admin@phapluatdansu.edu.vn

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG: KHÔNG LẬP HỢP ĐỒNG, MẤT CẢ TỶ ĐỒNG

HOÀNG LAM

Dù con nợ đã ký nhận số tiền vay nhưng chủ nợ vẫn thua kiện ở hai cấp tòa.

Chị Trương Thị X. (đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 10, TP.HCM) có quan hệ họ hàng với vợ chồng bà O. Đầu năm 2008, chị X. nộp đơn kiện đòi vợ chồng bà O. trả cho mình hơn 1,4 tỷ đồng.

Bên buộc

Chị X. liệt kê cả thảy 13 lần giao tiền vay cho vợ chồng bà O. với tổng số tiền lên đến hơn 1,6 tỷ đồng. Các lần giao tiền này kéo dài từ giữa năm 2006 đến tháng 10-2007. Chị X. nói mình rất tin tưởng họ hàng nên không lập giấy nợ. Chị chỉ ghi số tiền cho vay vào sổ để tiện theo dõi. Có lần chồng bà O. còn đưa hai bản phôtô giấy đỏ để cấn trừ nợ nhưng chị từ chối.

Khi bên vay ngưng trả lãi, chị sốt ruột lui tới hỏi thăm thì được tin chồng bà O. đã bỏ trốn vì chuyện riêng. Để trấn an chị, bà O. cung cấp các địa chỉ nhà mà chồng mình thường lui tới. Cuối tháng 11-2007, bà O. trả cho chị X. 200 triệu đồng. Sang đầu tháng 12-2007, bà O. yêu cầu chị X. lập giấy biên nhận ghi rõ đã nhận 200 triệu đồng, được cấn trừ vào hơn 1,6 tỷ đồng tiền vay. Giấy biên nhận này có chữ ký của bà O. Như vậy, số tiền vay còn lại chưa trả là hơn 1,4 tỷ đồng.

Chị X. còn xuất trình được băng ghi âm thể hiện anh ruột của chồng bà O. hứa trả thay cho em mình 700 triệu đồng. Theo chị X., phải biết rõ số tiền vay thì người này mới chấp nhận gánh thay một số tiền lớn như thế.

Bên chối

Ngược lại, vợ chồng bị đơn hoàn toàn phủ nhận chuyện vay tiền. Chồng bà O. nói vì mâu thuẫn vợ chồng nên ông bỏ nhà đi nơi khác, không biết vợ mình cầm 200 triệu đồng trả cho chị X. Ông còn bảo hai bản phôtô giấy đỏ ông đưa chị X. là để nhờ chị rao bán đất giùm, không phải để cấn trừ nợ.

Bà O. cho biết trong thời gian vợ chồng bà đang ly thân, ngày nào chị X. cũng đến nhà bà đòi… tự tử. Vì vậy, gia đình ở nước ngoài gửi về 200 triệu đồng để bà đưa cho chị X. Sau đó, bà yêu cầu chị X. viết giấy biên nhận làm bằng chứng việc trả nợ để sau này chồng bà về thì tính cấn trừ số tiền đã trả.

Bà O. yêu cầu chị X. nếu không có chứng cứ gì về việc vay mượn tiền thì phải trả lại cho bà 200 triệu đồng đã nhận.

Kiện có lý nhưng vẫn bị bác

Sơ thẩm vụ án hồi tháng 4-2009, TAND quận 10 đưa ra nhiều lập luận cho thấy yêu cầu khởi kiện của chị X. là có lý.

Cụ thể, hơn 1,6 tỷ đồng là số tiền rất lớn, 200 triệu đồng cũng là số tiền không hề

Assault Labs Nano Take in Know-know -tuotteen tuote, Anaboliset steroidit ja generiikka Viagra on jopa 600% yksinkertaisempi kuin eri laxogeniinituotteiden kapselivariantit. Upouusi tietotaito luo yhdisteen nanokokoisia hiukkasia, jotka käännettynä saavat ylimääräisen ainesosan järjestelmäänne ostaminen magnum primo 100 toimituksen kanssa nopeammin ja pidempään. Mahdollisuudet antavat tuotteelle liikaa pisteitä, ja puunkorjuuyritykset raportoivat erittäin vahvista lihasten hyvistä pisteistä ja rasvan menetyksestä. Kaikkia kauppatavaroita ei valmisteta hyödyntämällä Nano Take in -osaamista, mutta Laxogenin soveltuu erityisen tehokkaasti hyödyntämään täysimääräisesti

nhỏ. Bà O. phải biết rất rõ về số nợ này thì mới cầm 200 triệu đồng đi trả, lại còn ký xác nhận vào giấy số nợ hơn 1,6 tỷ đồng.

Tháng 11-2007, bà O. có đăng báo nhắn tin tìm chồng về giải quyết việc nhà. Thế nhưng trước đó 20 ngày, vợ chồng bà đã cùng nhau ký hợp đồng vay nợ tại một công ty. Theo xác minh của tòa án, sau khi trả cho chị X. 200 triệu đồng, bà O. còn cùng chồng ký bán một căn nhà tại TP Huế. Như vậy, bà O. vẫn thường xuyên liên hệ với chồng chứ không phải không biết chồng đi đâu như lời bà trình bày. Theo TAND quận 10, bà O. phủ nhận số nợ là thiếu thuyết phục.

TAND quận 10 còn phân tích: “Không thể khi đang ly thân, chồng nợ nần bỏ trốn mà vợ lại đứng ra trả thế cho chồng một số tiền lớn trong khi bản thân không biết gì, không tham gia bất cứ giao dịch vay mượn nào”, “bà O. không thể trả 200 triệu đồng cho số nợ mà bản thân mình không biết rõ là bao nhiêu”.

Về cuộn băng ghi âm, cấp sơ thẩm cho rằng bản thân người hứa trả thay nửa số nợ đã tìm hiểu rất kỹ việc vay mượn. Vì vậy, người này mới hứa dàn xếp vụ nợ. Việc này càng chứng tỏ chuyện vay mượn giữa các bên là có thật.

Lập luận vậy nhưng TAND quận 10 vẫn… bác đơn kiện của chị X. Bởi lẽ việc vay mượn không lập thành văn bản. Ngoài tờ biên nhận trả 200 triệu đồng, chị X. không xuất trình được hợp đồng vay nợ nào khác. Riêng yêu cầu của bà O. đòi chị X. trả lại 200 triệu đồng, cấp sơ thẩm quyết định tách ra giải quyết trong một vụ án khác.

Phúc thẩm vụ án vào cuối tháng 7-2009, TAND TP.HCM bác kháng cáo của chị X., giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Luật sư Phạm Quốc Hưng, Đoàn luật sư TP.HCM:

Không thể đơn thuần dựa vào chứng từ

Theo tôi, vụ án này có nhiều điểm bất thường. Có giấy tờ thì chấp nhận, không có giấy tờ thì bác đơn là biểu hiện của việc xét xử thiếu cẩn trọng của tòa án. Nếu có hợp đồng vay rõ ràng, đương sự đâu cần nhờ đến sự phân xử của tòa. Nhiệm vụ của tòa án là tìm ra uẩn khúc của vấn đề, xác minh sự thật vụ án nhằm đảm bảo công lý. Có như vậy tòa án mới là nơi “đèn trời soi xét”, bênh vực cho quyền lợi chính đáng của người dân.

Vụ án này cũng là lời cảnh báo đối với người dân trong các giao dịch dân sự. Nhất định phải thiết lập, lưu giữ chứng cứ để có cơ sở giải quyết các tranh chấp về sau.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=276400

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: