“TP.HCM hiện chi ra gần 8.000 tỉ đồng. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân cũng ủng hộ gần 8.000 tỉ đồng. Do đó bảo đảm bà con không ai thiếu ăn, thiếu mặc, không ai phải khốn khổ”.
Ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở LĐTBXH, phát biểu tại Phiên họp HĐND TP.HCM, tháng 10/2021.
LƯU Ý:Nội dung các bài viết có thể liên quan đến quy phạm pháp luật còn hiệu lực, không còn hiệu lực hoặc mới chỉ là dự thảo.
KHUYẾN CÁO:Sử dụng thông tin trung thực, không ngoài mục đích hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu khoa học, cuộc sống và công việc của chính bạn.
MONG RẰNG:Trích dẫn nguồn đầy đủ, để kiến thức là năng lực của chính bạn, để tôn trọng quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, cũng như công sức, trí tuệ của người đã xây dựng trang Thông tin này.
Năm 1987, ông Trần Văn T. đã mua một mảnh vườn diện tích hơn 1.853 m2, trên có một căn nhà nhỏ tại xã Trà Đa, TP Pleiku (Gia Lai). Giấy tờ mua bán viết tay được chính quyền xã Trà Đa lúc bấy giờ xác nhận. Sau đó, ông T. đưa vợ con từ tỉnh Bắc Giang vào sinh sống. Trên mảnh vườn ấy, ông bà trồng cà phê và một số cây ăn quả.
Quên cả tình thân
Đến năm 1990, ông bà T. chuyển về sinh sống tại nơi khác trong TP Pleiku, để lại mảnh vườn cho vợ chồng đứa con gái đầu ở nhờ. “Lúc bấy giờ do vợ chồng con gái mới từ Bắc vào quá khó khăn, chưa có nhà ở nên tôi cho chúng ở nhờ để giữ gìn tài sản”. Ông bà T. dự định để dành mảnh vườn đó sau này chia phần cho cả tám người con. Vì vậy, đến năm 2001, khi con trai út trưởng thành, ông bà đã yêu cầu con gái cắt bớt một phần đất để cho em thì vợ chồng con gái bất ngờ trở mặt, cương quyết không chịu. Không những thế, họ còn quát tháo ầm ĩ, chửi cha mắng mẹ thậm tệ.
Bức xúc, ông T. khiếu nại đến UBND xã Trà Đa thì mới “té ngửa” ra là vợ chồng con gái đã lén đi làm “giấy đỏ” từ năm 1997. Đứa con rể thừa nhận tất cả việc làm này nhưng vẫn không chịu trả lại đất, nói mình đã được cấp “giấy đỏ” thì đất là của mình. Đứa con gái thì biện bạch rằng đã đổi một số vật liệu gồm gỗ và 10 tấm tôn cũ để lấy mảnh vườn của cha mẹ.
Kể lại chuyện, vợ ông T. mắt ngân ngấn: “Mất hết tình mẹ con rồi chú à! Chúng quên mất là lớn lên từ đâu. Chỉ vì một mảnh đất mà chúng chửi cha mẹ già không kịp vuốt mặt. Chúng cũng quên những tháng ngày đói khổ nhưng đầy ắp tiếng cười khi cả nhà từ Bắc khăn gói vào đây mưu sinh. Đứa con gái bất hiếu của tôi chỉ thấy mảnh đất mà đâu thấy cha nó năm nay đã 82 tuổi vẫn phải lọ mọ đi nhặt nhôm nhựa hàng ngày kiếm tiền”…
Chính ở mảnh vườn này, ông T. đã phải để lại một phần thân thể. Đó là những ngày đầu khi vợ chồng con cái ông đùm túm kéo nhau từ Bắc Giang vào. Một chiều nọ, ông đang thổi cơm cho cả nhà thì bất ngờ từ gian bếp phát ra một tiếng nổ lớn làm ông cụt mất một chân. Đây là vùng đất còn bom đạn sót lại trong chiến tranh nhưng sau đó ông bà vẫn quyết tâm giữ gìn mảnh vườn để dành dụm cho các con.
Nỗi mừng chưa trọn
Vợ chồng ông T. đau lòng vì đứa con gái lớn mờ mắt bởi lòng tham mà bất chấp tình thân, mặc kệ bảy đứa em còn đang khó khăn. “Vợ chồng nó bây giờ còn đất nhiều chỗ khác nhưng cứ chiếm dụng hết. Bởi thế, điều ước duy nhất của chúng tôi là đòi lại được đất để chia cho các em của nó, chú ạ”.
Điều ước của ông bà đã được pháp luật bảo vệ. Vừa qua, trước những chứng cứ thu thập được, cả hai cấp xét xử sơ, phúc thẩm đều công nhận mảnh vườn hơn 1.853 m2 trên là của ông bà T. Tòa cũng bác lời khai của vợ chồng người con gái rằng đã đổi gỗ và 10 tấm tôn lấy mảnh vườn của cha mẹ vì không có căn cứ.
Tuy nhiên sau đó, ông bà T. chưa thể vui mừng ngay vì trong cả hai bản án, các tòa lại không tuyên buộc vợ chồng người con gái phải giao nộp “giấy đỏ” được cấp trái pháp luật hoặc tuyên hủy “giấy đỏ”. Vì thế, cơ quan Thi hành án TP Pleiku đã gặp khó khăn khi tổ chức thi hành bản án bởi vợ chồng người con gái khư khư giấu “giấy đỏ”, đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Đó cũng là điều mà vợ chồng ông T. lo lắng: “Vợ chồng tôi đang sống thế này còn chưa yên, nếu chết đi, chúng lại cấu xé lẫn nhau chỉ vì mảnh đất thì nơi chín suối làm sao chúng tôi nhắm mắt được hả chú”…
Theo chúng tôi, trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của vợ chồng ông T., Thi hành án TP Pleiku cần yêu cầu TAND tỉnh Gia Lai giải thích những điểm chưa rõ trong bản án phúc thẩm để có căn cứ thi hành. Nếu tòa không trả lời, Thi hành án TP Pleiku có thể đề nghị viện trưởng VKSND tối cao, chánh án TAND tối cao xem xét kháng nghị vụ án để xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Đó là về mặt pháp luật nhưng điều đáng nói hơn là những người quen biết, bà con lối xóm của gia đình ông T. vẫn đang mong muốn một ngày không xa, vợ chồng người con gái của ông bà sẽ nghĩ lại, sẽ phục thiện và đối xử có hiếu hơn với cha mẹ mình.
Học để hiểu cuộc sống có thể không công bằng, nhưng kẻ vô lại nhất cũng phải được tiếp cận công lý;
Học để có niềm tin, để hoàn thiện không ngừng những gì với mình là đúng;
Học để biết cách chấp nhận thất bại và hiểu chiến thẳng phải đến từ đẳng cấp.
Civillawinfor
VỀ NGƯỜI VIỆT, ĐẤT VIỆT
Paul Giran– Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1901
Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.
Nguồn: Paul Giran “Tâm lý người An Nam”, NXB: Nhã Nam – Hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi có thể hiểu được những khó khăn hiện nay của Việt Nam.
Nhận xét thứ nhất là, phải xem xét lại hệ thống lý luận về các ngành luật.
Nhận xét thứ hai là, tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng, ở Việt Nam, tồn tại một Luật Hôn nhân và Gia đình riêng biệt với Bộ luật Dân sự, quy định về hôn nhân, gia đình là các quy định cơ bản đến mức phải nằm trong Bộ luật dân sự. Có thể các bạn có lý do để làm như vậy, nhưng dù sao là một luật gia Pháp, tôi vẫn rất ngạc nhiên khi thấy các bạn có luật riêng về lĩnh vực này.
Nhận xét cuối cùng là, thẩm phán (ở Việt Nam) không có quyền giải thích pháp luật. Tôi nghĩ rằng, thẩm phán không thể áp dụng pháp luật mà không giải thích nó, vì khi đọc bất cứ một văn bản pháp luật nào, chúng ta cũng đều nhận thấy rằng, không thể áp dụng văn bản đó một cách cơ học mà không có giải thích đó chính là trách nhiệm của thẩm phán. Tất nhiên, việc giải thích pháp luật cũng phải có giới hạn vì không thể lấy cớ là giải thích pháp luật để bóp méo một văn bản pháp luật nào đó. Tóm lại, tôi cho rằng, không thể áp đặt thẩm phán áp dụng pháp luật một cách thuần túy mà không có quyền giải thích pháp luật”.
Nguồn: Hội thảo “Bộ luật Dân sự sửa đổi”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp. Hà Nội, 28-30/10/2002.
Leave a Reply