admin@phapluatdansu.edu.vn

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG THÂN THIỆN VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC

NGUYỄN HẢI HOÀNH ( Lược dịch và giới thiệu theo Cư dân mạng Trung Quốc phân tích)

Hôm nay (17 tháng 2) là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh. 

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Căm-pu-chia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Phía Trung Quốc cho rằng phía Việt Nam quấy rối biên cương Trung Quốc, cho nên Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích”. Phía Việt Nam cho rằng chính phủ Trung Quốc vì để ủng hộ chính quyền Khơ-me Đỏ mà phát động bành trướng xâm lược Việt Nam, thể hiện chiến tranh bá quyền. Phía Căm-pu-chia tuy không tỏ thái độ rõ ràng đối với cuộc chiến Trung Quốc-Việt Nam nhưng ngày 7 tháng 1 năm nay đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô chưa từng có tại Pnông-pênh chúc mừng 30 năm ngày nhân dân Căm-pu-chia thoát khỏi ách thống trị của Khơ-me Đỏ. Tại cuộc mit tinh, Chủ tịch Thượng viện Căm-pu-chia Chia-xin cảm ơn Việt Nam “đã cứu Căm-pu-chia”, đánh giá cao bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh to lớn để tiêu diệt chính quyền Khơ-me Đỏ tàn sát nhân dân, và đã kịp thời ngăn chặn được số phận bất hạnh nhân dân Căm-pu-chia tiếp tục bị tàn sát.

Giờ đây chính phủ Trung Quốc đang ra sức làm mờ nhạt cuộc chiến 30 năm trước ấy, không tổ chức bất kỳ bất kỳ hoạt động kỷ niệm chính thức nào. Tại Việt Nam, chính phủ và nhân dân đều tổ chức hoạt động tưởng niệm với quy mô lớn (?) những người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến đó, giáo dục người Việt Nam chớ quên cuộc chiến này. Rốt cục trong cuộc chiến tranh ấy ai phải ai trái, ở đây tác giả không muốn bàn thảo. Bao giờ các tài liệu mật được dần dần công khai, sau khi nhìn thấy chân tướng, tự nhiên người ta sẽ hiểu rõ.

Tác giả muốn nhân dịp hôm nay ngày đặc biệt này để nói qua về một số cảm nhận của mình tại Việt Nam, hy vọng qua đó người trong nước sẽ hiểu được tại sao đa số người Việt Nam có thái độ không hữu hảo với Trung Quốc. Để nhìn nhận Việt Nam một cách khách quan, chúng ta nên xuất phát nhiều hơn từ góc độ của mình mà suy nghĩ. Ngoài việc cuộc chiến đó cần thời gian để hàn gắn vết thương giữa nhân dân hai nước ra, hiện nay vấn đề người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc chủ yếu có mấy mặt sau đây đáng để người nước ta cảnh giác và suy nghĩ.

Trước hết, người Trung Quốc chưa hiểu tình hình Việt Nam – đây là một nguyên nhân khiến người Việt Nam ghét người Trung Quốc. Hai nước tuy là láng giềng gần nhau, truyền thống văn hóa và tập quán giống nhau nhưng tuyệt đại đa số người Trung Quốc lại chưa hiểu Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nhược tiểu, chính phủ không đủ tài lực, thậm chí việc vận hành của chính phủ hàng năm phải cần đến viện trợ quốc tế. Thế nhưng sự nghèo khó của chính phủ không đại diện cho sự bần cùng của dân chúng. Người Trung Quốc có quan niệm là chỉ cần thấy nước này chỗ nào cũng rách nát, thiết bị hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện, đường phố không rộng rãi tráng lệ thì cho rằng nước này hỏng rồi. Thực ra nhìn bên ngoài không bằng nhìn thực chất. Việt Nam luôn ltheo đường lối giấu ngầm sự giàu có vào dân chúng. Chỉ cần đến thăm nhà thường dân Việt Nam để cảm nhận một chút, bạn sẽ thay đổi ấn tượng về Việt Nam. Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng có một căn lầu nhỏ kiểu Pháp của riêng họ, các loại đồ điện gia đình và thiết bị trong nhà không hề ít hơn dân Trung Quốc. Nghèo nữa thì cũng có một chiếc xe máy. Gia đình dân chúng Việt Nam chưa thể coi là giàu có nhưng cũng tuyệt nhiên không nghèo. Tuyệt đại đa số người Trung Quốc từng đến Việt Nam phần lớn chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài chứ không phải đời sống thực chất của người Việt Nam bình thường, do đó có sự hiểu lầm về Việt Nam. Ngược lại, người Việt Nam cũng từ xương cốt coi thường một bộ phận người Trung Quốc.

Thứ hai, tâm trạng ưu việt cao ngạo của người Trung Quốc đã làm cho người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc. Người nước ta tự cho rằng thực lực Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam, phần lớn người Trung Quốc khi đến Việt Nam thì có thái độ thiếu thân mật và khiêm tốn với người Việt Nam. Thường xuyên có bạn hỏi tôi: Việt Nam chẳng phải là rất nghèo đấy ư, có phải là ở Việt Nam đi mua hàng phải vác cả bọc tiền to tướng, có phải Việt Nam thừa phụ nữ, có thể lấy mấy vợ cũng được phải không?  … đều là những câu hỏi làm người ta cười gượng. Thực tế Việt Nam khác xa những gì chúng ta tưởng tượng. Chính quyền Việt Nam nghèo, thậm chí rất tham nhũng, song dân chúng Việt Nam không nghèo. Đồng bạc Việt Nam giá trị cao nhất là 500 nghìn đồng, tương đương 200 Nhân Dân Tệ Trung Quốc, ra phố mua hàng đâu có cần vác rất nhiều tiền, thậm chí còn ít một nửa so với người Trung Quốc đi mua hàng. Phụ nữ Việt Nam không nhiều, tỷ lệ nam nữ cơ bản bằng nhau, thậm chí tỷ lệ nam cao một chút, chớ có sang Việt Nam làm giấc mộng lấy mấy cô vợ. Người Việt Nam coi người Trung Quốc không ra gì không phải không có nguyên cớ.

Thứ ba, nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam rất bị nghi ngờ về chữ tín. Cuối thập niên 90, rất nhiều người Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư, tưởng là ở đấy có thể dễ kiếm được tiền. Khi phát hiện đầu tư trên toàn thế giới đều có cùng một nguyên tắc là “không có đầu tư vào thì không có sản phẩm ra”, kiếm tiền đâu có dễ như tưởng tượng. Thế là người Trung Quốc ào sang như một đàn ong rồi lại ào ào đại rút lui như một đàn ong, rút vốn về nước một cách bất hợp pháp, để lại một đống tạp chứng khó chữa như nợ lương, nợ thuế, nợ vốn với đối tác hợp tác, khiến chính quyền Việt Nam rất đau đầu. Sự thành thật giữ chữ tín của thương nhân Trung Quốc phổ biến bị người Việt Nam nghi ngờ.  Cùng sang Việt Nam kiếm tiền, người Nhật, người Hàn Quốc trước lúc đi đã xem xét coi đây là vấn đề khá  phức tạp, khi gặp phải các vấn đề tồn tại trong xã hội Việt Nam họ giải quyết dễ hơn người Trung Quốc. Tâm lý quá ư đầu cơ của nhà đầu tư Trung Quốc, thái độ oán trách mỗi khi gặp khó khăn đã gây ra hậu quả người Việt Nam cho rằng người Trung Quốc có độ tin cậy thương mại không cao. Trung Quốc khi đưa vốn ra nước ngoài cũng đem theo những bệnh bất trị vốn có trong xã hội thương mại của mình sang nước ngoài. Điều này không những các nhà đầu tư chúng ta phải suy ngẫm mà chính phủ Trung Quốc cũng nên cảnh giác.

Thứ tư, việc các thương gia Trung Quốc phán đoán sai lầm về thị trường tiêu dùng Việt Nam đã không những làm cho sản phẩm Trung Quốc khó tiêu thụ ở Việt Nam mà cũng tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh và thanh danh của người Trung Quốc. Do hiểu biết lệch lạc về tình hình nội bộ và thói quen tiêu dùng của Việt Nam, cho rằng người Việt không tiêu dùng nổi những sản phẩm chất lượng tốt cấp cao, mà người Trung Quốc chuyển sang Việt Nam những dây chuyền sản xuất lạc hậu bị đào thải trong nước, kết quả thế nào có thể suy ra mà thấy. Nhà sản xuất xe máy Trùng Khánh huênh hoang ở Trung Quốc là đã chiếm được bao nhiêu thị phần thị trường Việt Nam. Đáng tiếc là người viết bài này ở Việt Nam cho tới nay chưa hề phát hiện thấy một chiếc xe máy Trùng Khánh nào chạy trên đất nước này, dù ở vùng nông thôn tương đối nghèo hay đô thị phồn hoa đều khó mà thấy bóng dáng nó. Trong lòng người tiêu dùng Việt Nam thì hàng Trung Quốc là đại danh từ của “chất lượng xấu”. So với người Trung Quốc, rõ ràng người Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả người Âu Mỹ đánh giá quan niệm tiêu dùng của người Việt Nam chính xác hơn nhiều; ngay từ đầu họ đã đưa hàng chất lượng tốt sang thị trường Việt Nam, giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng nước này. Đây cũng là nguyên nhân hàng hóa Trung Quốc ở Việt Nam đại bại trước hàng hóa Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng là một nhân tố lớn làm cho người Việt Nam khinh thường (bỉ thị) người Trung Quốc.

Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi sông liền sông, có hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa, thế nhưng sự hiểu biết của chúng ta về Việt Nam lại dừng ở hồi ức trong quá khứ, thiếu con mắt tỉnh táo và thận trọng để nhìn nhận người hàng xóm này, khiến cho giữa nhân dân hai nước hình thành một vết thương khó có thể vượt qua. Đồng thời với việc mất tín nhiệm của dân chúng Việt Nam, chúng ta cũng dần dần chắp tay nhường cho Nhật Bản, Hàn Quốc lợi ích thị trường to lớn ở Việt Nam mà người Trung Quốc vốn dĩ nắm được.
Người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc tuyệt nhiên không chỉ là do cuộc chiến tranh 30 năm trước mà còn nhiều cái nữa đáng để tất cả người Trung Quốc suy ngẫm!

SOURCE:  “越南人为何对中国人不友好” bài đăng trên website Phượng Hoàng (Trung Quốc) ngày 17-2-2009    Link:  http://blog.ifeng.com/article/2206238.html
Trích dẫn từ: http://hoinhavanvietnam.vn/News.Asp?Cat=13&SCat=&Id=966

6 Responses

  1. bài Viết khá hay và sâu sắc.Người VN thật sự không thích người TQ, từ hàng hóa chất lượng kém, rồi đến các cuộc xâm chiếm, gây nhiễu hàng thế kỷ. nếu hỏi 100 người VN có mến ,thân thiện với người TQ kg? tôi tin 99% không ai ưa anh hàng xóm xấu bụng này.

  2. bài viết khá đầy đủ.đúng vậy ,người trung quốc luôn cho rằng việt nam mình chỉ là một đất nước nhỏ bé,lạc hậu.người trung quốc luôn cho răng họ la một cường quốc,muốn ai cũng phải khuất phục họ,họ không thích đất nước nào có ý không phục họ,không ủng hộ họ.sụ thật là hiện nay họ đang dần chiếm lĩnh vị trí số 1 thế giới.ngay cả mỹ họ cũng không coi ra gì.
    nhưng nói đi thì cũng phải nói lại:sụ thật là người việt nam mình cũng có quá nhiều nhược điểm,chế đọ một đảng của chúng ta xem ra không còn phù hợp với tình hình hiện tại.tằng lớp lãnh đạo nhà nước hầu như 100%có lòng tham ô.lòng tham ô hối lộ là căn bệnh giường như đã ăn sâu vào trong máu thịt của những người này là căn bệnh không thẻ nào chữa trị được mà càng ngày càng nặng thêm.toàn xã hội hầu như đã khủng hoảng.con người càng ngày càng biến chất.ai cũng tham lam.ích kỷ.chỉ muốn cho riêng bản thân mình.

  3. Nói thì ai chẳng nói hay ,nói tốt .nhưng xem ra việt nam không thể làm gì được rồi.Tôi rất quan tâm tới tình hình an ninh ,chính trị của việt nam nhưng tôi cung thấy bất bình chính phủ việt nam chỉ nói hay bằng chính trị thôi thì không giải quyết được gì cả.chúng ta lên tìm biện pháp khác sao cho phù hợp ,nếu có thể dốc toàn lực ra biển đông ,không ngăn chặn nưa mà là đánh, bắt ,xử lý theo luật biển quốc tế.Vấn đề quan trọng hơn hết là vũ khí trang bị của ta như thế nào rồi ,các cơ quan chức năng ngày đêm đã sáng kiến được những gì ,hàng năm báo cáo bộ và chính phủ hay và hiệu quả nắm kia mà,ai cũng nói tốt cho mình nhưng cuối cùng không ai làm được gì cả .chức vụ thì đi mua ngày một to để lợi nhuận kinh tế cho bản thân.trung quốc nếu có đánh ta ..vậy thử hỏi chúng ta lấy gì kháng đỡ ,họ nói đầu tiên là đánh vào bộ lão chính trị ,phá vỡ đường dây thông tin liên lạc của ta ,làm tê liệt tất cả mạng lưới bảo vệ của ta.vậy chúng ta lên bắt đầu làm gì,hãy chấp nhận mất biển đông để bảo toàn tính mạng cho nhân dân hay lên quyết chiến,nếu quyết chiến thì phải làm gì,bắt đầu từ đâu.theo tôi phải thanh loại cán bộ trong hàng ngũ lãnh đạo tìm những người nói ít làm nhiều và có hiệu quả cao chứ cứ như thế này mất nước mà thôi.suốt ngày nói phải tuân thủ luật biển ,quyền chủ quyền ….của 2 bên càng nói càng thấy sự yếu kém của mình.nói ít thôi ,kết hợp liên minh với các nước cùng nhau đánh 1 trận xem nào ,TQ là thế nhưng chúng ta kết liên minh là thắng thôi mà. Mong lãnh đạo các cấp ra tay thôi để lâu càng cho họ cơ hội .”THÀ MỘT PHÚT HUY HOÀNG RỒI VỤT TẮT,CÒN HƠN LÀ LE LÓI TRĂM NĂM”.CHÚNG TÔI NGUYỆN HY SINH THÂN MÌNH ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC THÂN YÊU.NÓI LÀ PHẢI LÀM THẾ MỚI THÀNH CÔNG

  4. tôi từng nghe có ý kiến, VN là chỗ hở sườn của TQ, là gót chân asin của TQ, vì vậy TQ khó lòng buông tha cho VN được. Bằng chứng là những hành động xâm lược, gây hiềm khích liên lục trong quá trình lịch sử chứ ko riêng gì bây giờ, và…ờ…có thể là mãi mãi về sau. Ác cảm của người VN với TQ vì vậy đường như là một thứ tính cách di truyền trong dòng máu chứ ko chỉ là những hiện tương đơn lẻ.

  5. bài viết rất hữu ích,nhưng ở góc nhìn của người viết, chưa rõ được hết việc tại sao người Việt lại ko ưa người Hoa như vậy. Người ta chỉ ghét cái ác, cái xấu, chứ ko bao giờ lại ghét sự thân thiện, hữu hảo cả. Những hành động thiếu thiện chí mà bấy lâu nay “hảo huynh đệ” láng giềng đối với nhân dân VN khiến người ta khó mà yêu mến đc…

  6. công nhận là hầu hết người dân việt nam đều cảm thấy ghét người trung quốc, mặc dù nhiều khi chúng ta nhận thấy người trung quốc có phần nào giỏi hơn. Tuy nhiên người trung quốc quá tự tin về mình mà coi thường đối phương. Nhưng trung quốc từ xưa tới nay vẫn mệnh danh là sảo quyệt mà.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: