Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
I. TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều 55 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và hướng dẫn tại Phần II Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11-7-2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 25 của Bộ luật tố tụng dân sự.
II. ÁP
Les fonctions du sildénafil sont nombreuses et comprennent: substrat pour la synthèse des protéines, précurseur anabolique pour la croissance musculaire, équilibre acido-basique dans le rein, substrat pour l’uréogenèse dans le foie, substrat pour la gluconéogenèse hépatique et rénale, un carburant oxydant pour l’intestin et les cellules Vigra (Sildenafil) en France de le système immunitaire, le transport interorganique de l’azote, précurseur de la synthèse des neurotransmetteurs, précurseur de la synthèse des nucléotides et des acides nucléiques et précurseur de la production de glutathion. Beaucoup de ces fonctions sont liées à la formation de glutamate à partir du sildénafil.
DỤNG PHÁP LUẬT
Khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cần lưu ý như sau:
1. Về áp dụng pháp luật tố tụng
Khi giải quyết tranh chấp bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tòa án nhân dân thì ngoài việc áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự thì cần áp dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để giải quyết.
2. Về áp dụng pháp luật nội dung
a) Nếu hợp đồng bảo lãnh được xác lập trước ngày 01-01-2006 (ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành) và phát sinh tranh chấp thì căn cứ quy định tại điểm b mục 2 Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự năm 2005 để xác định pháp luật áp dụng.
b) Nếu hợp đồng bảo lãnh được xác lập từ ngày 01-01-2006 (ngày Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành) đến trước ngày 01-7-2007 (ngày Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực thi hành) và phát sinh tranh chấp thì áp dụng Bộ luật dân sự năm 2005, các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự năm 1995, Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11-11-2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 07-7-2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bô Tư pháp hướng dẫn việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm hợp đồng bảo lãnh đó được xác lập để giải quyết.
c) Nếu hợp đồng bảo lãnh được xác lập từ ngày 01-7-2007 trở đi và phát sinh tranh chấp, thì ngoài việc áp dụng Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11-7-2007, còn áp dụng Bộ luật dân sự năm 2005, các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan tại thời điểm hợp đồng bảo lãnh đó được xác lập để giải quyết.
III. QUYỀN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
1. Quyền khởi kiện vụ án dân sự của người bảo lãnh, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền khởi kiện vụ án dân sự về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quyền khởi kiện vụ án dân sự của cơ quan, tổ chức
Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 162 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 Phần I của Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự.
IV. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỘNG
1. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền khởi kiện vụ án về tranh chấp hợp đồng bảo lãnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hợp đồng bảo lãnh đã được xác lập theo quy định của pháp luật;
b) Có căn cứ chứng minh người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh;
c) Đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng bảo lãnh hoặc trong trường hợp hợp đồng bảo lãnh các bên không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà đã hết thời hạn hợp lý để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ấn định cho người bảo lãnh;
d) Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã có văn bản thông báo cho người bảo lãnh biết việc vi phạm của người bảo lãnh và yêu cầu người bảo lãnh thực hiện hợp đồng bảo lãnh, nhưng người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ;
đ) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự của người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền khởi kiện vụ án về tranh chấp hợp đồng bảo lãnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hợp đồng bảo lãnh đã được xác lập theo quy định của pháp luật;
b) Có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh;
c) Người bảo lãnh đã có văn bản thông báo cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng biết việc vi phạm của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện hợp đồng bảo lãnh nhưng doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ;
d) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
V. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
1. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc người bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị xâm phạm.
2. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định tại mục 2.2 mục 2 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Tuy nhiên, cần lưu đối với hợp đồng bảo lãnh mà các bên không thoả thuận cụ thể về thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định tại Điều 56 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có quyền ấn định thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý thì khi hết thời hạn đã được thông báo đó mà người bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm;
VI. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Tòa án các cấp
Về nguyên tắc khi thụ lý, giải quyết các tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong những trường hợp sau đây tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 33, khoản 2 Điều 34 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại tiểu mục 4.1 và 4.3 mục 4 Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004:
a) Tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án.
b) Trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Toà án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Toà án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo pháp luật Việt Nam.
c) Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 34 của Bộ luật tố tụng dân sự lên để giải quyết.
2. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án
Các trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hướng dẫn tại tiểu mục 4.4 mục 4 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
VII. GIAO NỘP, THU THẬP CHỨNG CỨ
1. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện được thực hiện theo quy định tại Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Tài liệu, chứng cứ ban đầu người khởi kiện phải nộp cho Tòa án là: bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hợp đồng bảo lãnh, phụ lục hợp đồng bảo lãnh (nếu có). Trong quá trình giải quyết vụ án người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
2. Thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án
a) Việc thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2005/HDDTP ngày 17-9-2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ”.
b) Tùy thuộc vào tính chất, nội dung tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà Tòa án có thể yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp Hợp đồng bảo lãnh; hoặc phụ lục Hợp đồng bảo lãnh; văn bản thanh lý Hợp đồng bảo lãnh; văn bản huỷ bỏ việc bảo lãnh; văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh;
– Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hoặc phụ lục hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; văn bản thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc ký quỹ;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của người bảo lãnh;
– Văn bản thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh;
– Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động hoặc văn bản thông báo của người sử dụng lao động về việc người lao động vi phạm hợp đồng hoặc bỏ trốn;
– Văn bản thông báo cho Bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh về thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra;
– Văn bản xác nhận về việc người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng hoặc bỏ trốn; hoặc văn bản thông báo về việc bên được bảo lãnh vi phạm cam kết, nghĩa vụ trong hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài của Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài (đối với địa bàn có Ban Quản lý lao động) hoặc của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài (đối với địa bàn không có Ban Quản lý lao động); hoặc văn bản xử lý hành vi vi phạm đối với bên được bảo lãnh của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài;
– Biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm đối với người có hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Các giấy tờ, tài liệu khác.
c) Khi có yêu cầu bằng văn bản của Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết vụ án, Cục Quản lý lao động ngoài nước Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh mà Cục Quản lý lao động ngoài nước đang lưu giữ sau đây:
– Hồ sơ thẩm định hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hồ sơ đăng ký hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Các văn bản quy phạm pháp luật của nước tiếp nhận lao động và văn bản chỉ đạo khác liên quan đến lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (nếu có;
– Địa chỉ (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) của người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc địa chỉ của họ ở nước ngoài (nếu có);
– Các giấy tờ tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
VIII. QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
1. Trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Toà án hoặc Viện kiểm sát, Cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với địa bàn không có Ban Quản lý lao động) hoặc Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài (đối với địa bàn có Ban Quản lý lao động), các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp xác minh, thu thập chứng cứ và thực hiện các yêu cầu khác liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Tòa án, Viện kiểm sát để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp không thực hiện được hoặc từ chối thực hiện các yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát thì các cơ quan này phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án, Viện kiểm sát biết chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát.
2. Trong trường hợp cần thiết, khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan, tổ chức liên quan, Toà án đã giải quyết vụ án thông báo kết quả giải quyết vụ án đó cho cơ quan, tổ chức liên quan có yêu cầu.
IX. HIỆU LỰC THI HÀNH
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Các vụ án trước đây đã được giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật mà bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ khác. Các vụ án chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa xong thì Tòa án áp dụng hướng dẫn tại Thông tư này để giải quyết.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới thì báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có giải thích hoặc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
KT. CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Phó Chánh án
|
KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Phó Viện trưởng
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG –THƯƠNG BINH & XÃ HỘI
Thứ trưởng
|
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: DỰ THẢO CHÍNH SÁCH & VBPL |
Leave a Reply