admin@phapluatdansu.edu.vn

BÁO CÁO SỐ 46/BC-BTTTT NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2009 CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỀ VIỆC TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TẠI KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XII

Kính gửi: Các vị Đại biểu Quốc hội

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XII, một số đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ Thông tin và Truyền thông về trách nhiệm quản lý của Bộ đối với lĩnh vực quản lý báo chí; nội dung thông tin trên Intemet và triển khai quy hoạch hạ tầng viễn thông. Căn cứ các quy định của Luật tổ chức Quốc hội và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông xin trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, đồng thời cung cấp thêm thông tin cho các đại biểu về tình hình hoạt động báo chí, Intemet, viễn thông và công tác QLNN các lĩnh vục trên mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện trong thời gian qua như sau:

1. Về công tác quản lý báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử và việc kiểm tra xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật về báo chí:

Những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Một số nước lớn tiếp tục dùng sức ép kinh tế và chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ nhiều quốc gia. Khủng bố, bạo lực và xung đột sắc tộc tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, khủng hoảng kinh tế đã tác động đến mọi nền kinh tế trên thế giới. Các thành tựu về khoa học – công nghệ tiên tiến có tác động mạnh mẽ, sâu rộng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội quy mô toàn cầu.

Trong nước, tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá; Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, quan hệ đối ngoại được tăng cường trên nhiều mặt đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã có tác động nhất định tới đời sống kinh tế – xã hội của đất nước; lợi dụng những mặt tồn tại, yếu kém và tình trạng khiếu kiện trong nước, các thế lực thù địch ở bên ngoài tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá Việt Nam trên nhiều mặt, đặc biệt là hoạt động phá hoại về tư tưởng diễn ra quyết liệt.

Thực hiện Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, trong thời gian qua, cơ quan chỉ đạo và quản lý bản chí đã thống nhất triển khai một số mặt công tác trọng tâm như: tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản báo chí; Hội nghị các cơ quan quản lý báo chí trên toàn quốc; Hội nghị toàn quốc tổng kết 8 năm thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 5, khoá X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo và sự quan tâm của Đảng đối với công tác báo chí.

Hoạt động báo chí ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận, định hướng dư luận xã hội, nhất là trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

1.1. Sự phát tri én của báo chí Việt Nam trong những năm gần đây : Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, về cơ bản báo chí nước ta vẫn phát triển đúng định hướng, đúng pháp luật, thực sự là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với 4 loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), báo chí nước ta đã trở thành hệ thống thông tin đa phương tiện, làm tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân và phản ánh, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp.

Tính đến tháng 10 năm 2009, trên lĩnh vực báo chí in, cả nước có tới 709 cơ quan báo chí (Báo chí Trung ương: 496; Báo chí địa phương: 213), trong đó khối cơ quan báo chí Trung ương có một hãng thông tấn quốc gia, 76 báo, 420 tạp chí; khối báo chí địa phương có 99 báo, 114 tạp chí. Lĩnh vực phát thanh và truyền hình, cả nước hiện có 67 đài phát thanh, truyền hình gồm 03 đài phát thanh, truyền hình ở trung ương (VTV,VTC, VOV) và 64 đài phát thanh, truyền hình của các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 25 báo điện tử, 160 trang tin điện tử tổng hợp mang tính báo chí của các cơ quan báo chí in và hàng ngàn trang tin điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp.

Sóng phát thanh đã phủ kín 95% lãnh thổ. Quy mô truyền hình ngày càng được mở rộng. Đài truyền hình Việt Nam hiện đã hình thành 7 kênh. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp phát triển nhanh chóng. Truyền hình kỹ thuật số VTC cũng đang chứng tỏ được thế mạnh. Hiện nay cả nước có trên 10 triệu máy thu hình với trên 85% dân số được xem truyền hình.

Trên 16.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề. Trong số này, nhiều nhà báo có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, tiến bộ nhanh về nghiệp vụ, am hiểu nghề nghiệp, tiếp cận nhanh với phong cách làm báo hiện đại, trưởng thành từ thực tiễn của sự nghiệp đổi mới .

– Ưu điểm của báo chí Việt Nam trong thời gian qua:

+ Thời gian qua các cơ quan báo chí không chỉ thông tin nhanh nhạy, nhiều chiều, nhiều mặt phong phú, đa dạng và toàn diện về mọi diễn biến của đời sống kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, thực hiện tốt quyền thông tin và được thông tin của nhân dân, mà còn góp phần phát hiện, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các quy định về pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế – xã hội .

+ Báo chỉ cả nước đã kịp thời phát hiện và biểu dương gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến; năng động và tích cực trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực khác

+ Báo chí đã bền bỉ điều tra và đưa ra ánh sáng nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực lớn, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

+ Báo chí đóng góp hiệu quả trong công tác quảng bá ra thế giới hình ảnh về một nước Việt Nam đổi mới, đầy năng động, an toàn và thân thiện, nhất là trong thời điểm diễn ra các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn gần đây ở nước ta.

+ Báo chí tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong cuộc đấu tranh tu tưởng, hướng dẫn dư luận, chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và thể chế chính trị .

– Những tồn tại, yếu kém của báo chí:

Sự phát triển của nền kinh tế đất nước và những điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách đã giúp hệ thống báo chí nước ta phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, kỹ thuật nghiệp vụ, giữ vững định hướng chính trị, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được một số cơ quan báo chí và một số nhà báo cũng có những biểu hiện chưa nghiêm túc thực hiện Luật Báo chí, làm hạn chế đến tính hiệu quả của báo chí, làm ảnh hưởng đến kỷ cương xã hội. Dưới đây là một số dạng sai phạm của báo chí gây bức xúc trong công luận, biểu hiện ở một số mặt chủ yếu như sau:

+ Thông tin sai sự thật, xâm phạm đời tư công dân: Tình trạng báo chí thông tin sai sự thật vẫn chậm được khắc phục, thể hiện chủ yếu ở mảng bài viết về các vụ án. Nhiều trường hợp đăng thông tin sai sự thật nhưng không thực hiện việc cải chính hoặc nếu phải cải chính thì cải chính không nghiêm túc, vi phạm các quy định của Luật Dân sự và Luật báo chí.

Nhiều thời điểm, tình trạng thông tin ở một số báo thiếu căn cứ, suy diễn, thổi phồng, khoét sâu vào những thiếu sót, khuyết điểm của một số tổ chức, cá nhân; đạt tiêu đề không đúng với nội dung tin, bài được phản ánh hoặc tô đậm mặt trái, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội; khai thác đời tư công dân, thông tin thiếu nhạy cảm chính trị…vẫn còn diễn ra.

+ Thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục: Thông tin dung tục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của báo chí. Đây là xu hướng đáng lo ngại trong hoạt động báo chí hiện nay. Những bức ảnh hở hang thiếu thẩm mỹ, những câu chuyện phòng the và những hành vi phạm tội được mô tả một cách tỉ mỉ; những vấn đề tâm linh được phản ánh trở thành mê tín dị đoan.

+ Thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước, ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức: Một số cơ quan báo chí khai thác các chủ đề mang tính phê phán, phủ định với thái độ gay gắt, quy chụp thiếu thuyết phục, đưa quá nhiều thông tin tiêu cực về những thiếu sót, khuyết điểm, mặt trái của xã hội gây nhận thức sai lệch về tình hình đất nước.

Gần đây một số thông tin trên báo chí như: nước tương có chất gây ung thư, bồn đựng nước gây ung thư, ăn bưởi gây ung thư vú, rau xanh siêu tăng trưởng, trứng gà Trung Quốc, giá gạo tăng, giá xăng dầu tăng, tình hình lạm phát trong nước đã có tác động tới tâm lý xã hội, làm ảnh hưởng tới sản xuất của nông dân và việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ Về hoạt động của phóng viên: Đã có một số phóng viên lợi dụng danh nghĩa nhà báo vào mục đích vụ lợi cá nhân như việc ép doanh nghiệp để xin quảng cáo, thậm chí có hành vi tống tiền doanh nghiệp, vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, phải chịu mức án phạt tù, đã gây bất bình trong nhân dân, làm ánh hưởng đến uy tín của giới báo chí.

1.2. Công tác QLNN về báo chí:

Thực hiện Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, để thực hiện chức năng QLNN về báo chí theo hướng chuyên sâu và chuyên trách hơn, bên cạnh Cục Báo chí, chuyên quản lý báo chí in, Bộ đã thành lập thêm hai cơ quan quản lý báo chí mới là Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử và Cục Thông tin đối ngoại. ở một số Bộ, ngành và ở địa phương, tổ chức cũng có sự thay đổi. Các Sở Thông tin và Truyền thông được thành lập nhưng còn thiếu cả người, phương tiện và kinh nghiệm quản lý. Mặc dù có nhiều khó khăn, phức tạp song về cơ bản, từ khi được thành lập đến nay. Bộ Thông tin và Truyền thông nói chung và các đơn vị làm nhiệm vụ QLNN về báo chí nói riêng đã có nhiều cố gắng, khẩn trương triển khai các chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm, đạt được nhiều kết quả, tuy mới là bước đầu nhưng rất quan trọng, tạo tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt những mục tiêu của công tác QLNN về báo chí theo định hướng tại các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. Nhìn tổng thể, công tác QLNN về báo chí đã thực hiện tốt 7 lĩnh vục công tác chủ yếu sau:

– Tích cực triển khai rà soát, xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, bước đầu đáp ứng tốt hơn những nhu cầu mới của QLNN về lĩnh vực đặc biệt phức tạp và nhạy cảm này; tích cực triển khai việc xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống đối với tất cả các loại hình báo chí.

– Bên cạnh việc quản lý thông tin và cung cấp thông tin cho báo chí, với sự phối hợp của Ban tuyên gián Trung ương, Bộ đã tổ chức đều đặn và có chất lượng các cuộc giao ban định kỳ hàng tuần, kịp thời chỉ đạo và định hướng thông tin trên báo chí, đặc biệt là về các sự kiện lớn, quan trọng, nhạy cảm hoặc đột xuất.

– Luôn luôn quan tâm và thực hiện tốt việc định hướng các cơ quan báo chí trong việc phát hiện, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

– Thường xuyên cung cấp thông tin và chỉ đạo báo chí thông tin theo định hướng về các chương trình, mục tiêu lớn của Chính phủ, tạo sự đồng thuận trong xã hội, ủng hộ và đồng hành cùng Chính phủ trong các kế hoạch phát triển tinh tế – xã hội.

– Các Bộ, ngành, địa phương kịp thời cung cấp và định hướng thông tin cho báo chí về nhiều lĩnh vực và vấn đề quan trọng, đặc biệt là các sự kiện và vụ việc phức tạp, nhạy cảm.

– Các Bộ, ngành chức năng, các địa phương kịp thời cung cấp thông tin và chỉ đạo báo chí tham gia tích cực vào công tác đấu tranh tư tưởng nhằm vạch trần các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch và phản động, đặc biệt là các vụ việc về tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tụ do báo chí và internet.

– Kịp thời và chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý thỏa đáng mọi hành vi vi phạm của các cơ quan báo chí, đặc biệt là đối với một số loại vi phạm có tính phổ biến như thông tin sai sự thật, gây tác động tiêu cực trong dư luận xã hội hoặc thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không có lợi cho quan hệ đối ngoại và lợi ích quốc gia. Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị cơ quan chủ quản xử lý hành chính theo thẩm quyền, hình thức gặp gỡ và đối thoại trực tiếp giữa các cơ quan QLNN về báo chí với cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí nhằm tạo ra sự đồng thuận về mức độ và hình thức xử lý vi phạm bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

1. 3. Công tác định hướng dư luận và xử lý sai phạm trong lĩnh vực báo chí:

Về định hướng thông tin, Bộ tập trung 2 công tác chính là:

– Hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương để kịp thời định hướng thông tin cho báo chí, liên quan đến những vấn đề có tác động lớn trong dư luận xã hội.

– Định hướng thông tin kịp thời cho báo chí về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; thông tin để báo chí hiểu rõ và ủng hộ các biện pháp, chính sách của Chính phủ trong công tác điều hành, phát triển kinh tế – xã hội.

Công tác xử lý vi phạm là mặt công tác được cơ quan QLNN về báo chí ở Trung ương và địa phương chú trọng triển khai thực hiện, bước đầu đã có những kết quả góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về báo chí.

Presentation1

Một số hình thức xử lý vi phạm từ năm 2008-2009

Nội dung

 

Năm

Số phóng viên, biên tập viên bị cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí kỷ luật Thu hồi thẻ nhà báo Đình bản Thu hồi báo

2008

19

15

0

0

2009

17

04

01

01

1. 4. Phương hướng quản lý trong thời gian tới:

– Thời gian tới, Bộ tiếp tục rà soát và chuẩn bị xây dựng Luật Báo chí với các quy định, chế tài chặt chế, đủ mạnh để quản lý báo chí trong tình hình mới được tốt hơn.

Hoàn chỉnh việc xây dựng chính sách, quy hoạch, xây dựng văn bản QPPL: Ban hành các Thông tư về cấp phép hoạt động báo chí; đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; các văn bản QLNN trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tủ.

– Tăng cường hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, tiếp tục triển khai kế hoạch tập huấn cho cán bộ quản lý báo chí thuộc các Sở Thông tin và Truyền thông.

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan báo chí in;

– Tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí: cần phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với các cơ quan báo chí thuộc quyền: sắp xếp, quy hoạch hợp lý hệ thống báo chí; rà soát, chấn chỉnh ngay tình trạng cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích và, không chấp hành nghiêm pháp luật về Báo chí; thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí theo đứng quy định hiện hành.

Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; rà soát, kiện toàn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên báo chí thuộc quyền, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, nghiệp vụ.

– Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt thực hiện các quy định tại Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5/2007 về ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí khi có sự việc liên quan lĩnh vực quản lý của Bộ, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm phát ngôn; cần chọn lựa người đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác và có kinh nghiệm trong công tác báo chí để theo dõi, phụ trách trực tiếp lãnh vực báo chí của ngành theo Luật định.

– Cơ quan chủ quản cơ quan báo chí phải thực hiện nghiêm các quy định tại điều 13 Luật báo chí, Luật sửa đổi một số điều của Luật báo chí và điều 6 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan chủ quản cơ quan báo chí, theo đó người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí chỉ đạo. theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạn vi nhiệm vụ quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc. Đối với các cơ quan báo chí thường xuyên mắc sai phạm, cơ quan chủ quản cần chỉ đạo báo trực thuộc kiểm điểm nghiêm túc các cá nhân có liên quan, xem xét lại quy trình tiếp nhận, xét duyệt, thẩm định tin, bài, đồng thời có kế hoạch điều chuyển công tác đối với lãnh đạo cơ quan báo chí. Kịp thời chấn chinh ngay tình trạng cơ quan báo chí trực thuộc xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa tự giác chấp hành Luật Báo chí, coi nhẹ chức năng tư tưởng văn hoá của báo chí cách mạng.

– Tăng cường vai trò giám sát của nhân dân và của cả hệ thống chính trị: Điều 1 Luật Báo chí nêu rõ: báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung tố chức); diễn đàn của nhân dân. Vì vậy, bảo chí rất cần dược sự giám sát của nhân dân và của cả hệ thống chính trị. Qua kênh giám sát của nhân dân những sai phạm của báo chí được cơ quan chức năng xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội với trách nhiệm là cơ quan chủ quản báo chí cần phát huy hơn nữa việc giám sát đối với hoạt động của báo chí.

2. Vấn đề kiểm soát và ngăn chặn tác hại của các website có nội dung xấu, các trò chơi trực tuyến có yếu tố không lành mạnh trên lnternet:

Do đặc tính mở về công nghệ, mạng Internet toàn cầu cho phép mọi người trên toàn thế giới có thể dễ dàng truy cập để khai thác thông tin, nhưng đồng thời cũng có thể cung cấp thông tin lên mạng Intemet một cách không hạn chế. Nhờ khả năng dễ dàng khai thác hoặc cung cấp thông tin, đến nay mạng Internet đã trở thành môi trường lưu giữ thông tin khổng lồ và đang tiếp tục được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thông tin thiết yếu của nhân loại.

Trong những năm qua, sự phát triển các ứng dụng trên nền Intemet đã đem lại cho mọi người dân trên thế giới những lợi ích không thể phủ nhận, nhân loại trở nên gần nhau hơn, người dân có thể dễ dàng tiếp cận với những kho dữ liệu khổng lồ của thế giới vẫn luôn được cập nhật hàng ngày, hàng giờ từ khắp nơi trên thế giới. Thông tin trên Intemet vô cùng phong phú và đa dạng và cung cấp cho người sử dụng khắp nơi khả năng truy cập, chia sẻ dữ liệu dễ dàng khi có kết nối Internet. Internet tăng cường khả năng giao lưu, trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau, thúc đẩy xã hội phát triển. Đây là xu thế phát triển chung không biên giới của thời đại khoa học – công nghệ.

Tuy nhiên thông tin trên Internet cũng có mặt trái. Do đặc thù của môi trường công nghệ thông tin cho phép mọi người đều có thể dễ dàng cung cấp thông tin ở mọi lúc, mọi nơi nên Internet cũng là môi trường thuận lợi cho các đối tượng xấu lợi dụng cung cấp những thông tin không lành mạnh, độc hại, lừa đảo và người sử dụng không phải lúc nào cũng có đủ sự tỉnh táo trong việc lựa chọn hoặc loại bỏ những thông tin này.

Để hạn chế mặt trái của Internet trong đó có website đưa thông tin có nội dung xấu, các trò chơi trực tuyến có yếu tố không lành mạnh trên Intemet, Việt Nam đã xây dựng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này như: Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Intemet và thông tin điện tử trên Internet, Nghị định 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống Thư rác, Nghị định số 28/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internetvà thông tin điện tử trên lntemet, Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT- BBCVT-BVHTT-BCA-BKHĐT về quản lý đại lý Intemet, Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân và thông tin điện tử trên Intemet. Như vậy, về văn bản QPPL đối với lĩnh vực Internet nói chung và đại lý Internet nói riêng cơ bản đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, Bộ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý thông tin trên Internet để đáp ứng yêu cầu thực tế cuộc sống đặt ra, góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý trong công tác QLNN của Bộ.

Để quản lý trò chơi trực tuyến (Game Online), ngày 01/6/2006, liên Bộ Văn hóa – Thông tin, Bưu chính – Viễn thông, Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT- BVHTT- BBCVT- BCA (Thông tư 60) về quản lý trò chơi trực tuyến. Trong Thông tư đã quy định trách nhiệm của các đối tượng điều chỉnh là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, các đại lý Intemet, người chơi và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý.

Thông tư 60 đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm loại bỏ những game trực tuyến có nội dung xấu không được phát hành tại Việt Nam, hạn chế việc chơi Game Online quá nhiều, hạn chế tác động tiêu cực của Game Online đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh. Tuy nhiên để các quy định của Thông tư 60 được thực hiện có hiệu quả cao cần có sự phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng, đặc biệt là sự phối hợp của gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương.

Trên thực tế, những Game Online được phát hành thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến đều đã được thẩm định nội dung, kịch bản, hình ảnh để đảm bảo không vi phạm quy định Thông tư 60. Tuy nhiên do đặc thù môi trường Intemet, vẫn còn tồn tại những trò chơi trực tuyến do nước ngoài cung cấp (máy chủ ở nước ngoài) và trò chơi điện tử offline (trò chơi điện tử được cài đặt sẵn trên máy tính, băng đĩa, không cần nối mạng Intemet) có nội dung bạo lực sex chưa được kiểm duyệt nội dung.

Hiện nay, do sự phát triển rất nhanh chóng và đa dạng của loại hình trò chơi trực tuyến, Thông tư 60 bắt đầu thể hiện một số nội dung quản lý không phù hợp với thực tiễn như giờ chơi, quản lý vật phẩm ảo, loại hình game trực tuyến, vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng Quyết định do Thủ tướng Chính phủ về quản lý trò chơi trực tuyến thay thế Thông tư số 60. Triển khai công tác này, hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức các hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá thực tiễn triển khai Thông tư 60 về những mặt được và những mặt chưa được, đồng thời tích cực tham khảo kinh nghiệm quản lý trò chơi trực tuyến ở một số nước có ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển như Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo dự kiến, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý trò chơi trực tuyến thay thế Thông tư 60 sẽ được hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý I/2010.

Song song việc áp dụng biện pháp quản lý hành chính thì việc áp dụng biện pháp quản lý về kỹ thuật có tác dụng nhất định góp phần sàng lọc phần nào những thông tin xấu trên Intemet. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người kiến tạo và cung cấp nội dung thông tin trên lên Internet ở mọi nơi, mọi lúc không cần công khai danh tính và do vậy có thể né tránh ràng buộc pháp lý đối với thông tin đưa lên. Khi tiếp cận với thông tin trên 1ntemet được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả các nguồn tin không rõ nguồn gốc với rất nhiều thông tin mang tính cá nhân ở trong và ngoài nước không có ràng buộc pháp lý về trách nhiệm đối với nội dung thông tin, cả thông tin độc hại được đưa lên cố ý thì người sử dụng Internet sẽ phải nâng cao ý thức sử dụng thông tin, tự mình chắt lọc những nội dung để khai thác được những thông tin có lợi, loại bỏ những thông tin xấu, thông tin không đáng tin cậy, không nguồn gốc rõ ràng.

Bộ Thông tin và Truyền thống với chức năng là cơ quan QLNN về thông tin điện tử thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan như Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan để có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả những nguồn thông tin này, đồng thời cũng thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, kết hợp với chính quyền địa phương, gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm hướng dẫn, nâng cao ý thức sử dụng thông tin trên Internet của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Về biện pháp xử lý hành chính , thanh, kiểm tra, kết quả sau 5 đợt tổng kiểm tra trong năm 2008, số đại lý Internet được thanh tra là 2.754 đại lý, trong đó tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với 767 đại lý, tổng số tiền xử phạt là 831.850.000 đồng, nhắc nhở, cảnh cáo 224 đại lý, tịch thu 01 đầu CPU, tạm giữ 47 CPU máy vi tính; 01 bộ máy vi tính, 7.015 đĩa vi phạm; phối hợp đội kiểm tra liên ngành đã tịch thu 4 bộ máy vi tính, thu giữ 7.055 điã không tem nhãn.

Trong năm 2009, Bộ chỉ đạo các Sở tăng cường thanh tra, kiểm tra các đại lý Internet, tính đến tháng 7/2009, đã có 895 đại lý đã được thanh, kiểm tra, 205 đại lý xử lý vi phạm hành chính, 58 đại lý bị xử phạt vi phạm hành chính khoảng 79.950.000 đồng và tịch thu gần 20 bộ CPU máy vi tính. Vi phạm của các đại lý Intemet chủ yểu là để khách hàng sử dụng dịch vụ quá giờ quy định, để khách hàng truy cập vào các website đồi trụy, lưu trữ phim, ảnh đồi trụy trong máy tính, không ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không niêm yết nội quy sử dụng, không đảm bảo công tác an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy.

Tóm lại, để ngăn chặn tác động tiêu cực của Intemet mà tiêu biểu là những thông tin trên website có nội dung xấu, các trò chơi trực tuyến có yếu tố không lành mạnh, chúng ta cần phải kết hợp đồng thời cả 3 biện pháp hành chính – kỹ thuật – giáo dục, trong đó đặc biệt coi trọng biện pháp giáo dục để chủ động loại bỏ những tác động tiêu cực và khai thác tốt những mặt tích cực mà Intemet đem lại cho chúng ta.

3. Về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông nói chung và việc xây dựng các trạm thu phát sóng điện thoại di động ở những khu vục đông dân cư nói riêng:

3.1. Nguyên tắc dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông:

– Bao gồm việc dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông với nhau và với các ngành giao thông, điện lực, cấp thoát nước và các ngành khác.

– Nguyên tắc cơ bản: Nhà nước bắt buộc sử dụng chung trong một số trường hợp mà nếu không dùng chung thì không thiết lập được mạng viễn thông hoặc nhằm bảo đảm cảnh quan môi trường và quy hoạch đô thị, hoặc phục vụ các mục đích quốc phòng, an ninh, công ích. Trong các trường hợp khác, khuyến khích dùng chung trên cơ sở đảm bảo lợi ích thương mại của các bên.

3.2. Tình hình hiện nay:

– Giữa các doanh nghiệp viễn thông: Hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều có dùng chung một phần cơ sở hạ tầng để kết nối các mạng viễn thông với nhau, nếu không dùng chung thì dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp không thể liên lạc (kết nối) được với nhau dẫn tới không thể phát triển được dịch vụ. Đối với trường hợp tự thỏa thuận, một số doanh nghiệp đã có đàm phán và sử dụng chung các tuyến cáp quang (Viettel và VNPT, EVNT và Viettel, EVNT và VNPT, Mobifone và Vinaphone dùng chung các trạm BTS).

– Giữa viễn thông với các ngành khác: Có dùng chung cột điện để treo cáp, một số tuyến phố có hệ thống đường ống cáp ngầm dùng chung giữa các ngành giao thông công chính, điện lực, cáp viễn thông, truyền hình.

– Cho đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã có quy hoạch các trạm BTS nhưng các quy định còn khác nhau nhiều: có tỉnh quy định các trạm BTS phải cách nhau 300m, có tỉnh quy định phải cách nhau 150m. Nhìn chung doanh nghiệp phản ánh có nhiều khó khăn trong việc xây dựng trạm BTS, ngoài lý do người dân sợ ảnh hưởng của sóng điện từ của các trạm BTS còn vì thủ tục cấp phép xây dựng các trạm BTS còn khó khăn, các doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng quy định hiện hành về kiểm định chất lượng các trạm BTS.

– Đối với việc ngầm hóa mạng cáp tại các đô thị . Một số địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh (đồng nghĩa với việc phát triển các dịch vụ viễn thông nhanh) như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Thừa thiên – Huế và một số đô thị mới như Bắc Ninh, Hà Nam,… đã triển khai nhiều hoạt động ngầm hóa các mạng cáp, tuy nhiên nhìn chung kết quả chưa theo kịp tốc độ phát triển, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Lấy ví dụ ở Hà Nội, để chuẩn bị cho 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã chủ động có các đề án có mức đầu tư lớn để xây dựng các hệ thống thoát nước và ngầm hóa các tuyến cáp Các dự án tại Hà Nội được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 – từ 2007 đến năm 2010 gồm các dự án đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được phê duyệt dự án sẽ phải hoàn thành trước Quý II/2010 để phục vụ lễ kỷ niệm 1.000 năm. Giai đoạn 2 – từ 2010 đến 2015 , thực hiện các dự án còn lại .

– UBND Thành phố đã giao cho Viễn thông Hà Nội (thuộc VNPT), Viettel và Điện lực Hà Nội thực hiện các dự án xây dựng công bể cáp tại một số tuyến phố và yêu cầu các doanh nghiệp khác thuê lại. Đây là một chủ trương tốt để các doanh nghiệp cùng với địa phương đầu tư vào các công trình ngầm vì rất tốn kém. Tuy nhiên, giải pháp triệt để nhất vẫn là phải đầu tư hệ thống cống, bể, hầm ngầm tốt và bắt buộc các doanh nghiệp viễn thông có cáp phải có phương án thuê lại và ngầm hóa các mạng cáp.

– Kết quả Hà Nội đã hoàn thành 2/5 dự án thuộc dự án thí điểm hạ ngầm 100% đường dây trung thế, hạ thế, hệ thống tuyến cấp thông tin và chiếu sáng trên 5 tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm và thuộc quận Ba Đình. Đã tiến hành hạ ngầm ba tuyến: Tuyến phố xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, Đinh Tiên Hoàng – Lý Thái Tổ, Hai Bà Trưng, Tràng Tiền – Hàng Khay, Nguyễn Thái Học – Kim Mã, Văn Cao – Liễu Giai – Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng. Đang triển khai dự án tại các tuyến phố: Nghi Tàm – Âu Cơ, Hoàng Diệu, Phan Dình Phùng, Cát Linh – La Thành, Lý Thường Kiệt, Phạm Văn Đồng (từ Cầu vượt Dịch Vọng đến cầu Thăng Long), Lê Duẩn – Giải Phóng (từ đầu Lê Duẩn – Linh Đàm), Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – Tây Sơn (từ đầu phố Tôn Đức Thắng – Ngã 4 Sở), Khâm Thiên, Nguyễn Văn Cừ – Quận Long Biên, Ngọc Lâm – Quận Long Biên, Nguyên Trãi – Thanh Xuân, Trần Phú – Hà Đông, Quang Trung – Hà Đông, Hoàng Văn Thụ, Bạch Mai – Phố Huế – Hàng Bài, Vạn Phúc – Vạn Bảo, Phạm Hùng, Quán Thánh – Ba Đình, Cát Linh – La Thành và triển khai các dự án cải tạo chỉnh trang, bó gọn các tuyến cáp và đường dây đi nổi tại các tuyến phố còn lại

Đánh giá công tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng: Đối với trường hợp bắt buộc dùng chung, nhìn chung là tốt. Đối với các trường hợp tự nguyện, nhìn chung chưa tốt. Sử dụng chung liên ngành chưa tốt. Các doanh nghiệp cũng chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác dùng chung, nhưng cũng có trường hợp giá cả quá cao (ví dụ Tập đoàn Điện lực đưa ra giá thuê cột điện cao gấp 8 lần so với trước đây, các doanh nghiệp viễn thông không chịu nổi, Cục Quản lý Giá – Bộ Tài chính đang xem xét việc hiệp thương giá giữa các doanh nghiệp). Quy hoạch BTS và thủ tục cấp phép xây dựng BTS chưa hỗ trợ được doanh nghiệp phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc ngầm hóa mạng cáp tại các đô thị còn khó khăn do chưa có công trình ngầm tốt.

3.3. Những việc Bộ đã làm: Bộ đã ban hành các quy định bắt buộc dùng chung trong kết nối mạng, đối với phương tiện viễn thông thiết yếu. Bộ đã ban hành Thông tư liên tịch với Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND các tỉnh, Thành phố quy hoạch và cấp phép xây dựng đối với các trạm BTS nhằm bảo đảm cảnh quan môi trường đô thị. Theo hướng dẫn này từng địa phương phải quy hoạch xem vùng nào cần cấp phép xây dựng trạm BTS, vùng nào thì không. Bộ và các Sở cũng đã tiến hành thanh tra đối với các trạm BTS nhằm yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quy định và chấn chỉnh doanh nghiệp.

Về ngầm hóa mạng cáp và sử dụng chung cơ sở hạ tầng, Bộ đã tổ chức Hội nghị riêng về phát triển cơ sở hạ tầng với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, UBND các địa phương và các doanh nghiệp để bàn các giải pháp về nội dung này. Bộ đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị để phối hợp với các ngành như Giao thông, Điện lực, Xây dựng, Cấp thoát nước hướng dẫn các địa phương thực hiện việc tổ chức sử dụng chung liên ngành và ngầm hóa các mạng cáp.

3.4. Những việc tiếp tục triển khai: Bộ tiếp tục công tác hướng dẫn chi tiết thêm việc quy hoạch các trạm BTS tại các địa phương và ban hành quy định tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông. Trong dự thảo Luật Viễn thông trình ra Quốc hội kỳ này có 1 chương riêng về công trình viễn thông, trong đó luật hóa việc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và giao UBND các địa phương chủ trì tổ chức thực hiện. Hơn nữa, Luật Viễn thông là luật chuyên ngành, việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng liên ngành cũng cần được các ngành khác như Giao thông, Điện lực, Xây dựng, Cấp thoát nước cùng vào cuộc thì mới thúc đẩy và bắt buộc được việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng liên ngành. Đề nghị Quốc hội sớm thông qua làm cơ sở cho việc Chính phủ hướng dẫn thực hiện. Việc ngầm hóa các mạng cáp thông tin cũng sẽ được Bộ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển hạ tầng Thông tin và Truyền thông.

3.5. Đề nghị phối hợp: UBND các địa phương chủ động hơn trong việc thúc đẩy sử dụng chung cơ sở hạ tầng, vì nhằm đảm bảo cảnh quan môi trưởng tại địa phương, cần điều chỉnh lại quy hoạch các trạm BTS tại địa phương một cách hợp lý, vừa đảm bảo để cho doanh nghiệp phát triển được mạng lưới nhưng vẫn đảm bảo cảnh quan môi trường và quy hoạch đô thị. Không nên tổ chức cấp phép quá nhiều đối với các BTS mà nên chọn ra khu vực nào mới cần xây cột ăng ten to, cao để sử dụng chung (ví dụ trong công viên).

Riêng đối với công trình ngầm tại các đô thị, do chưa có hệ thống cống thoát nước tốt như các nước tiên tiến cho nên việc ngầm hóa các mạng cáp cũng gặp nhiều khó khăn, cần phải có thời gian, làm từng bước. Cách làm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là tốt, cần được tổng kết và nhân rộng. Tuy nhiên cần có những giải pháp mạnh hơn, ví dụ trong những khu đô thị mới, khu công nghiệp cần bắt buộc có công trình ngầm và bắt buộc ngay từ đầu việc ngầm hóa các mạng cáp. Đối với các khu đô thị cũ, làm từng bước theo mô hình địa phương và doanh nghiệp cùng đầu tư cho công trình ngầm, theo phương thức cuốn chiếu. Cũng nên nghĩ đến phương án xã hội hóa mạnh hơn việc xây dựng và khai thác công trình ngầm, tùy điều kiện của từng địa phương. Một số doanh nghiệp tư nhân có ý tưởng sẽ xây dựng và cho thuê công trình ngầm, nếu có cơ chế khai thác hợp lý đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

Trên đây là báo cáo công tác trả lời chất vấn của Bộ Thông tin và Truyền thông Xin cảm ơn sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội.

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Lê Doãn Hợp

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading