“Chúng tôi cũng có đi theo dõi trong thời gian sức mua tăng cao. Tới các cửa hàng xăng dầu, thấy chen vô bên trong rất khó. Nhưng có sự thật là rất nhiều xe, khi chúng tôi nhìn đồng hồ xăng, còn tới nửa bình hoặc 2/3 bình cũng chen vào đổ. Có khi điều chỉnh giá có 500 – 600 đồng, chen vô đổ đầy bình cùng lắm chỉ lời 1.000 – 2.000 đồng. Rất mong người tiêu dùng cân nhắc lợi ích và không dự trữ xăng dầu, gây nguy hiểm”.
Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương Tp.HCM, phát biểu tại Họp báo định kỳ, ngày 13/10/2022.
(Source: thanhnien.vn)
em là sinh viên năm nhất lần đầu tiên học theo hình thức tín chỉ thấy thực sự lúng túng. Sinh viên không biết những môn nào cần được học trước để có thể học những môn khác một cách dễ dàng hơn. Có những môn xã hội học rất dài nhưng lại học có 5 tuần. Học 5 tuần thì xong và đến tận cuối học kỳ mới thi và dồn hết các môn vào thì sẽ làm cho sv có áp lực lớn và quên kiến thức!
Mục đích của việc học tín chỉ theo nghiên cứu thì rõ ràng là hay nhưng thực tế thì chưa rõ ràng sao! không phải chủ động mà sản xuất ra hàng loạt những cỗ máy chỉ pit copy, nản, không phải tự nghiên cứu mà là tự mày mò chẳng khác gì mò kim đáy bể, không phải cưỡi ngựa xem hoa mà là cưỡi máy bay, lỗi ở đâu, ở những sinh viên thụ động hay ở cách lên lịch “quá khoa học”…một thực tể đáng buồn, nhưng, xin những người muốn cách tân giáo dục ĐỪNG ĐEM CẢ THẾ HỆ RA THÍ NGHIỆM.
Hãy tưởng tưọng Đại học tín chỉ giống như Đưòng sắt cao tốc Bắc Nam mà sinh viên là người ngồi trên đó
Đây là một chương trình trong giáo dục cải cách vì chỉ có học sinh thật giỏi mới có thể theo kịp . Vì đây không nhửng học sinh đuọc tiếp nhận nhửng trưòng nổi tiếng trên toàn thế giới và đuọc hưóng dẩn vói nhửng thầy cô nổi tiếng nhất ở Viet Nam
Sinh vien sẻ học theo mot tư tưỏng mới theo khoa học
What, who, why, when and How .
Nhửng sinh viên nầy sẽ có cơ hội đi tu nghiệp nưóc ngoài và về nưóc phục vụ đất nưóc
Đây là chỉ một model nhỏ trong một chưong trìng lớn hơn của cải cách giáo dục . Vì có thể áp dụng rất nhiều trong cái nghành . Không có thầy giảng trò nghe nhưng là cuộc thảo luận. O? Cần thơ cũng học đuọc luật, o? Hà Nội củng học được Hoá sinh o? Cần tho
Trường tín chỉ còn có thể áp dụng cho tiểu học, trung học, kỷ thuật nhất là nhửng miền xa thành phố chỉ cần có internet là học được .
Đất nưóc chúng ta nếu không đầu tư vào một chưong trình tín chỉ như vậy thì rất khó rút ngắn thời gian theo kịp các nưóc khác .
Hảy suy nghi? global nhưng hành động local .
Trần Hà Dzu
Thực ra học theo tín chỉ cũng rất hay nhưng trong giáo dục hiện nay của việt nam vẫn chưa phàt huy được là vì nhiều yếu tố mà trong đó yếu tố tự học của mỗi cá nhân là vẫn chưa được nhận thức đúng. tại sao khi ở cấp bậc tiểu học kgông phát huy cách làm việc theo nhóm mà phải đơi đến khi vào đại học mới thực hiện? đây chính là điểm yếu và tồn tại rất lâu rồi. nên khi học cách làm việc nhóm, thảo luận thì hầu hết sinh viên đều rất thụ động và thường tập trung vào mọt số ít cá nhân chịu học và mạnh dạn phát biểu, nói trưới đám đông. Suy nghĩ sơ nói sai đã làm không ít người rất ngại phát biểu hoặc nói trước đám đông. điều này thể hiện rất rõ tại các lớp học ngoại ngữ. muốn nói được một ngoại ngữ nào đó thì buộc người học phải mạnh dạn nói, có thể lần đầu bạn nói chưa đúng nhưng lần sau và sau nữa bạn sẽ nói đúng. vì bạn đã có kinh nghiệm và biết khắc phục những điểm sai sót của mính. bên cạnh đó thì ý nghĩ cục bộ, bài xich người khác khi thấy họ giỏi hơn là không thích . vì trong suy nghĩ luôn cho rằng người đứng lên phát biếu là giỏi hoặc muốn “chơi trội” nhưng thật ra không phải vậy. có thể học chẳng giỏi đâu họ cũng như bạn thôi nhưng vì họ có lòng ham muốn học hỏi nên thôi thúc học nói. Mà theo tôi muốn khắc phục điều này thì chúng ta nên tiến hành ngay từ cấp tiểu học là tốt nhất, vì tại cấp này sẽ tạo ra cho học sinh tính tự tin và mạnh dạn.
Thực ra, vấn đề học theo phương pháp tín chỉ không phải là mới. Chúng ta đã tốn rất nhiều giấy mực cho câu chuyện “tín chỉ” thay thế “niên chế”. Tuy nhiên, theo tôi thì phương pháp học tín chỉ là một sự “bắt chước” từ phương pháp giáo dục của một số nước trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, nhằm tạo ra sự năng động cho sinh viên, khả năng tự học và tư duy độc lập…. Tuy nhiên, chúng ta cho đến hiện nay phương pháp này đã không mang lại nhiều hiệu quả như chúng ta kỳ vọng. Theo tôi do những lý do sau:
Thứ nhất, chúng ta muốn điều chỉnh phương pháp học này vào nền giáo dục vốn dĩ khuyết tật của chúng ta trước hết phải hiểu và nắm rõ thật sự về nó. Không chỉ là dăm ba người sang Mỹ rồi về nói thế này thế nọ và áp dụng vào Việt Nam. Chỉ khi chúng ta thật sự hiểu về nó thì mới nói đến chuyện cải biến để thích nghi với hoàn cảnh Việt nam
Thứ hai, hoàn cảnh hay nói cách khác điều kiện để vận dụng phương pháp này là không đáp ứng được. Cái gì có hai mặt của nó. Tôi lấy ví dụ: như việc chọn giảng đường và giáo viên. Điều này hết sức quan trọng nó làm cho sinh viên (nhất là hệ vừa học vừa làm) làm cho những người có năng lực có thể sắp xếp thời gian học tập và đăng ký số lượng tín chỉ phù hợp với bản thân (có thể là để ra trường sớm). tuy nhiên, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên liệu có đủ để làm việc đó. Mặt trong số những mặt tích cực của phương pháp này theo tối là chọn giáo viên. Điều này sẽ làm cho những giáo viên có khả năng sư phạm kém hay kiến thức thấp sẽ tự động bị đào thải, thay vào đó những giáo viên có năng lực sẽ luôn có số lượng sinh viên đông đảo theo học, như vậy nó sẽ đào thải những người kém năng lực, do không có nhiều sinh viên đăng ký thì họ sẽ thấy xấu hổ với đồng nghiệp dần dần họ cũng sẽ phải về hưu non mà thôi. Chỉ có cho chọn giáo viên thì sinh viên mới có hứng thú để học, ngoài ra nó sẽ tạo ra sự phối hợp ăn ý theo nhóm giúp cho việc nghiên cứu khoa học sẽ hiệu quả hơn. Liệu chúng ta có thể làm được thế này, chúng ta có gặt bỏ được những tiêu cực trong giáo dục những mối quan hệ “thân thiết” chằng chịt để nhìn thẳng vào sự thật?
Thứ 3, là thay đổi từ trong nhận thức của cả người thầy lẫn người trò. chúng ta đã sai lầm khi có những cuộc hội thảo bàn về vai trò của người thầy, cho người thầy đi sang nước ngoài học… nhưng lại bỏ quên mất người trò. chính họ mới là trung tâm của giáo dục, mọi sự nỗ lực nếu không dành về cả hai phía chỉ đều mang lại sự thất bại. Tôi lấy ví dụ như chương trình học tín chỉ của trường đại học luật hà nội: khi mà giờ thảo luận được coi là tiên quyết, là nơi để trao đổi bày tỏ quan điểm vướng mắc của mình thì cả giáo viên lẫn sinh viên đều tỏ ra ngán ngẩm. Một vài câu hỏi lý thuyết “giáo điều” đặt ra và theo đó là mỗi nhóm ai trả lời thì trả lời, không có tranh luận gì thêm nhân lúc giảng viên cho 15 phút để chuẩn bị thì giảng viên ra ngoài còn các nhóm ngồi nói chuyện, sau đó thì mỗi nhóm cử 1 ai đó đứng lên trả lời. thế là kết thúc giờ thảo luận. Tôi cho rằng, để thay đổi nhận thức của sinh viên lẫn giảng viên phải bắt đầu từ việc giúp họ hiểu ra thực chất ý nghĩa học tín chỉ ở đâu
Thứ tư, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù riêng không thể lấy cái này để áp dụng cho cái khác. Tuy nhiên, một điều bất biến trong giáo dục mà có thể áp dụng phổ biến là “thực tiễn”. Chỉ có thực tiễn mới là ông thầy của mọi ông thầy. Tại sao những giờ thảo luận không giao cho sinh viên những bản án, quyết định của tòa án hay trọng tài, tại sao bài tập cá nhân lại bắt họ làm lý thuyết (để rồi sinh viên phải cò cổ lên thư viện chép luận văn này 1 ít sách tham khảo kia một ít chắp nối thành bài) mà không phải là phân tích các bản án (như cách mà khoa luật đại học quốc gia đã làm), tại sao chỉ dừng lại ở việc vận dụng quy định của pháp luật mà không tiến thêm một mức nữa là nhận định và đánh giá về luật. Luật pháp thực chất cũng chỉ là công cụ giải quyết vô vàn những xung đột về quyền và lợi ích trong xã hội. Chính mỗi vấn đề phát sinh trong khoa học pháp lý lại đặt ra nhu cầu nhìn nhận vấn đề đa chiều từ xã hội. Vậy tại sao không tổ chức nhóm theo cách: mỗi nhóm sẽ đóng một vai trò khác nhau, ví dụ như: 1 nhóm sẽ là viện kiểm sát bằng lập luận của mình buộc tội bị cáo, còn nhóm kia sẽ là đóng vai trò người bào chữa gỡ tội. Nhóm còn lại sẽ đóng vai trò kết tội trên cơ sở tranh luận của 2 bên. Tương tự như vậy các tranh chấp kinh tế, dân sự… cũng dàn dựng những tranh luận về 2 phía đối lập nhau. Chỉ có như vậy mới làm cho sinh viên hứng thủ với phương pháp học tín chỉ.
Trên đây là một số quan điểm của cá nhân người viết. Đã là quan điểm thì không thể nói đúng hay sai. Tuy nhiên, hi vọng bằng quan sát của mình tôi nghĩ chúng ta có thể bắt đầu thay đổi từ những cái nhỏ nhất, gần tầm với và dễ kiểm soát nhất. Xin cảm ơn!
theo tôi, việc áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ là điều nên làm, nhưng với cơ sở vật chất của nền giáo dục VN hiện nay tôi nghĩ chúng chưa thể đáp ứng đc đầy đủ yêu cầu của môn học theo phương pháp này. Cần áp dụng dần dần,từng bước, có khoa học hơn nữa thì mới có thể đạt hiệu quả cao.
em là sv năm 1 của HLU. em thấy cách học tín chỉ tuy có nhiều ưu điểm như các thầy cô, anh chị khóa trước đã nói.nhưng thực sự em thấy những môn cần thời gian học kĩ, đào sâu nghiên cứu thì học tín chỉ quả là không hợp lý. bên cạnh đó, nhà trường không nên để những môn học bắt buộc được đăng kí theo ý của sv. vì sv năm 1 như chúng em chưa biết được môn học nào là nền cho môn học khác.VD như chính em không được tư vấn học môn Luật Dân sự trước khi học Luật HNGĐ và Luật Đất đai, khiến cho việc học và tìm hiểu của em hết sức khó khăn. Vậy nên, nhà trường cần có những chỉnh sửa kịp thời để khóa sau không phải mắc phải trở ngaị như chúng em, để việc học tín chỉ thực sự có hiệu quả như nhà trường mong đợi
học tín chỉ rất hay vì phát huy dc tính chủ động trong học tập của sinh viên, nhưng khi thực hiện thì cứng nhắc quá, theo em thì không nên chú trọng vào nhiều những bài tập quá, chúng em muốn được học và có môi trường trao đổi và thảo thảo luận thực sự.
trên thực tế thế giớ là phương pháp hay nhưng áp dụng vào giáo dục việt nam thì từ tốt trở nên không hợp thức mấy.vì nền giáo dục quá cũ kỹ.lấy chuẩn của giáo viên áp đạt toàn bộ lên đầu người học.không còn tính sáng tạo và tự học như nguyên bản của nó.
minh thay phuong phap nay chi ap dung duoc trong dieu kien sinh vien tu chu thoi
va da tin chi thi phai tin chi han hoi khong nen tin chi nua voi.
nhu o khoa minh
mang tieng hoc tin chi thi cung chi co mon tu tuong vi hoc chung nen duoc dang ky lop theo y minh
con cac mon khac thi do khoa tu sap sep
tuc la tren ly thuyet bon minh dc hoc tin chi nhung thuc te thi cung ko khac gi voi nien che
tham chi vi hoc tin chi ma minh thay hoc nhu chay ngan ay
chua hoc duoc bao nhieu da thay phai thi.
vi hoc tin chi sinh vien phai tu chu ma bon minh dau da co phuong phap nen tang nhu doc sách hieu qua hay tong hop phan tich dau
minh thay hoc tin chi chi la dip cho minh nghi hoc nhieu hon
vi it khi diem danh ma
Mình nghĩ dạy và học theo hình thức tín chỉ là xu thế tất yếu hiện nay. Nhưng theo mình nếu muốn hình thức tín chỉ phát huy tối đa hiệu quả thì cần phải áp dụng hình thức này ngay từ những cấp học thấp như cấp I, cấp II chứ không chỉ lên Đại học mới học. Bởi phải làm quen với cách học này trong một thời gian dài thì mới có thể quen với áp lực khi cùng một lúc học nhiều môn tín chỉ. Hiện nay cách học tín chỉ ở Việt Nam mới chỉ là tín chỉ nửa vời: tín chỉ mà lại là bắt buộc, yêu cầu đặt ra thì nhiều nhưng lại không khả thi. Một quyển đề cương nêu ra hàng loạt tài liệu cần đọc nhưng thư viện trường thì lúc nào cũng quá tải. Ngoại trừ những văn bản pháp luật, còn các tạp chí, sách báo khác nếu không đọc được trên thư viện trường thì hầu như khó mà tìm thấy ở nơi khác (thư viện quốc gia hay những thư viện khác thì tài liệu chuyên ngành luật nói chung không nhiều). Cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu thì sinh viên có muốn nghiêm tuc học tín chỉ cũng khó!
học tín chỉ hiện nay là 1 phương pháp được áp dụng ngày càng phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là một phương pháp dạy và học rất hay. Tuy nhiên, không dễ để có thể áp dụng nó mà đạt được hiệu quả ngay từ đầu, nhất là với những sinh viên và cả những giảng viên đã quen với phương pháp niên chế và bắt đầu làm quen với phương thức mới này. Phương pháp này đòi hỏi ở người nghiên cứu phải chăm chỉ nghiên cứu nhiều loại tài liệu ( bắt buộc, hay tự chọn…) để hiểu tường tận vấn đề vì thời gian để giảng viên truyền đạt kiến thức ít hơn rất nhiều so với phương pháp niên chế. Trong khi đó, phải thừa nhận rằng phần lớn sinh viên hiện nay học ít, ngủ và chơi nhiều nên việc áp dụng phương thức này còn rất nhiều khó khăn mà phần lớn là từ phía những người nghiên cứu. Là một sinh viên năm 2 đã có một thời gian làm quen với phương thức này, tôi thật sự thấy rằng học tín chỉ hiệu quả hơn học theo niên. Tuy nhiên, không phải tất cả các môn học đều nên áp dụng phương thức này. Và trên thực tế có những môn học thao niên chế mang lại hiểu quả cao hơn. Cùng với những nguyên nhân từ phía người nghiên cứu, không thể không nhắc đến những nguyên nhân khác về phía những người hướng dẫn, về cơ sở vật chất…Hiện nay, nếu tất cả các môn đều học theo phương thức này mà trong cùng 1 thời gian lại học quá nhiều môn thì người nghiên cứu cũng không thể có đủ điều kiện để có thể hiểu kín kẽ tất cả các môn học. Vì trên thực tế không thể ôm quá nhiều việc một lúc.
tôi là sinh viên năm nhất, rất khó khăn trong việc học theo phương pháp ở trường đại học, phương pháp đào tạo bằng tín chỉ nhìn chung có hay ccó dở. Sẽ rất thiệt thòi cho ai thiếu chăm chỉ đọc giáo trình và các tài liệu.
thực ra học tín chỉ cũng có cái hay, nhưng theo tôi chúng ta không nên áp dụng phương pháp này đối với tất cả các môn học. Giả sử như các môn về xã hội thì cỏ sv tự đọc ở nhà, rồi tự nghiên cứu đc bài thông qua rất nhiều phương tiện, đăc biệt là internet. Nhưng đối với các môn tự nhiên thì việc tự nghiên cứu ở nhà là rất khó, và việc sử dụng internet hoặc bất kỳ một phương pháp nào khác cũng khiến sv khó tiếp cận đc vấn đề nêu không có người hướng dẫn.
Và một điều đặc biệt nữa mà tôi thấy, pp học tín chỉ rất có ích cho sv luật bởi họ phát huy được khả năng nói, khả năng thuyết trình, khả năng hùng biện trong các giờ học. Tín chỉ thực sự khi các bài học đều do sv chuẩn bị và giờ lên lớp chỉ là ngồi nghe xem các bạn thuyết trình nói có đúng vấn đề không và phản biện, đồng thời với nó là việc giảng viên dẫn dắt buổi học đó đi đúng trọng tâm đúng vấn đề.
Tuy nhiên, tôi thấy nhiều giảng viên đã hiều sai ý nghĩa của việc học tín chỉ, có người vào buổi học họ dạy như theo niên khoá ngồi đọc chép, và đến giờ thảo luận cho sv thảo luật những vẫn đề mà họ đã giảng, gần giống như kiểm tra miệng. Một điều thật vô lý, giờ trên lớp thì sv đã phải chuẩn bị bài và chắc chắn phải có thảo luận về những vấn đề mà sv không hiểu, chắc chắn phải có tranh luận về nhiều vấn đề của bài học, vậy tại sao tới giờ thảo luận mới đưa bài cũ ra để thảo luận, như vậy có phải lãng phí giờ học mà lại lượng kiến thức cho sv quá ít không. Giờ thảo luận là giờ mở rộng kiến thức ngoài, kiến thức xã hội mà có liên quan tới bài học. Như vậy mới đúng là tín chỉ, và sau khi tranh luận thì giảng viên sẽ là ng tổng kết lại những vấn đề đó, nếu các vấn đề đang là sự tranh cãi của nhiều ng thì giảng viên phải nêu ra được ý kiến riêng của mình, còn không thì phải có câu trả lời xác đáng. Theo tôi là như vậy đó.
học tín chỉ la 1phương pháp rất hay nhưg nhiều khi áp dụg màvẫn chưa phát huy hết mặt mạnh của pp này.nhất là khi hoc thảo luận.theo em các thầy cô ko nên nhắc lại nhưg kiến thưc đã nêu trong giao trình.nên dể SV đưa ra thắc mắc,or thầy cô đưa ra 1dề tài nào đó để SV cùng thảo luan và tranh luận theo wan điểm của mình.rồi thầy cô phân tích,dưa ra wan điểm của thầy cô.hay một pp nào đó để phát huy sự sáng tạo,để SV có thể đưa ra wan điểm cá nhân và rồi bjt đc wan điểm đó đúng-sai ở đâu.chứ ko như hiện nay.học tín chỉ nhưg vẫn rất thụ động.làm SV bi rối ngay cả pp học thế nào cho phù hợp với pp dạy ở trườg,và cach tiếp cân thông tin.SV luôn mong muốn rằng sẽ đc học nhiều hơn nhữg điều gần vs thực tế để khi ra trương SV ko wa bỡ ngỡ vs công việc