admin@phapluatdansu.edu.vn

THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ KẾT CÁU CHẾ ĐỘ SỞ HỮU Ở TRUNG QUỐC

CRIONLINE

1. Thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

30 năm trước sau khi nước Trung Hoa mới ra đời năm 1949, Chính phủ TQ luôn luôn thi hành thể chế kinh tế kế hoạch, do cơ quan chuyên trách Nhà nước quy hoạch và ấn định mục tiêu phát triển kinh tế trong mọi lĩnh vực. Thể chế này khiến nền kinh tế TQ được phát triển ổn định theo mục tiêu và kế hoạch, song cũng đã ràng buộc nghiêm trọng đến sức sống cũng như nhịp độ phát triển của bản thân.

Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, TQ bắt đầu cải cách thể chế kinh tế kế hoạch. Nam 1978, TQ thi hành chế độ khoán sản lượng gia đình tại vùng nông thôn; năm 1984, cuộc cải cách thể chế kinh tế từ nông thôn chuyển dịch tới thành thị; năm 1992, TQ đã xác định phương hướng cải cách nhằm thiết lập thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Tháng 10 năm 2003, TQ đã nêu rõ hơn nữa mục tiêu và nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đó là: thể theo yêu cầu trù tính chung về phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển giữa khu vực với nhau, phát triển giữa kinh tế và xã hội,  phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên cũng như giữa phát triển trong nước và mở cửa đối ngoại, phát huy ở mức độ lớn hơn vai trò cơ bản của thị trường trong khi chi phối tài nguyên, tăng cường sức sống và cạnh tranh doanh nghiệp, kiện toàn kiểm soát vĩ mô Nhà nước, hoàn thiện chức năng quản lý xã hội và phục vụ công cộng của chính quyền, đảm bảo thể chế mạnh mẽ nhằm xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Nhiệm vụ chủ yếu là: hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều loại hình sở hữu kinh tế cùng phát triển; thiết lập thể chế có lợi cho từng bước thay đổi kết cấu kinh tế nhị nguyên giữa thành thị và nông thôn; hình thành cơ chế xúc tiến phát triển nhịp nhàng kinh tế khu vực; thiết lập hệ thống thị trường hiện đại mở cửa thống nhất và cạnh tranh có nền nếp; hoàn thiện hệ thống kiểm soát vĩ mô, thể chế quản lý hành chính và chế độ pháp luật kinh tế; kiện toàn chế độ việc làm, phân phối thu nhập và đảm bảo xã hội; thiết lập cơ chế xúc tiến phát triển bền vững kinh tế và xã hội.

Theo kế hoạch dự định, thì đến năm 2010, TQ sẽ thiết lập thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa khá hoàn thiện; và đến năm 2020, sẽ thiết lập thể chế kinh tế thì trường xã hội chủ nghĩa khá chín muồi.

2. Kết cấu chế độ sở hữu

Theo Bộ Hiến pháp Trung Quốc (TQ), thì trong giai đoạn bước đầu của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước kiên trì chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể và nhiều loại sở hữu kinh tế cùng phát triển, kiên trì chế độ phân phối mà chủ thể là phân phối theo lao động cũng như cùng tồn tại giữa nhiều phương thức phân phối.

Hiện nay, nền kinh tế sở hữu của TQ chủ yếu gồm nền kinh tế nhà nước, nền kinh tế tập thể, nền kinh tế tư doanh, nền kinh tế cá thể, nền kinh tế liên doanh, nền kinh tế cổ phần, nền kinh tế thương nhân nước ngoài đầu tư, nền kinh tế thương nhân Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đầu tư.

Nền kinh tế nhà nước là loại hình kinh tế mọi tư liệu sản xuất  thuộc về Nhà nước; nền kinh tế tập thể là loại hình kinh tế mọi tư liệu sản xuất thuộc về tập thể công dân; nền kinh tế tư doanh là loại hình kinh tế mọi tư liệu sản xuất thuộc về công dân tư hữu và cơ sở là lao động thuê mướn. Nền kinh tế cá thể là loại hình kinh tế mọi tư liệu sản xuất thuộc về người lao động cá thể, cơ sở là lao động cá thể, do người lao động cá thể chiếm hữu và chi phối thành quả lao động.

Nền kinh tế tư doanh là loại hình kinh tế thực thể mới do các xí nghiệp có chế độ sở hữu khác nhau hoặc xí nghiệp và đơn vị sự nghiệp cùng đầu tư. Nền kinh tế cổ phần là loại hình kinh tế do các cổ đông cùng góp vốn và đầu tư xây xí nghiệp bằng hình thức cổ phần.

Nền kinh tế thương nhân nước ngoài đầu tư là loại hình kinh tế do thương nhân nước ngoài đầu tư với hình thức liên doanh, hợp tác hoặc độc doanh xây xí nghiệp tại địa phận TQ theo pháp luật và pháp quy hữu quan của TQ, nền kinh tế này gồm 3 hình thức: xí nghiệp liên doanh vốn giữa TQ và nước ngoài; xí nghiệp hợp tác vốn giữa TQ và nước ngoài; xí nghiệp độc doanh (tức 100 % vốn nước ngoài).

Nền kinh tế thương nhân Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đầu tư là loại hình kinh tế do thương nhân Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan đầu tư và xây xí nghiệp tại Nội Địa với hình thức liên doanh, hợp tác và độc doanh theo luật pháp và pháp quy về kinh tế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nền kinh tế này tham khảo nền kinh tế thương nhân nước ngoài đầu tư, cũng chia làm 3 hình thức: xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp hợp tác và xí nghiệp độc doanh.

Bộ Hiến pháp TQ quy định, cấm mọi tổ chức hoặc cá nhân xâm chiếm hoặc phá hoại tài sản của Nhà nước và tập thể bằng mọi thủ đoạn. Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nền kinh tế phi công hữu như nền kinh tế cá thể, nền kinh tế tư doanh v.v.. Tài sản tư hữu hợp pháp của công dân bất khả xâm phạm.

SOURCE: CRIONLINE -  TÁC GIẢ CHƯA CẬP NHẬT

Trích dẫn từ:  http:/http://vietnamese.cri.cn/chinaabc//vietnamese.cri.cn/chinaabc/

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading