoạt động bị cấm của các hiệp hội thương mại; hay dự định ban hành lệnh hay tiến hành các biện pháp chống lại hay cấp uỷ quyền cho doanh nghiệp hay hiệp hội thương mại, trong đó có bao gồm những chi tiết cụ thể làm hạn chế cạnh tranh theo như quy định nói trên, người đứng đầu này sẽ phải tham khảo ý kiến của Uỷ ban Thương mại lành mạnh trước khi thực hiện ý định này.

2. Khi người đứng đầu cơ quan hành chính hữu quan này có ý định ban hành hay sửa đổi bất kỳ một nguyên tắc hay thông báo nào mà trong đó có những chi tiết làm hạn chế cạnh tranh, người này sẽ phải thông báo trước cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh về nội dung của văn bản ban hành này hay của việc sửa đổi này.

3. Khi người đứng đầu cơ quan hành chính hữu quan này đã ban hành lệnh hoặc thực hiện những biện pháp nhằm chống lại hoặc cấp uỷ quyền mà trong đó có chứa những chi tiết hạn chế cạnh tranh theo như quy định trong khoản (1), người này sẽ phải thông báo cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh về nội dung của những mệnh lệnh hoặc biện pháp hoặc những uỷ quyền như vậy.

4. Khi được thông báo theo đúng với những quy định của khoản (2), nếu Uỷ ban Thương mại lành mạnh cảm thấy rằng những quy định và thông báo dự định được ban hành và sửa đổi có chứa những chi tiết làm hạn chế cạnh tranh, Uỷ ban có thể trình bày ý kiến của mình với người đứng đầu của cơ quan quản lý hữu quan về sự cần thiết phải điều chỉnh những chi tiết làm hạn chế cạnh tranh. Quy định này cũng được áp dụng đối với các đạo luật và nghị định đã được ban hành hoặc sửa đổi mà không có sự tham khảo ý kiến theo như những quy định trong khoản (1), đối với những quy định và thông báo đã được ban hành hay sửa đổi mà không có sự thông báo trước, và những mệnh lệnh và việc cấp uỷ quyền không có sự thông báo trước.

Điều 64: Sự hợp tác từ phía người đứng đầu của những cơ quan hữu quan

1. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể hỏi ý kiến của những người đứng đầu các cơ quan quản lý hưũ quan, các cơ quan khác, hoặc các các tập đoàn nếu Uỷ ban thấy việc làm này là cần thiết trước khi ban hành đạo luật này.

2. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể yêu cầu những người đứng đầu các cơ quản lý hữu quan, các cơ quan khác hay các tập đoàn tiến hành những cuộc điều tra cần thiết hoặc đệ trình thông tin cần thiết nếu Uỷ ban thấy những hành động như vậy là cần thiết để ban hành đạo luật này.

3. Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể yêu cầu sự hợp tác từ những người đứng đầu các cơ quan quản lý hữu quan, các cơ quan khác hay các tập đoàn nếu Uỷ ban này thấy sự hợp tác như vậy là cần thiết đề bảo đảm việc chấp hành một biện pháp điều chỉnh được ban hành theo đúng với đạo luật này.

Điều 65: Uỷ quyền và giao quyền

Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể trao một phần quyền lực có được theo quy định của đạo luật này cho người đứng đầu của bất kỳ một cơ quan nào thuộc quyền kiểm soát của Uỷ ban, Thị trưởng thành phố Seoul, thị trưởng các thủ phủ, Thống đốc tỉnh, hoặc người đứng đầu của bất kỳ một cơ quan hành chính hữu quan nào theo đúng với quy định trong Nghị định của Tổng thống.

Chương 14

Xử lý vi phạm

Điều 66: Các quy định về vấn đề phạt

(1). Những vi phạm dưới đây sẽ có thể bị phạt tù tới 3 năm hoặc phạt tiền tới 200 triệu won:

1. Tham gia vào một hành vi lạm dụng vi phạm điều 3-2 (Cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường)

2. Tham gia vào một tập hợp kinh doanh vi phạm những quy định của khoản

(1) hoặc (3) của điều 7 (Hạn chế các tập hợp kinh doanh)

3. Vi phạm các tiết trong khoản (1) hoặc khoản (2) của điều 8-2 (Những hoạt động bị cấm của công ty mẹ )

4. Thiết lập hoặc chuyển một công ty thành một công ty mẹ vi phạm vào điều 8-3 (Hạn chế việc thiết lập một công ty mẹ bởi những Tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu sự hạn chế về việc bao lãnh các khoản nợ)

5. Mua hoặc nắm giữ cổ phần, vi phạm vào điều 9(Cấm việc đầu tư vốn chéo)

6. Bảo lãnh những khoản nợ vi phạm vào khoản (1) của điều 10-2(Hạn chế đối với việc bảo lãnh các khoản nợ cho những công ty thành viên ) và khoản (1) của điều 10-3 (Bỏ những bảo lãnh nợ hiện có)

7. Thực hiện quyền bỏ phiếu vi phạm vào điều 11(Hạn chế đối với quyền bỏ phiếu của các công ty tài chính và bảo hiểm) hoặc điều 18 (áp đặt việc chấp hành các biện pháp điều chỉnh)

8. Thực hiện hành vi trốn tránh trách nhiệm vi phạm vào điều 15 (Cấm việc trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật

9. Tham gia vào những hành vi phối hợp không thích hợp vi phạm vào những quy định trong các tiết của khoản (1), điều 19 (Cấm các hành vi thông đồng không phù hợp)

10. Tham gia vào những hoạt động bị cấm của các hiệp hội thương mại vi phạm vào tiết 1 của khoản (1), điều 26 (Những hoạt động bị cấm của các hiệp hội thương mại)

(2). Mức án tù và mức tiền phạt được quy định trong khoản 1 có thể được áp đặt một cách đồng thời.

Điều 67: Các quy định về vấn đề phạt

won:

Những vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tù tới 2 năm hoặc phạt tiền tới 150 triệu

1. Đã bãi bỏ

2. Tham gia vào các hành vi kinh doanh không lành mạnh vi phạm vào khoản (1) của điều 23 (Cấm các hành vi kinh doanh không bình đẳng)

3. Vi phạm tiết 2,3,4,5 của điều 26 , khoản 1 (Các hoạt động bị cấm)

4. Tham gia vào việc duy trì giá bán lại vi phạm vào khoản (1) của điều 29 (Những hạn chế đối với việc duy trì giá bán lại)

5. Tham gia vào một hợp đồng quốc tế vi phạm vào khoản (1) của điều 32 (Hạn chế đối với việc ký kết những hợp đồng quốc tế bất hợp lý)

6. Không chấp hành những biệc pháp điều chỉnh theo điều 5 (Các biện pháp điều chỉnh), điều 16 (Các biện pháp điều chỉnh) khoản 1, điều 21 (Các biện pháp

điều chỉnh), điều 24 (Các biện pháp điều chỉnh), điều 27 (Các biện pháp điều chỉnh ), điều 30 (Sửa đổi hợp đồng duy trì giá bán lại ), điều 31 (Các biện pháp điều chỉnh) hoặc điều 34 (Các biện pháp điều chỉnh)

7. Không tiến hành việc kiểm toán thông qua một kiểm toán viên nhà nước được chứng nhận, vi phạm vào khoản 5 của điều 14 (Chỉ định những tập đoàn kinh doanh lớn…)

Điều 68: Các quy định về mức phạt

Những vi phạm dưới đây có thể bị phạt tiền tới 100 triệu won:

1. Không lập hồ sơ báo cáo hay báo cáo sai về việc thiết lập hay chuyển đổi thành một công ty mẹ , vi phạm vào điều 8 (Báo cáo về việc thiết lập hay chuyển đổi thành các công ty mẹ )

2. Không lập hồ sơ báo cáo hay báo cáo sai về những hoạt động kinh doanh của các công ty mẹ và các công ty thành viên vi phạm vào khoản 3, điều 8-2 (Những hoạt động bị cấm của các công ty mẹ )

3. Không lập hồ sơ báo cáo về tình trạng sở hữu cổ phiếu hay bảo lãnh nợ hay lập báo cáo sai về vấn đề này, vi phạm vào điều 13 (Báo cáo về tình trạng sở hữu cổ phiếu), khoản 1 và 2.

4. Không đệ trình các tài liệu được yêu cầu một cách phù hợp theo quy định của khoản 4, điều 14 (Chỉ định các tập đoàn kinh doanh lớn) hoặc đệ trình tài liệu sai.

5. Cung cấp bản đánh giá sai, vi phạm vào tiết 2 của điều 50 (Điều tra và xét xử các trường hợp vi phạm), khoản 1.

6. Không tiến hành thông báo theo như quy định trong khoản 6 của điều 50 (Điều tra và xét xử các trường hợp vi phạm)

Điều 69: Các quy định về vấn đề phạt

1. Những vi phạm vào khoản 8 của điều 50 (Điều tra và xét xử các trường hợp vi phạm) sẽ có thể bị phạt tới 3 năm tù hoặc phạt tiền tới 20 triệu won.

2. Những vi phạm vào điều 62 (Nhiệm vụ bảo vệ tính tuyệt mật) sẽ có thể bị phạt tù tới hai năm hoặc phạt tiền tới 2 triệu won.

Điều 69-2: Các mức xử phạt hành chính

1. Một doanh nghiệp hay một hiệp hội thương mại rơi vào một trong những loại dưới đây sẽ có thể bị xử phạt hành chính tới 100 triệu won; bất kỳ một công chức, một nhân viên hay những phía có liên quan khác của một công ty hay một hiệp hội thương mại

2. Bất kỳ một người nào không tuân thủ theo biện pháp cần thiết để duy trì trật tự, vi phạm vào điều 43-2 (Duy trì trật tự trong phiên toà xét xử) sẽ có thể bị xử phạt tới 1 triệu won.

3. Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ áp đặt và thu tiền phạt quy định trong khoản 1 hoặc 2 theo đúng với trình tự tiến hành quy định trong Nghị định của Tổng thống

4. Bất kỳ một người nào muốn phản đối mức tiền phạt áp đặt theo khoản 3 có thể nộp hồ sơ phản đối lên Uỷ ban Thương mại lành mạnh trong vòng 30 ngày sau khi nhận được thông báo về tiền phạt

5. Trong trường hợp một người lập hồ sơ phản đối theo khoản 4 đối với mức tiền phạt được áp đặt theo khoản 3, Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ thông báo ngay cho toà án có thẩm quyền về vấn đề này và toà án có thẩm quyền ngay khi nhận được thông báo sẽ quyết định về vụ việc này theo đạo luật về các trình tự xét xử những vụ việc không mang tính tranh chấp.

6. Nếu một người phải nộp tiền phạt mà không có sự phản đối trong khoảng thời gian quy định trong khoản 4 cũng không nộp tiền phạt thì số tiền phạt đó sẽ được thu theo cách xử lý các khoản thuế quốc gia bị nợ.

Điều 70: Phạt đồng thời

Nếu đại diện của một pháp nhân (bao gồm cả những tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Quy định này sẽ được áp dụng trong điều này), hay một đại lý, nhân viên hay bất kỳ một người nào khác làm việc cho pháp nhân đó, hay cho một cá nhân đã có vi phạm vào các điều từ 66 tới 68 liên quan tới hoạt động kinh doanh của pháp nhân hay cá nhân đã nói, mức tiền phạt tương ứng sẽ được áp dụng đối với pháp nhân hoặc cá nhân đó cũng như đối với người đã thực sự có hành vi vi phạm.

Điều 71: Lập hồ sơ khiếu nại

1. Không một sự vi phạm nào theo các điều khoản 66 hoặc 67 sẽ bị truy tố cho tới khi Uỷ ban Thương mại lành mạnh đã lập hồ sơ khiếu nại.

2. Khi các hành vi vi phạm vào điều 66 và 67 đã rõ ràng và nghiêm trọng và làm hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, Uỷ ban Thương mại lành mạnh sẽ nộp hồ sơ khiếu nại lên Tổng Công tố viên.

3. Tổng Công tố viên có thể thông báo cho Uỷ ban Thương mại lành mạnh về sự tồn tại của những hành vi đáp ứng những tiêu chuẩn cho việc thiết lập hồ sơ khiếu nại quy định trong khoản 2 và yêu cầu Uỷ ban Thương mại lành mạnh lập hồ sơ khiếu nại

4. Sau khi tiến hành việc truy tố công khai, Uỷ ban Thương mại lành mạnh không thể huỷ bỏ được đơn khiếu nại.

Phụ lục (NGÀY 8.12.1992) Điều 1: Ngày có hiệu lực

Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.4.1993.

Điều 2: Các biện pháp tạm thời đối với tổng số tiền đóng góp

Các quy định bổ sung của tiết 5, điều 10(1) sẽ chỉ được áp dụng đối với những cổ phiếu được tiếp nhận hoặc sở hữu sau ngày có hiệu lực của đạo luật này.

Điều 3: Các biện pháp tạm thời về những giới hạn đối với các khoản bảo lãnh nợ trong những công ty thành viên.

1. Nếu một công ty thuộc về một tập đoàn kinh doanh đã được xác định là một tậo đoàn kinh doanh lớn chịu những giới hạn về việc bảo lãnh nợ kể từ ngày có hiệu lực của đạo luật này hoặc được xác định như vậy trong vòng 3 năm sau ngày có hiệu lực của đạo luật và đã được thông báo về địa vị của công ty theo như quy định trong điều 14(1), mà vào thời điểm xác định như vậy đã vượt quá Số lượng Trần bảo lãnh vào thời điểm thông báo, Tổng số tiền bảo lãnh của công ty đó (gọi chung là "số tiền bảo lãnh đặc biệt")sẽ được xem như là Số lượng Trần bảo lãnh trong vòng 3 năm kể từ ngày có hiệu lực của đạo luật naỳ nhằm mục đích áp dụng điều 10- 2(1); tuy nhiên, với điều kiện là quy định này sẽ không được áp dụng nếu Số lượng Trần bảo lãnh vượt quá Số lượng Bảo lãnh đặc biệt do việc tăng giá trị tài sản tịnh.

2. Nếu cần thíết, Uỷ ban có thể yêu cầu bất kỳ một công ty nào mà đã vượt quá Số lượng bảo lãnh đặc biệt như quy định trong khoản (1) nói trên chuẩn bị và đệ trình một bản báo cáo hàng năm để giải quyết vấn đề vượt mức số lượng trần bảo lãnh thông qua thương nghị với các tổ chức tài chính trong nước.

Phụ lục (22.12.1994) Điều 1: Ngày có hiệu lực

Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.4.1995.

Điều 2: Các biện pháp tạm thời đối với tổng số lượng đầu tư

Nếu một công ty thuộc về một tập đoàn kinh doanh đã được xác định là một tậo đoàn kinh doanh lớn kể từ ngày có hiệu lực của đạo luật này hoặc được chỉ định như vậy trong vòng 3 năm kể từ ngày có hiệu lực và đã được thông báo về địa vị của mình như quy định trong điều 14 (1), mà vào thời điểm được xác định như vậy đã vượt quá số lượng Trần đầu tư tại thời điểm thông báo, Tổng số lượng đầu tư ("Số lượng trần đặc biệt") sẽ được xem như là Số lượng Trần đầu tư trong vòng 3 năm kể từ ngày có hiệu lực của đạo luật này nhằm mục dích thực hiện điều 10(1); tuy nhiên, với điều kiện là nếu số lượng trần đầu tư vượt

quá số lượng trần đặc biệt do việc tăng lên về taì sản tịnh thì quy định này sẽ không được áp dụng và nếu khoảng thời gian trong đó số lượng đầu tư đặc biệt được xem như là số lượng trần đầu tư ngắn hơn khoảng thời gian quy định trong Tiết (ii) của điều 14(3) thì khoảng thời gian này sẽ là 1 năm.

Điều 3: Ví dụ về trường hợp áp dụng

Các quy định sửa đổi của điều 10(2) sẽ chỉ được áp dụng đối với những cổ phiếu được tiếp nhận hoặc sở hữu sau ngày có hiệu lực của đạo luật này.

Phụ lục (30.12.1996) Điều 1: Ngày có hiệu lực

Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1.4.1997

Điều 2: Các biện pháp tạm thời đối với Tổng số lượng đầu tư

Trong khi áp dụng những quy định sửa đổi của điều 10 (Những giới hạn đối với Tổng số vốn đầu tư), nếu giá trị trên sổ sách của các cổ phiếu được tiếp nhận trước ngày có hiệu lực của đaọ luật này thấp hơn so với giá trị mua chúng thì giá trị trên sổ sách sẽ được xem như là giá mua cổ phiếu nói trên.

Điều 3: Các biện pháp tạm thời đối với việc bảo lãnh các khoản nợ

Đối với một công ty thuộc về một tập đoàn kinh doanh lớn phải chịu những giới hạn về việc bảo lãnh các khoản nợ vào thời điểm thi hành đạo luật này, nếu tổng số lượng bảo lãnh nợ của công ty đó giành cho các công ty con trong nước tại thời điểm thi hành đạo luật này vượt quá số lượng trần theo như những quy định đã được sửa đổi trong khoản (1) của điều 10-2 (Những giới hạn đối với việc bảo lãnh các khoản nợ giành cho các công ty thành viên ), tổng số bảo lãnh nợ sẽ được xem là số lượng trần bảo lãnh nợ đối với công ty nói trên cho tới ngày

31.3.1998; tuy nhiên, với điều kiện là quy định nói trên sẽ không được áp dụng khi số lượng trần bảo lãnh nợ vượt quá tổng số bảo lãnh nợ do việc tăng vốn cổ phần của công ty đã nói.

Điều 4: Các biện pháp tạm thời đối với việc phạt

Mức phạt đối với những hành vi vi phạm diễn ra trước khi ban hành đạo luật này sẽ được thực hiện theo những quy định có từ trước.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: