ANH ĐỨC
Tháng 6 năm 2005, Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (TCT VTNN) góp vốn với một số pháp nhân khác thành lập Công ty cổ phần Vinacam, trụ sở tại 28 Mạc Đĩnh Chi (quận 1 – TP. Hồ Chí Minh). Tháng 9 và 10 năm 2005, TCT VTNN đã lập biên bản bàn giao tài sản và tự nguyện từ bỏ mọi quyền lợi có liên quan, đồng thời bán hết cổ phần tại Vinacam. Tuy nhiên, hiện nay, đơn vị này muốn được quay lại chia chác tài sản không phải của mình.
Bán cổ phần và từ bỏ quyền lợi
Tháng 6/2005, HĐQT Tổng công ty VTNN ra quyết định phê duyệt đề án góp vốn với một số pháp nhân khác thành lập Công ty cổ phần Vinacam. Theo đó, trong tổng vốn điều lệ 34 tỷ đồng của Vinacam, VTNN góp 12,5 tỷ đồng (36,76%). Vốn đóng góp không phải bằng tiền mặt mà bằng giá trị trụ sở, các động sản, bất động sản mà Chi nhánh TCT VTNN tại TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ 28, Mạc Đĩnh Chi) đang quản lý sử dụng.
Việc góp vốn đã được xác lập tại biên bản bàn giao tài sản giữa TCT VTNN và Vinacam ngày 5/7/2005. Biên bản này là cơ sở để Vinacam kê khai nhập tài sản, đăng ký làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với các tài sản theo quy định của pháp luật….
Ngày 19/9/2005, TCT VTNN có Công văn số 462/VTNN gửi HĐQT Vinacam đề nghị cho chuyển nhượng lại 125.000 cổ phần (100.000 đồng/cổ phần) của mình tại đơn vị này, với lý do: “Giá phân bón tăng cao khoảng 50% so với năm 2004, trong khi hạn mức tín dụng ngân hàng thương mại dành cho TCT VTNN để nhập khẩu phân bón không thay đổi. Để tháo gỡ khó khăn trên, TCT VTNN có chủ trương chuyển nhượng cổ phần tại các công ty cổ phần mà TCT VTNN góp vốn, để sử dụng vốn vào việc nhập khẩu phân bón”.
Sau khi xem xét đề nghị của TCT VTNN, HĐQT Vinacam quyết định mua tối đa 108.000/125.000 cổ phần của TCT VTNN. Sau khi thỏa thuận, trong 2 ngày (5 và 10/10/2005), Vinacam chuyển 10, 8 tỷ đồng vào tài khoản của TCT VTNN. Tiếp đó, ngày 15/6/2006, TCT VTNN lại có Công văn 205/VTNN-CV gửi Vinacam muốn chuyển nhượng tiếp 17.000 cổ phần còn lại. Vinacam đồng ý mua và đã chuyển 1,7 tỷ đồng vào tài khoản của TCT VTNN (ngày 22/6/2006).
Sai vẫn được bênh vực
Công ty Quản lý Kinh doanh nhà (QLKDN) TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng thuê nhà với Vinacam bắt đầu từ ngày 1/1/2006. Tuy nhiên, sau đó, thể theo nguyện vọng của TCT VTNN, Vinacam đã gửi công văn đề nghị Công ty QLKDN TP. Hồ Chí Minh cho TCT VTNN thuê lại 2 tầng của tòa nhà ở 28, Mạc Đĩnh Chi. Công ty QLKDN chấp thuận và ký hợp đồng thuê nhà với TCT VTNN từ ngày 1/1/2007 đến 31/12/2007. Do TCT VTNN không chịu nộp tiền nên Công ty QLKDN hủy hợp đồng thuê nhà đã ký với TCT VTNN.
Mặc dù, TCT VTNN đã tự nguyện từ bỏ mọi quyền lợi tại Vinacam nhưng sau đó vẫn đòi Vinacam nhượng lại 2 tầng của tòa nhà 28, Mạc Đĩnh Chi. Sự việc trở nên phức tạp khi Bộ Nông nghiệp và PTNT can thiệp vào quan hệ dân sự này. Ngày 26/6/2008, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần ký Công văn số 1799/BNN- ĐMDN gửi Công ty QLKDN TP. Hồ Chí Minh yêu cầu hủy hợp đồng thuê nhà số 28, Mạc Đĩnh Chi với Vinacam, đồng thời khôi phục hợp đồng thuê căn nhà trên với TCT VTNN. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao Bộ Nông nghiệp và PTNT lại can thiệp vào việc của Công ty QLKDN TP. Hồ Chí Minh, ép Vinacam phải chịu thua thiệt?
SOURCE: BÁO KINH TẾ NÔNG THÔN
Trích dẫn từ:
http://kinhtenongthon.com.vn/Story/bandocvaphapluat/2008/9/14794.html
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: 7. TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN, 7. Tình huống thực tiễn, CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT |
trước hết tôi cũng không đồng tình với việc Thứ trưởng Bộ nông nghiệp can thiệp qua sâu vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với bài viết này tôi xin góp một số nhận định của tôi về bài viết này.
Về việc chuyển nhượng cổ phần của TCT VTNN, tháng7/2005 TCT VTNN đã chuyển tài sản của mình là các bất động sản cho cong ty Vinacam, nhưng đến tháng 9/2005 đã có đơn đề nghị với công ty Vinacam cho chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho công ty (12500 0cổ phần) do có sự cố kinh doamh trong tong cong ty à đã được công ty Vinacam đồng ý. Cong ty Vinacam đã mua lai 108000 của vtnn, sau đó đến năm 2006 viinacam lai mua nốt số cổ phần còn lại và chuyển tiền cho TCT VTNN. Nếu như số cổ phần này đều là cổ phần phổ thông thì cong ty Vinacam lam là hoàn toàn đúng. Vấn đề tôi muon noi ở đây là rất có thể số cổ phần mà TCT VTNN lắm giữ có cả cổ phần ưu đãi biểu quyết thì công ty Vinacam lam như vậy là trái luật. Vì theo quy định tại khoản 3 điều 81 Luật Doanh nghiệp thì cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng. Và trong thời hạn 3 năm thì cổ phàn này mới chuyển thành cổ phần phổ thông. Trong trường hợp này thời hạn TCT VTNN bán cổ phàn là vẫn trong thời hạn 3 năm. Do bài viết không nói rõ là có cổ phần phổ thông hay không nên theo cá nhân tôi thì phải xem xét xem là ttrong số cổ phàn mà TCT VTNN muốn bán có cổ phần ưu đãi biểu quyết không nếu có thì là bao nhiêu. Trong trường hợp có cổ phần ưu đãi biểu quyết thì việc chuyenr nhượng số cổ phàn đó là trái luật và số cổ phần chuyển nhượng đó sẽ bị vo hiệu. Hai bên phải trả cho nhhau những gì dã nhận. Nếu thời gian trả đã hết thời hạn 3 năm thì sổ cổ phần đó sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông còn không vẫn là cổ phàn ưu đãi biểu quyết. Nhưng dù thế nào đi nữa thì việc làm của TCT VTNN về việc thuê tầng 2 không trả tiền cũng vẫn là trai luật dan sự. Việc chuyển nhượng cổ phần giữa hai công ty có ddungshay không lai là chuyện khác. Còn tài sản kia đã chuyển nhượng cho công ty là tài sản của công ty nên TCT VTNN không thể sử dụng mà khong trả phí.