Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

CEDAW VÀ PHÁP LUẬT: NGHIÊN CỨU RÀ SOÁT VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ GIỚI VÀ QUYỀN QUA LĂNG KÍNH CEDAW

Advertisements

QUĨ PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC – UNIFEM

Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở giới và quyền này là đúng lúc và phù hợp nhất ở Việt Nam. Việc thông qua Luật Bình đẳng giới vào ngày 29-112006 và việc đánh giá của Uỷ ban về Xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Ủy ban CEDAW) vào ngày 17-1-2007 báo hiệu sự cần thiết nghiên cứu rà soát xem văn bản pháp luật hiện hành đã phù hợp với các tiêu chuẩn về bình đẳng giới hay chưa và liệu có cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hay ban hành văn bản mới hay không.

Việc nghiên cứu rà soát này nhằm mục đích giúp quá trình đánh giá và hoàn thiện văn bản pháp luật. Do vậy, hy vọng công trình nghiên cứu rà soát này sẽ có ích cho những người soạn thảo văn bản pháp luật cũng như những người tuyên truyền vận động cho bình đẳng giới đang muốn chuyển hệ thống pháp luật hiện hành thành một hệ thống pháp luật có đưa vào một cách đầy đủ các nguyên tắc về bình đẳng giới và không phân biệt đối xử.

Khi tiến hành hoạt động nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở giới và quyền, Công ước về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) đã được chọn làm khuôn khổ và công cụ phân tích, vì CEDAW là một điều ước về quyền con người và ủng hộ mạnh mẽ phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền để đòi được hưởng quyền. Công ước này còn là một điều ước ủng hộ mạnh mẽ bình đẳng giới và không phân biệt đối xử trong tất cả các lĩnh vực.

Công ước nhấn mạnh nghĩa vụ của quốc gia thành viên để bảo đảm sự thụ hưởng quyền bình đẳng. Sau cùng, với tư cách là một điều ước và do đó bản thân nó cũng là một văn bản pháp luật, Công ước CEDAW là căn cứ phù hợp nhất trong những cuộc bàn luận về pháp luật và cải cách pháp luật.

Vì vậy, cấu trúc của công trình nghiên cứu rà soát này là dựa trên các điều chính của Công ước – tức là những điều từ Điều 1 đến Điều 16, trong đó xác định các lĩnh vực cụ thể cần đưa vào sự bình đẳng. Công trình nghiên cứu rà soát này đã: (a) nghiên cứu các nghĩa vụ theo CEDAW, những khuyến nghị chung của Công ước và Các nhận xét kết luận của Ủy ban CEDAW về Việt Nam năm 2007; (b) xác định những chỉ số được lựa chọn để đánh giá sự tuân thủ các nghĩa vụ quy định trong CEDAW; (c) nhấn mạnh những quy định pháp luật có liên quan, có tính đến tình hình phụ nữ trong các lĩnh vực cụ thể; (d) đưa ra phân tích và các khuyến nghị. Công trình nghiên cứu rà soát này được tóm tắt dưới các đề mục sau:

NHỮNG VIỆC CHUNG VỀ XÓA BỎ PHÂN BIÊåT ĐỐI XỬ VÀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG

(Các điều 1-3 của CEDAW)

Các điều 1-3 của CEDAW gồm những việc chung cần làm của quốc gia thành viên. Những điều này đòi hỏi phải áp dụng một loạt các biện pháp đồng bộ nhằm bảo đảm bình đẳng giới. Những chỉ số đối với các điều này được chia ra 6 lĩnh vực: (a) những bảo đảm về bình đẳng và không phân biệt đối xử; (b) cấm phân biệt đối xử; (c) bảo vệ pháp lý đối với phụ nữ; (d) các thiết chế và cơ chế phối hợp; (e) nội luật hoá và áp dụng những điều ước; (f) bạo lực trên cơ sở giới.

CÁC ĐẢM BẢO VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ

Điều 2 CEDAW yêu cầu nguyên tắc bình đẳng phải được thể hiện trong Hiến pháp hay các văn bản luật. Điều 1 quy định định nghĩa về “phân biệt đối xử”. Khuyến nghị chung số 25 nhấn mạnh các yếu tố bình đẳng và không phân biệt đối xử mà Công ước theo đuổi. Căn cứ vào những điều trên có thể thấy định nghĩa và các yếu tố bình đẳng và không phân biệt đối xử là một trong những chỉ số được lựa chọn để đánh giá sự tuân thủ CEDAW. Do đó, các chỉ số được lựa chọn tập trung xác định liệu có một định nghĩa rõ ràng về bình đẳng và không phân biệt đối xử có tương thích với CEDAW hay không. Các chỉ số được lựa chọn tập trung cũng đồng thời xác định xem những bảo đảm về bình đẳng và không phân biệt đối xử có gồm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính hay giới cũng như những cơ sở khác của phân biệt đối xử khác hay không, chẳng hạn như dân tộc, tình trạng tàn tật, tuổi tác hay khuynh hướng tình dục. Điều này sẽ tạo điều kiện bảo đảm có bao gồm hơn và đáp ứng hơn có tính đến những thiệt thòi mà phụ nữ có thể phải chịu nhiều cơ sở khác nhau của sự phân biệt đối xử.

Việt Nam bảo đảm bình đẳng và không phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và giới trong các điều 52 và 63 Hiến pháp và trong những văn bản pháp luật khác như trong Điều 5 Bộ luật Dân sự, Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 5 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Điều 5 Bộ luật Lao động, Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 3 Bộ luật Hình sự. Đặc biệt Điều 5(30) và Điều 5(5) Luật Bình đẳng giới có định nghĩa riêng về bình đẳng giới và phân biệt đối xử về giới. Các điều 10, 40 và 41 của Luật quy định một cách rõ ràng rằng Luật nghiêm cấm những hành vi cản trở việc thực hiện bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới dưới tất cả các hình thức và bạo lực trên cơ sở giới.

Định nghĩa về bình đẳng giới và phân biệt đối xử trên cơ sở giới

Định nghĩa về “bình đẳng giới” và “phân biệt đối xử trên cơ sở giới” trong Luật Bình đẳng giới mặc dù đã có triển vọng song vẫn có thể cần hoàn thiện hơn. Để phù hợp với CEDAW, định nghĩa về bình đẳng giới và phân biệt đối xử trên cở sở giới phải bao gồm và nhấn mạnh các quyền bình đẳng. Định nghĩa về “phân biệt đối xử trên cơ sở giới” cũng phải nói rõ phân biệt đối xử có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Định nghĩa về phân biệt đối xử gián tiếp phù hợp với Khuyến nghị chung số 25 cũng cần được đưa vào pháp luật để tạo thuận lợi cho việc thực hiện. Ngoài ra, những quy định về bảo đảm bình đẳng trong các văn bản pháp luật khác ngoài Luật Bình đẳng giới cũng cần phải đưa vào định nghĩa về “bình đẳng giới” và “phân biệt đối xử về giới”, thí dụ như điều này có thể được thực hiện bổ sung các luật trên với những văn bản hướng dẫn dưới luật, trong đó viện dẫn trực tiếp đến các định nghĩa trong Luật Bình đẳng giới.

Các cơ sở của phân biệt đối xử Trong những quy định chung liên quan đến bảo đảm bình

đẳng và không phân biệt đối xử trong các văn bản pháp luật Việt Nam (như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ Luật Hình sự), cũng thấy rằng ngoài giới tính hay giới thì nhiều cơ sở

phân biệt đối xử khác đã được công nhận. Các cơ sở đó bao gồm dân tộc, địa vị xã hội/giai cấp/địa vị, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và nguồn gốc gia đình. Các luật chuyên ngành quy định cụ thể về bảo vệ những nhóm dân cư cụ thể như người cao tuổi, người tàn tật và người sống chung với HIV/AIDS. Điều nhận thấy ở đây là các cơ sở này được nhìn nhận biệt lập với nhau và không phải thường luôn được phân tích hay công nhận một cách gắn kết. Các văn bản pháp luật không đưa ra cơ chế hay cách thức giải quyết những hình thức thiệt thòi khác ngoài giới một cách đồng thời và có hệ thống. Về điểm này, chúng tôi đề xuất nên bổ sung Luật Bình đẳng giới một quy định thừa nhận mối liên hệ qua lại giữa các cơ sở phân biệt đối xử. Đặc biệt nên quy định rõ là các cơ sở phân biệt đối xử khác như dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tuổi, tàn tật, khuynh hướng tình dục và những hoàn cảnh xã hội, kinh tế, sức khoẻ và tình trạng khác có thể làm trầm trọng hoặc phức tạp hơn hành vi phân biệt đối xử về giới. Do vậy, chúng phải được giải quyết một cách gắn kết với vấn đề phân biệt đối xử về giới.

Chúng tôi cũng gợi ý là những quy định trong các luật khác cũng phải đề cập một cách rõ ràng đến vấn đề không phân biệt đối xử vì lý do giới, ví dụ như Pháp lệnh Người cao tuổi, Pháp lệnh Người tàn tật và Luật Phòng, chống HIV/AIDS cần phải có quy định về phân biệt đối xử vì lý do giới nhằm bảo đảm không bỏ qua vấn đề bình đẳng giới, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện và giám sát việc thực thi những luật này. Chúng tôi cũng đề xuất rằng các văn bản hướng dẫn thi hành cần nhấn mạnh rõ những lĩnh vực giao thoa giữa các cơ sở phân biệt đối xử và giới, cũng như những cách thức xử lý chúng.

CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ

Các điều 2(b), 2(e) và 2(f) của CEDAW yêu cầu nghiêm cấm một cách rõ ràng sự phân biệt đối xử. Căn cứ vào các quy định này, những chỉ số được lựa chọn tập trung xác định xem đã có sự nghiêm cấm toàn diện hành vi phân biệt đối xử trong các văn bản pháp luật hay chưa. Sự nghiêm cấm này cần được áp dụng đối với các chủ thể công và tư, người nước ngoài và người trong nước, tổ chức, doanh nghiệp và những đối tượng khác.

Một số quy định trong Hiến pháp và các luật, thí dụ như Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bình đẳng giới và Bộ luật Hình sự có thể được sử dụng để cấm hành vi phân biệt đối xử của các chủ thể thuộc khu vực công và khu vực tư. Tuy nhiên về chế tài, Điều 42 Luật Bình đẳng giới chỉ mới có quy định mang tính hướng dẫn chung về xử lý vi phạm mà không quy định mức xử phạt cụ thể áp dụng đối với các vi phạm. Khắc phục nhược điểm này, Đọan II(b) Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới yêu cầu xây dựng một nghị định quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bình đẳng giới. Chúng tôi đề xuất rằng một nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới cần sớm được ban hành, theo đó mức phạt sẽ được quy định tùy theo tính chất của vi phạm (và do vậy cần quy định một loạt các mức phạt phù hợp với hành vi vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm và hình phạt hình sự nếu cần thiết).

Hiện đã có các quy định về nghĩa vụ của người nước ngoài trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, kể cả những quy định cấm phân biệt đối xử. Các quy định này có thể thấy trong Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự và

Tóm tắt

Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở giới và quyền qua lăng kính CEDAW

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Điều 2 Luật Bình đẳng giới mới chỉ xác định đối tượng áp dụng. Thuật ngữ đối tượng áp dụng có thể gây nhầm lẫn vì không rõ họ là người thụ hưởng của Luật, người có nghĩa vụ, người vi phạm hay là tất cả những người đó. Chúng tôi khuyến nghị rằng trong Luật Bình đẳng giới hoặc nghị định thi hành nên có một quy định rõ ràng dẫn chiếu đến các quy định tương ứng liên quan về xử lý vi phạm của cá nhân, tổ chức nước ngoài, kể cả những vi phạm của cá nhân nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Việt Nam, cũng như các tổ chức nước ngoài không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam song thuộc thẩm quyền xử lý.

BẢO VỆ VỀ PHÁP LÝ VỚI PHỤ NỮ

Điều 2(c) của CEDAW yêu cầu các quốc gia thành viên phải quy định về sự bảo vệ pháp lý đối với phụ nữ, kể cả việc tiến hành thông qua thông qua những cơ quan xét xử quốc gia hoặc những thiết chế công khác. Sự bảo vệ này bao gồm quyền được bồi thường trong các trường hợp bị phân biệt đối xử. Sự bảo vệ quy định không chỉ dành cho công dân nữ, mà còn dành cho tất cả phụ nữ trong phạm vi thẩm quyền của quốc gia thành viên. Vì lý do đó, các chỉ số được lựa chọn sẽ xác định xem có hay không có những quy định hữu hiệu nhằm bảo đảm cho việc được bồi thường theo các cấp hình sự, dân sự và hành chính. Các chỉ số đồng thời tìm hiểu xem có hay không có những sự khắc phục đó, đặc biệt là trợ giúp pháp lý. Tác dụng của thủ tục hoà giải, trung gian hòa giải và thương lượng trong việc giải quyết những trường hợp phân biệt đối xử cũng đã được xem xét. Các chỉ số được lựa chọn đồng thời cũng tìm hiểu xem liệu sự bảo vệ pháp lý có được mở rộng đối với phụ nữ nước ngoài ở Việt Nam hay không. …

CÁC BẠN TRA CỨU TOÀN BỘ VĂN BẢN TẠI ĐÂY

SOURCE: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI

Exit mobile version