Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020: ĐIỂM TỰA CHO LUẬT SƯ VIỆT NAM

Advertisements

THIÊN LONG

"Từ nay đến năm 2020, số luật sư (LS) sẽ tăng gấp 3 lần (hiện là 5.500 người), tỷ lệ LS trên dân số khoảng 1/12.000 người. Số LS được đào tạo bài bản, trang bị đủ các kỹ năng tranh tụng, tư vấn pháp luật ít nhất đạt 90% và hình thành được ít nhất 150 LS, 30 tổ chức hành nghề LS đạt tiêu chuẩn quốc tế". Đó là những nội dung chính của đề cương Chiến lược phát triển đội ngũ LS đến năm 2020 do các nhà hoạch định chính sách đề ra.

Theo LS Trần Hữu Huỳnh (Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), từ năm 2005 đến 2008, cả nước đã ban hành 17.196 văn bản qui phạm pháp luật. Hiện cả nước có khoảng gần 400.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động. Trong đó, có khoảng gần 300.000 DN hoạt động thực tế. Với số lượng văn bản pháp luật "khổng lồ" và DN không ngừng phát triển như vậy, nhu cầu dịch vụ pháp lý là rất lớn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của các cơ quan chức năng, trong năm 2001, chỉ có 6% số DN từng sử dụng dịch vụ LS, năm 2006 là 13% và rất nhiều tranh chấp "đáng giá" được giải quyết bởi LS nước ngoài. Qua khảo sát, 60% số DN đánh giá chất lượng dịch vụ là trung bình, 30% đánh giá trên trung bình, chỉ 8% cho là "ổn". "Không nên xây dựng chiến lược phát triển LS chỉ chú trọng về số lượng, hay phát triển ở vùng, miền nào Điều quan trọng là phải đảm bảo cho mọi người dân, DN khi cần sử dụng dịch vụ pháp lý (LS) là có. Và đào tạo, bồi dưỡng LS thế nào để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế khách quan đặt ra". LS Trần Hữu Huỳnh nêu quan điểm và chiến lược phát triển đội ngũ LS đến năm 2020 nên đặt mục tiêu xây dựng môi trường cho LS phát triển, không nên đưa ra tiêu chí cụ thể như "LS quốc tế". Bởi vì tiêu chuẩn này khá mù mờ và duy ý chí. Ngoài ra, Nhà nước cần đa dạng các hình thức đào tạo, chứ một mình Học viện Tư pháp đảm nhận sẽ thiếu tính cạnh tranh.

Với góc nhìn khác, LS Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn LS TP Hà Nội) nêu ý kiến: việc xây dựng luật rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, tiếng nói của LS rất "yếu", nếu không muốn nói là rất ít Dự án luật, giới LS được mời tham gia với tư cách là 1 nhóm để tham khảo ý kiến như những đối tượng khác. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế. Số LS là đại biểu Quốc hội quá ít và trong xây dựng luật, họ có tiếng nói quan trọng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2008, cả nước có 41.000 vụ khiếu kiện hành chính, nhưng chỉ có 0,4% vụ có sử dụng dịch vụ LS. Phải chăng, sự hiểu biết về vai trò, vị trí của LS của người dân còn hạn chế? Chánh Văn phòng Liên đoàn LS Việt Nam Nguyễn Thanh Bình khẳng định: các qui định bảo đảm cho LS hành nghề là "không thiếu", nhưng "pháp luật được đặt ra như chiếc "bánh vẽ", bởi thiếu chế tài thực hiện"! Chúng ta vẫn cứ hy vọng Chiến lược phát triển đội ngũ LS đến năm 2020 biết đâu sẽ là điểm tựa chắc chắn giúp cho LS của Việt Nam ngang tầm khu vực và hội nhập được với thế giới?

SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT

Trích dẫn từ:

http://doisongphapluat.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=5&ID=2280

Exit mobile version