admin@phapluatdansu.edu.vn

TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: HẾT SỐNG CHUNG = LY HÔN THỰC TẾ?

HOÀNG LAM

Chồng tự ý bỏ vợ đi “tòm tem” với bà khác, tòa công nhận đã ly hôn trên thực tế? Chuyện tức mình này đã xảy ra với bà N. Vừa chớm qua tuổi 18, bà và ông H. được gia đình hai bên tổ chức lễ cưới nhưng cả hai không đăng ký kết hôn. Theo luật định, đây là hôn nhân thực tế vì hai bên đã chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1974, tức trước ngày 3-1-1987.

Không sống chung, mất chồng như chơi!

Cuộc sống vợ chồng ban đầu cũng hòa thuận, hạnh phúc. Năm 1982, khi bà N. mang thai con thứ năm thì quan hệ của họ trở nên căng thẳng. Biết chồng mình đang để ý đến người khác nên bà N. ra sức ngăn cản. Khổ nỗi ông H. đã không lắng nghe mà lại còn đánh vợ. Tủi thân, bà bỏ về nhà cha mẹ ruột sinh sống và tần tảo nuôi con, lòng vẫn mong có lúc chồng sẽ quay về với mình.

Nhưng ông H. vẫn quyết đâm đơn ra tòa đòi ly hôn vợ. Tại tòa, ông công khai thừa nhận mình và vợ bé đã có với nhau bốn mặt con. Hội đồng xét xử sơ thẩm hôm ấy bày tỏ thái độ bất mãn thay cho bà N. Họ cho rằng ông H. thiếu trách nhiệm làm chồng, làm cha và quyết định bác yêu cầu ly hôn của ông. Cấp sơ thẩm còn tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông H. với người vợ hai. Sau đó, tuy chống án không thành nhưng ông H. vẫn tiếp tục chung sống với vợ hai.

Năm 1994, ông H. xích mích với bạn nhậu nên bị đánh chết. Chín năm sau, cha ruột của ông kiện đòi con dâu thứ hai trả đất do con trai chết để lại. Ông bảo ngày xưa mình giao đất cho con trai theo kiểu cho sử dụng tạm chứ không cho luôn. Phúc thẩm vụ án hồi tháng 3-2004, TAND tỉnh Bình Dương xác định đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của ông H., giờ ông H. chết thì phát sinh thừa kế. Nếu muốn thì cha ông H. cần khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

Lạ lùng ở chỗ TAND tỉnh lại kết luận ông H. và bà N. đã ly hôn trên thực tế. Tòa này cho rằng tuy cả hai cấp tòa không cho ông H. ly hôn với bà N. nhưng quan hệ vợ chồng giữa họ đã không còn tồn tại. Họ không sống chung suốt từ năm 1982 đến khi ông H. bị đánh chết. Hơn nữa, khi ông H. bị đánh chết, bà chẳng thể hiện sự quan tâm, cũng không tố giác kẻ gây án. Trong khi đó, người vợ sau đã chung sống với ông H. từ trước năm 1987 nên đủ tư cách là vợ thực tế của ông H. (!?).

Nhận định oái oăm của TAND tỉnh khiến bà N. ngẩn người vì bị tước mất quyền làm vợ, mất luôn quyền thừa hưởng di sản của chồng. Đến khi bà được người khác chỉ vẽ cách nộp đơn xin giám đốc thẩm thì thời hạn kháng nghị đã không còn.

Chưa ly hôn thì vẫn là vợ chồng

Năm 1977, ông B. chung sống không đăng ký kết hôn với bà T. và có hai con chung. Năm 1987, ông bỏ quê lên thị xã chung sống với bà K. nhưng chừng 10 năm sau mới đăng ký kết hôn với bà này. Ít năm sau, ông B. lại quan hệ với phụ nữ khác. Nói không được, bà K. bèn nộp đơn yêu cầu TAND thị xã cho ly hôn với ông B.

Sơ thẩm vụ án hồi tháng 5-2008, TAND thị xã xác định hôn nhân giữa ông B. với người vợ đầu là hôn nhân thực tế. Tòa tuyên hủy quan hệ hôn nhân giữa ông với bà K. mặc dù họ có đăng ký kết hôn. Theo dõi vụ việc, dư luận râm ran nhận xét vì sao bà K. có đăng ký kết hôn với ông B. đàng hoàng, đã sống chung 21 năm, có hai mặt con mà vẫn bị đẩy ra đường tay trắng.

Tuy nhiên, cách xử lý nêu trên của TAND thị xã được TAND tỉnh cho là hợp lý và được giữ y tại phiên xử phúc thẩm. Bởi lẽ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 cấm kết hôn trong trường hợp đang có vợ hoặc có chồng. Vào thời điểm đăng ký kết hôn với bà K., ông B. đang bị ràng buộc bởi cuộc hôn nhân hợp pháp với bà T. Tuy bị hủy kết hôn trái pháp luật, quyền lợi về tài sản của bà K. vẫn được xem xét, giải quyết tùy thuộc khả năng chứng minh tài sản nào là “của anh, của em, của chúng ta”.

Pháp luật về hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ đều quy định việc ly hôn phải được tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn. Trước giờ, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân thực tế chứ không thừa nhận ly hôn thực tế. Bởi vậy, nếu bên vợ hoặc bên chồng chưa chết, cũng chưa ra tòa ly hôn thì không ai có quyền tùy tiện “khai tử” cuộc hôn nhân hợp pháp của họ.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/ban-doc/view.aspx?news_id=248572

6 Responses

  1. em va anh ay rat yeu nhau.sau nay bon em muon duoc song ben nhau nhung anh ay la nguoi da co vo va co 1 dua con trai dang tron 1 tuoi.anh ay muon co ca 2 va khong muon xa ai ca.voi em thi anh ay yeu that long nhung voi vo anh ay thi mac dua con nen ko the xa duoc.gio day em da yeu anh ay qua nhiu.trong 8 thang bon em da an o voi nhau nhu vo chong.em muon giu anh ay cho rieng minh nhung anh ay ko co kha nang sinh con em so sau nay se kho.dua con do ko biet la cua ai nua.em yeu anh ay ko muon xa anh ay em lam vay la sai hay dung?co vi pham phap luat ko?neu anh ay ly hon co duoc nuoi con ko?cho em mot loi khuyen duoc ko?gui vao e-mail cho em nhe?em cam on nhieu lam

  2. tôi có trường hợp muốn xin tư vấn giúp.chồng tôi có con riêng với người khác va bây giờ muốn ly dị với tôi dể sống chung với người kia nhưng tôi không đồng ý. Chúng tôi cũng có một số tài sản có giá trị trong thời gian chung sống với nhau.Nếu bây giờ anh ấy nhất quyết ly hôn thì pháp luật có chấp nhận yêu cấu của anh ấy không ? Chúng tôi có 3 đứa con 2 đứa đã trưởng thành va một đứa đang còn đi học. Tôi và các con tôi sẽ như thề nào ễin nhờ tư vấn giúp. Cảm ơn !

  3. Anh chị em vừa ly hôn ngày 9/6, tòa giải quyết cho anh em nuôi cháu nhỏ( cháu trai, được 35 tháng tuổi), còn chị dâu nuôi cháu lớn ( đang học lớp 3, đến ngày 26/7 là tròn 9 tuổi). Nhưng do chị dâu làm việc tại miền Nam, để con ở nhà cho ô,bà ngoại chăm sóc. Tuy nhiên do gia đình ô, bà ngoại mải kinh doanh nên ko chăm lo việc hoc tập của cháu, và cũng ko cho cháu về chơi với bố và bà nội, Vậy có cách nào cho gia đình em nhận nuôi cháu gái để tiện chăm sóc cháu ko?

    • Chào Ngo Minh Chinh,
      Trường hợp em nêu, anh trai em có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con lên Tòa án đã giải quyết ly hôn. Nếu lý do thay đổi người nuôi con là hợp lý, Tòa án có thể giao cháu lớn lại cho người cha nuôi.

  4. em hien la sinh vien Dai hoc nam thu 5,con` 2 thang’ nua~ em ra truong….em hoc tai Hai? pho`ng…em chua di lam`…ngay 1/2/2007 em co lay’ vo…luc’ do’ em dang hoc nam thu 3 Dai hoc..(vo em khi do co’ thai)…7 thang’ sau vo em sinh chau’ trai.(3/9/2007)..vo em co trinh do hoc van’ 12/12..chua nghe nghiep gi`..ban? than em la con trai truong? trong gia dinh`..em sinh nam 1983 va vo. em sinh nam 1987…thoi` gian em con` dang phai? hoc Dai hoc thi` gia dinh` chu cap’ va nuoi vo em va con em o que em…cung~ tu` do’ co nhieu` phat sinh mau thuan nen vo chong` em quyet dinh ly hon…hien tai thi` con trai em duoc 20 thang’ tuoi?,,em sap ra truong va di lam`…em hoc nganh` Xay dung dan dung va cong nghiep…Xin luat su giup em hoi?..khi ly hon thi` con cai’ em se do ai nuoi…gia dinh em thi` nhat’ thiet muon’ nuoi chau'(chau’ la` dich ton)..ban? than em ko quan trong ai nuoi mien~ la` ca? 2deu` quan tam con cai’…nhung vo em thi` ko nghi~ duoc nhu the’..vo em ko cho em tham chau’..ko cho gap.. va` hien tai thi` vo em bo? ve` gia dinh me de?..ban? than em la nguoi` tu? te'(em dam’ nhan nhu the…ko phu bac hay lam` gi` phai? mat’ con hay de? nguoi` khac coi thuong` ngoai` chuyen em va vo em co’ thai roi` cuoi’ )…em rat’ buon`nhung phai? chap nhan do vo. em cu’ doi` ly hon..(co’ nguoi` thu’ 3…vo em cung~ thich nguoi` ta, nhung em ko bat’ qua? tang hay lam` gi` ma` de? tuy` vo em nghi~)..bay gio` thi` nhat’ thiet ly hon..em co’ tim` hieu? cac’ dieu` luat trong luat hon nhan va gia dinh`…nhung em xin hoi? luat su …em co’ the? dua. vao` can cu’ nao` va cac dieu` luat nao` de? nhan. quyen` cham soc’ con ko?…ban? than gia dinh` vo. em ko tot’ lam (me. vo em 3 chong`…3 ong deu` con` song’ va` vo em la` con gai’ lon’ trong 3 nguoi` con gai’ cua gd nha` vo…vo em hoc het’ cap’ 2, cap’ 3 hoc bo? tuc’ van hoa’..)..xin luat su giup em, em rat boi’ roi’…em xin chan thanh` cam’ on..

    • Chào anh vu the vuong,
      Trước hết xin chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống tình cảm và hôn nhân của bạn. Về vấn đề con, quan niệm như anh là rất tiến bộ, sau ly hôn ai nuôi con không quan trọng miễn là cả hai bên làm tròn trách nhiệm với con chung. Tuy nhiên, việc gia đình anh yêu cầu nuôi cháu vì lý do cháu đích tôn là không phù hợp với pháp luật và có phần ích kỷ khi xem xét trên lợi ích của cháu.
      Theo PLHNGĐ hiện hành khi ly hôn con dưới 3 tuổi về nguyên tắc giao cho người mẹ nuôi. Qui định như vậy là xuất phát từ đứa trẻ đang ở giai đoạn rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng và gần gũi của người mẹ. Như vậy, anh có thể yêu cầu tòa án cho anh nuôi con sau khi con anh đã đủ 3 tuổi trở lên hoặc vợ anh không có đủ điều kiện thực tế nuôi con (Sức khỏe quá yếu, đang thi hành án phạt tù, bị xử lý về hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em…). Ở đây, anh có cho rằng vợ anh không có đủ điều kiện nuôi con do trình đọ văn hóa và hoàn cảnh gia đình không phải là điều kiện cần và đủ để tòa án bác quyền nuôi con của vợ anh.
      Nếu vợ anh có hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền làm cha của anh, anh có thể yêu cầu Tòa án đã giải quyết việc ly hôn nhắc nhở, yêu cầu vợ anh tạo điều kiện cho anh thực hiện quyền làm cha. nếu vợ anh tiếp tục vi phạ anh có thể yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading