admin@phapluatdansu.edu.vn

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG: VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG NGHIÊM TRỌNG TRÊN TUYẾN QL1A QUA LẠNG SƠN, TÒA “QUÊN” BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ HẠI?!

TRẦN QUYẾT

Ngày 17.2.2006, tại Km 42+057 QL1A thuộc địa phận xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn đã xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe ôtô BKS 29T- 6084 và xe khách 29V- 1591, làm 4 người chết và 14 người bị thương. Đến nay, vụ án đã 2 lần được TAND các cấp đưa ra xét xử, nhưng gia đình các bị hại vẫn bức xúc cho rằng: phán quyết của tòa án là thiếu khách quan và có nhiều điểm mâu thuẫn.

“Quên” bồi thường

Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2006/HSST ngày 12.10.2006 của TAND huyện Chi Lăng, Lạng Sơn: Ngày 17.2.2006, Trần Trung Kiên được Công ty cổ phần Vận tải và Du lịch Hoa Thêm (Đống Đa – Hà Nội) giao điều khiển xe ôtô chở khách 16 chỗ ngồi, BKS 29V – 1591 chở khoảng 15 hành khách đi từ Hà Nội theo hướng QL1A lên Lạng Sơn. Đến Km 42+057, trời mưa, đường trơn, Kiên điều khiển xe không làm chủ tốc độ nên xe lạng sang trái, sang phải, lấn đường của xe đi ngược chiều. Sau đó xe ôtô này quay ngang sang làn đường dành cho xe đi ngược chiều. Vừa lúc đó, xe ôtô 12 chỗ BKS 29T- 6084 do Lê Tuấn Thành điều khiển đi đến và va vào sườn bên trái xe ôtô 29V – 1591. Hậu quả làm anh Thành và 3 người khác trên xe 29V – 1591 chết tại chỗ, 14 người bị thương.

Ngày 12.10.2006, TAND huyện Chi Lăng đã đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa trên, TAND huyện Chi Lăng khẳng định: Trong vụ tai nạn này, bị cáo Kiên do không chấp hành nghiêm chỉnh Luật GTĐB, chủ quan lái xe chạy nhanh khi trời đang mưa to, nên khi vào cua không làm chủ được tay lái để xe lấn sang phần đường của xe đi ngược chiều nên gây tai nạn. Với hành vi trên, Trần Trung Kiên bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam. Ngoài ra, Kiên còn phải có trách nhiệm bồi thường cho các gia đình có người thiệt mạng là 30 triệu đồng trở lên.

Tuy nhiên, với trường hợp thiệt mạng là anh Lê Tuấn Thành, lái xe 29T- 6084, TAND huyện Chi Lăng đưa ra những lý do hết sức mơ hồ khi cho rằng: “trong vụ án này, lái xe 29T – 6084 là Lê Tuấn Thành có một phần lỗi là điều khiển xe ôtô với tốc độ không phù hợp” nên chỉ được bồi thường 8 triệu đồng. Nhưng thực tế, HĐXX và các cơ quan chức năng lại không chứng minh được khi xảy ra tai nạn xe ôtô 29T – 6084 đang chạy với vận tốc là bao nhiêu (?)Vấn đề đặt ra ở đây là việc xảy ra tai nạn là do xe ôtô 29V V-1591, không làm chủ tốc độ dẫn đến lao sang phần đường dành cho xe đi ngược chiều, gây TNGT; còn xe ôtô 29T – 6084 bị gặp nạn là do bất khả kháng, không thể phòng tránh. Điều khó hiểu là tại trích lục bản án hình sự, ngày 14.11.2006, của TAND huyện Chi Lăng, gia đình anh Lê Tuấn Thành lại không có tên trong danh sách được nhận tiền bồi thường từ phía bị cáo và Công ty Hoa Thêm.

Bồi thường quá ít?

Trước những bức xúc này, gia đình anh Lê Tuấn Thành và một số người khác đã làm đơn kháng cáo. Trong đơn kháng cáo, chị Nguyễn Thị Tuyết (vợ nạn nhân Lê Tuấn Thành) cho rằng: bị cáo Trần Trung Kiên chỉ bị xử phạt 5 năm 6 tháng tù là quá nhẹ; việc kết luận lái xe Lê Tuấn Thành cho xe chạy không phù hợp là mơ hồ, thiếu khách quan, và mức bồi thường thiệt hại cho gia đình là quá thấp. Vì thế, ngày 23.1.2007, TAND tỉnh Lạng Sơn đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ TNGT trên. Tại đây, HĐXX đã quyết định tăng mức phạt đối với bị cáo Trần Trung Kiên là 7 năm tù giam. Ngoài ra, Tòa án cũng quyết định hủy án sơ thẩm về phần bồi thường và giao cho TAND huyện Chi Lăng xét xử sơ thẩm lại phần này. Sau phán quyết của TAND huyện Chi Lăng, các gia đình có người thân bị thiệt mạng trong vụ TNGT trên như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Loan, Tạ Đình Hoàng cho rằng mức đền bù mà TAND Chi Lăng trước đây đưa ra là quá thấp. Bởi hầu hết nạn nhân thiệt mạng đều đang là trụ cột của gia đình nên sau khi họ mất đi hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Công ty Hoa Thêm để họ nuôi dạy con cái đến năm 18 tuổi. Ngoài ra, việc kết luận anh Thành chạy tốc độ không phù hợp dẫn đến gây tai nạn là thiếu thuyết phục. Vì vậy, gia đình các nạn nhân mong muốn TAND huyện Chi Lăng đưa ra phán quyết khách quan, công tâm về bồi thường thiệt hại về con người và hư hỏng phương tiện. Đặc biệt, đối với gia đình nạn nhân Lê Tuấn Thành kể từ ngày xảy ra cái chết thương tâm của một người chồng, người cha vẫn chưa nhận được bất cứ sự bồi thường và hỗ trợ nào từ phía Công ty Hoa Thêm. Hiện nay, hoàn cảnh gia đình nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn. Chị Nguyễn Thị Tuyết (vợ nạn nhân Lê Tuấn Thành) đang phải lao động hàng ngày, nuôi mẹ già và hai con nhỏ.

Dự kiến, trong ngày 18.5.2007, TAND huyện Chi Lăng sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử về yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ TNGT trên. Dư luận đang mong đợi một bản án khách quan, công tâm từ TAND huyện Chi Lăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin và gửi đến bạn đọc những diễn biến mới nhất về vụ án này.

SOURCE: BÁO ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT

Trích dẫn từ: http://doisongphapluat.com.vn/Story/tiepcancongly/2007/5/5049.html

4 Responses

  1. tôi tên tín, là sv trường đh luật tp hcm, theo tôi, trong trường họp này chúng ta phải xét tới việc bồi thường thiệt hại cả trong và ngoài hợp đồng, trong hợp đồng là việc bồi thường về mặt vật chất cho 14 hành khách trên xe, trách nhiệm bồi thường này thuộc về công ty cổ phần Vận tải và Du lịch Hoa Thêm (Đống Đa – Hà Nội) chịu trách nhiệm, đồng thời bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với anh Thành, tuy nhiên, cơ quan xét xử cũng tỏ ra vô lí khi không điều tra rõ hơn về lỗi của anh Thành khi điều khiển xe, nếu như điều tra xong thì có thể có nhiều điều để nói.
    thân!

  2. Quá vô lý, hướng giải quyết của TA như vậy là không thể chấp nhận được.

    • quá vô lí.thử hỏi lương tâm để đâu khi nhìn vào hoàn cảnh khó khăn của gia dình nạn nhân,pháp luật ở đâu,công lí ỏ đâu?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

  3. xin chào!
    Tôi là vinh hiện là sinh viên trường đại học luật tphcm. theo tôi trong trường hợp này ngoài trách nhiệm hình sự còn phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là chính xác. tuy nhiên việc quy định mức bồi thường của tòa án là không phù hợp, bởi theo Điều 605 BLDS 2005 về nguyên tắc bồi thường trách nhiệm DS ngoài hợp đồng. Theo Điều luật này thì “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Như vậy muốn xác định đúng mức thiệt hại phải áp dụng Điều 608, 609, 610 BLDS 2005. sau khi xác định mức thiệt hại phải xác định lỗi của bên thiệt hại và bên bị thiệt hại. Việc xác định lỗi phải có bên điều tra tiến hành trên hiện trường vụ án. trên cơ sở xác định lỗi và mức thiệt hại mới có thể quy định mức bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d bloggers like this: