admin@phapluatdansu.edu.vn

LÀM LUẬT VÌ THỜI ĐẠI DÂN DOANH

PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội

Để theo kịp với thời thế, Quốc hộ nước ta hàng năm phải ban hành khoảng 30 đạo luật. Trong khi đó, mỗi năm quốc hội chỉ thông qua trên dưới 10 đạo luật. Cũng như thế, riêng năm 2003 Chính phủ còn nợ trên dưới 100 nghị định đáng lẽ cần phải được ban hành dể hướn dẫn thi hành các đạo luật (Tác giả viết bài này vào thời điểm năm 2004). Cứ đà này chúng ta dường như thiếu luật triền miên, và có phải sự thiếu thốn đó làm cho nước ta nghèo và lạc hậu? Muốn pháp luật thực sự có thể góp phần chấn hưng quốc gia, cần phải xem xét lại vai trò của nó và cách thức làm cho pháp luật phuc vụ cho một nền kinh tế phát triển. Bài viết dưới đây bàn về pháp luật và cách làm luật cho phù hợp với thời đại ngày nay.

Pháp luật phục vụ nhà nước hay phục vụ nhân dân?

Đường sắt Việt Nam cõng trên lưng nó những đoàn tàu cũ kỹ, hoan hỉ loan báo đã rút dần thời gian cho tuyến Bắc Nam từ 46 tiếng, xuống còn 40 tiếng , rồi 36 tiếng. Thế có lẽ cũng là kịch đường tàu, bởi làm sao có thể có đường sắt hiện đại trên tuyến đườn ray vừa quá hẹp, lại cũ mòn và chắp vá.

Cũng như vậy muốn thực sự cải cách pháp luật, trước hết phải nỗ lực thay đổi cách nghĩ, cách nhìn về pháp luật. Không phải là công cụ để nên quan chế cai trị nhân dân, mà ngược lại, pháp luật sinh ra để bảo vệ nhân dânvà khống chế quyền lực nhà nước. Đó là một cuộc lột xác đau đớn với những ai đang giữ quyền, bởi cai trị và ban phát mệnh lệnh cho người khác bao giờ cũng dễ chịu và thoải mái hơn là chịu để người khac cương tỏa, giám sát mình.

Nhà nước, thị trường đều là những dạng thức thể hiện quyền lực. Có lẽ đã đến lúc không thể né tránh nghiên cứu về các loại quyền lực và các quy luật của chúng trong xã hội Việt Nam xưa cũng như nay. Giới trí thức Việt nam có lẽ phải đối mặt với một thứ khoa học cắt nghĩa về quyền lực, nhất là quyền lực nhà nước trong xã hội Việt Nam đương đại. Pháp luật từ lâu chỉ là công cụ triể khaiquyền lực nhà nước ; trong hai chữ Hán Việt đó đã không còn vang lên mạnh mẽ khát vọnh về lẽ trung chính, sự thật và công lý ở đời. Luật của nước ta là luật của giai cấp thống trị, từ lâu nay người Việt Nam xem tuân thủ pháp luật như là nghĩa vụ mà nhà nước áp đặt, chứ không tự nguyện cung kính tôn thờ nó như là quy luật của cuộc đời, của lẽ phải, của những gì được xem là cao quý và đáng tôn thờ nhất.

Tương tự như vậy tự do trong kinh doanh dường như là sự ban phát của công quyền. Nhà nước kiểm tra được đến đâu mới cho dân tự do đến đó. Giấy chứng sinh cuảt viên tư pháp cấp xă và sổ hộ khẩu không đẻ racon người, sinh linh đó là nhân duyên của tạo hóa. Thì cũng thế, quyền tự do phát triển nhân cách và đóng góp phần của mình vào cứu nước, giúp đời-quyền tự do làm kinh tế là quyền tự nhiên của mỗi con người. Luật pháp chỉ có thể ghi nhận và ra sức bảo vệ quyền tự nhiên đó, tránh cho chúng bị tước đoạt hoặc lạm dụng, kể cả bởi cơ quan công lực.

Tóm lại, từ vị trí cai trị, nhà nước thời nay buộc phải chuyển nhánhang một nhà nước dịc vụ, cung cấp mọi tiện ích cho người dân tự do kinh doanh. Thần dân thời xưa nay đang trở thành đối tác, người hợp tác và thậm chí giám sát, đòi hỏi cơ quan nhà nước phục vụ mình.

Triết lý của quá trình làm luật

Làm luật theo lời của ông Nguyễn Đăng Dung, tựa như vá xăm xe đạp, thủng đâu vá đó. Điều ấy có phần đúng, bởi lập pháp không có nghĩ là sang tạo ra luật mà thường là lựa chọn những chính sách phù hợp để phản ứng với đổi thay của thời thế rồi từ đó thể thức hóa chúng dướinhững điều mà người ta quengọi là quy phạm pháp luật.

Từ một thời nhà nước là nhạc trưởng và hết thảy nhạc công ca sĩ đều là xí nghiệp quốc doanh, ngày nay thị trường là cuộc dành giật, đóng gpó của muôn vàn người dân. Cái động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, không thể nói khác, chính là sức ép của cuộc cạnh tranh với sự ganh tài của khu vực tư nhân ngày càng lớn mạnh. Một chính sách kinh tế đúng đắn thời nay không nên cản trở kinh tế tư hữu, vì sớm hay muộn thứ kinh tế phi quốc doanh đó cũng sẽ tràn vào khống chế thị trừơng nội địa và đe dọa thôn tính các nguồn tài nguyên hạn hẹp nước ta. Gần 80 hiệp định tự do hóa thương mại đã lặp lại vô số những cam kết mở cửa đó. Bởi vậy, buộc phải hạn chế kinh tế quốc doanh, nhà nước cần tổ chức kinh doanh ít nhất như cần thiết.. Thay vào đó tìm mọi cách tạo điều kiện nâng đỡ dân doanh.

Đó là một nhận thức đã phổ biến ở nhiều nơi song không dễ chấp nhận đối với người cầm quyền ở nước ta. Chính sách cổ phần hóa như một điệu nhạc ngập ngừng, sau 12 năm mới cổ phần hóa khoảng 7% vốn và tài sản của doanh nghiệp quốc doanh. Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 lại rộng cửa ôm lấy đủ loại công ty do nhà nước đầu tư một phần vốn. Nếu mẹ quốc doanhđầu tư vào các công ty con, thì cung cách cấp vốn và quản trị vẫn do mẹ lãnh xướng.Chỉ có điều “mẹ nghèo, mất con”;khi các nguồn vốn đã cạn kiệt, liệu sự ôm đồm đó còn có ý nghĩa?

Giã từ thời đại quốc doanh, người tàu chuyển sang thời đại dân doanh, trong đó khinh tế nhà nước chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu nhập quốc nội. Thà nắm lớn thả nhỏ hơn là nắm lấy tất cả mà tiếp tục lãng phí các nguồn tài nguyên. Nếu chỉ riêng bộ NN&PTNN dã phải quản lý tới hơn 200 doanh nghiệp trực thuộc, thì các quan chức của bộ này không còn nhiều thời gian cho công việc chính, đáng ra phải làm, cũng là điều dễ hiểu.

Tóm lại ở một xứ văn hiếnngàn năm như nước ta, thiếu luật không nguy hiểm bằng thừa luật. Luật có thể ít và thiếu thốn, song tinh thần pháp luật cần rõ rang. Thêm nữa cần phải nhấn mạnh rằng, thiếu pháp luật không nguy hiểm bằng thiếu một hệ thống tư pháp công tâm, đọc lập, biết tự phán xử và sang tạo ra án lệ đẻ bảo vệ lẽ công bằng.

Vì những lẽ đó, có thể tóm tắt triết lý lập pháp cho thời đại dân doanh bằng mấy chữ: điều gì có lợi cho dân doanh thì làm, điều gì cản trở dân doanh thì bỏ.

Nhận biết chính sách và dịch chính sách thành quy phạm pháp luật

Chính sách là hồn của văn bản luật, không hiếm khi pháp luật nước ta phô ngay chính sách đó ra một cách trân trụi, mở đường cho vô số vụ kiện bởi nghiệp đoàn nước ngoài. Chính sách khi ẩn, khi hiện, khi được che đạy khéo léo kỹ càng, song đạo luật nào cũng ẩn chứa một thứ chính sách. Thường cơ quan hành pháp góp phần nhận biết và đề ra chính sách. Sau đó người ta dịch thứ chính sachs đó thành quy phạm, dưới dạng một dự thảo văn bản pháp luật. Quốc hội hoặc cơ quan dân cửlàm phân việc thẩm tra chính sách đó, nếu thấy phù hợp và cân đối lợi ích giữa các giai tang trong xã hội thì luật đó được ban hành.

Căn bệnh nghiêm tọnh trong lập pháp thời nay theo tôi là sự bất cân xứng về thông tin. Đôi khi nhìn vào một dự luật, người ta không thể hoặc rất khó đoán dự luật đó bảo vệ lợi ích của ai. Toàn bộ quy trình lập pháp, suy cho cùng là tạo mọi kênh thông tin, làm cho người dân phản ánh lợi ích đa dạng của mình. Nhà lập pháp dựa trên những lợi ích đó, và  tìm cách cân đối quyên lợi của cử tri.

Thực tế làm luật ở nước ta còn đôi điều bất cập. Thứ nhất, chính sách trong một đạo luật đôi khi không rõ rang nhất quán; thứ hai, các giai đoạn của lập pháp đôi khi trùng lặp, nhiều người cùng làm một phần việc, lặp đi lặp lại. Sự vướng víu này làm cho nhiều đạo luật như những mệnh lệnh ngập ngừng, khi triển khai thực hiện tránh sao khỏi trông đánh xuôi kèn thổi ngược. Luật DNNN 2003, luật Đất Đai sửa đổi 2004 và luật phá sản 2004 đều cung cấp vô số dẫn chứng cho nhận định trên. Bởi vậy cần nhận diện rõ vai trò của các tác nhân chính trong trong quá trình xây dựng chính sách và chuyển hóa chúng thành luật. Trong số các tác nhân đó, các nhóm lợi ích, đặc biệt là các hiệp hội kinh tế, ngày càng có độ ảnh hưởng đáng kể trong hoạt động lập pháp. Kênh ảnh hưởng đáng kể nhất của cán hiệp hội này là “vận động hành lang”.

Chấp nhận và công khai hóa vận động hàng lang trong làm luật

“Đứng mà bẩm không bằng ngồi mà bẩm, ngồi mà bẩm không bằng nằm mà bẩm”; quan có quyền ban hành chính sách, người buôn có quyền sử dụng đồng tiền của mình; sự lien thông quyền lực đó đã rất cổ xưa. Ngày nay giới thương nhân thông qua hiệp hội kinh tế cũng không ngừng ảnh hưởng tới việc hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách công. Khi doanh nhân là lực lượng chính tạo ra việc làm và của cải trong xã hội, thì việc chuyển hóa ý chí của họ thành chính sách cũng cần được khảo cứu.

Phương cách tác đọng chính của hiệp hội là vận động hành lang, thường được thực hiện bởi những người hành nghề chuyên nghiệp. Vì tổ chức có sang kiến lập phápchủ yếu là các cơ quan hành chính, bởi vậy đối tượng cần được vận động chủ yếu nhẩt không phải Quốc hội mà là Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ. Gây dựng những mối quan hệ thân thiện, dành quà tặng và lợi ích cho giới hoạch định chính sách, các hiệp hội gây ảnh hưởng chủ yếu bằng cách cung cấp thồng tin và định hướng dư luận. họ tìm cách thuyết phuc quan chức hành chính và những nhà lập pháp về tầm quan trọng và tính hợp lý của những chính sách có lợi cho hiệp hội của họ; họ gia nhập các diễn đàn để góp phần từng bước chuyển hóa chính sách dưới dạng những văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành. Đó chính là bản chất của vận động hành lang.

Sự tái xuất hiện và gia tanưg ảnh hưởng của các hiệp hội, nhất là của hơn 300 hiệp hội, làm cho việc nghiên cứu quy luật hoạt động của nững mô hình này trở nên cần thiết. Vừa cung cấp thông tin, vừa dung các lợi ích vật chất và tinh thần để có được sự quan tâm ủng hộ của quan chức hành chính và các nhà lập pháp,các hiệp hội có khả năng điều tiết dư luận có lợi cho những chính sách vì lợi ích của họ. Minh bạch hóa các giao dịch vận động hàng lang này là một cách hợp lý đẻ giám sát ảnh hưởng của hiệp hội, đảm bảo cho các chính sách và pháp luật được ban hành ví lợi ích của số đong dân chúng.

SOURCE: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ TỔ QUỐC SỐ THÁNG 10 NĂM 2004

Trích dẫn từ:

http://www.vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category=&id=37&topicid=143

One Response

  1. Bài viết khá dài nhưng lại rất hay và hữu ích!
    Vấn đề này thực ra đã có rất nhiều học giả, các chuyên gia khoa học pháp lý đã đề cập theo nhiều khía cạnh khác nhau và đều phản ánh một cách chân thật và đầy đủ những thực trạng trong việc ban hành luật và thực thi luật ở nước ta hiện nay.
    Có ý kiến cho rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam có những tồn ati như trên là do pháp luật của chúng ta còn non trẻ hơn nhiều so với các nước châu Âu, châu Mỹ…một số khác lại cho rằng trình độ lập pháp của ta còn quá kém cỏi và ý thức về tuân thủ pháp luật của nhân dân còn thấp(xuất pháp từ nhà nước nông nghiệp trọng tình khinh lý từ ngàn đời nay)…
    theo tôi, những ý kiến trên có thể đúng nhưng chưa bao hàm tất cả các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên.Còn có rất rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan khác nhau tạo nên hệ quả như vậy!
    Vậy thì các nàh làm luật của chúng ta biết điều đó không?!
    Xin thưa, theo tôi có lẽ họ biết rất rõ nhưng vấn đề đặt ra là không phải cái gì biết cũng làm được.
    Nhất là đối với nước ta. Tôi không biết trên thế giới có nước nào có quy trình ban hành luật giống ta hay không nhưng theo tôi thì quy trình làm luật của Việt Nam rất dài dòng và phức tạp nhưng hiệu quả thì chẳng được bao nhiêu.
    Sở dĩ như thế là vì Luật của chúng ta sau khi soạn thảo xong trình lên Quốc Hội, nếu được QH thông qua thì chưa áp dụng được ngay mà phải chờ Thông Tư. Nghị Định hướng dẫn thi hành. Khi áp dụng vào thực tiễn thì lại phát hiện thiếu sót, lại chờ nghị định sửa đổi bổ sung…Luật làm cho người thi hành quay cuồng như chong chóng!!!
    Chúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền thì pháp luật được đặt lên yếu tố hàng đầu nhưng xem ra thực trang hệ thống pháp luật của chúng ta như hiện nay thì còn lâu lắm mới có thể làm được điều đó, đó là chưa tính đến chuyện làm được hay không vì chẳng ai mà biết trước tương lai…!!!!!
    Tuy nhiên theo bài phân tích của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa thì chúng ta tin tưởng rằng Đảng và Nhà nước ta sẽ có những chủ trương, chính sách hợp lý và kịp thời để trong tương lai gần chúng ta có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đáp ứng được với những quan hệ xã hội luôn biến động phức tạp hằng giờ hằng phút!

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d