TS. DƯƠNG ANH SƠN – Khoa Kinh tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
THS. NGUYỄN NGỌC SƠN – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
1. Đặt vấn đề: Trung thực, thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, được ghi nhận không những trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam mà còn được quy định trong pháp luật của nhiều nước[1]. Giữa hành vi vi phạm hợp đồng với nguyên tắc nói trên tồn tại mối quan hệ tương hỗ. Chúng tôi cho rằng, vi phạm hợp đồng cố ý là biểu hiện của sự không trung thực, thiện chí, còn không cố ý vi phạm hợp đồng có thể không vì không thiện chí, trung thực.
Lý thuyết về hợp đồng mà pháp luật của Việt Nam và pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa sử dụng đã chỉ ra rằng, lỗi là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng. Trong khi đó pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh-Mỹ lại không coi lỗi là một trong các yếu tố để xác định trách nhiệm hợp đồng. Sự khác biệt nói trên có lẽ là do truyền thống pháp luật, truyền thống được hình thành từ các nguồn gốc không giống nhau. Các văn bản pháp lý quốc tế về hợp đồng, ví dụ Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có lẽ để hài hòa giữa hai hệ thống pháp luật nói trên, thay vì xác định bên vi phạm có lỗi hay không đã xác định hành vi vi phạm hợp đồng có phải là hậu quả của tình huống bất khả kháng hay không.
Mặc dù vẫn có một số khác biệt về tiêu chí xác định lỗi[2], nhưng cách nhìn nhận và vai trò của lỗi được quy định trong pháp luật Việt Nam về cơ bản gần giống với các quy định pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Trong pháp luật Việt Nam lỗi do vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự 2005: “Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Có lẽ điều mà ai cũng biết, rằng khác với lỗi trong trách nhiệm hình sự (một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc suy đoán vô tội), trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng lỗi của người vi phạm là lỗi mặc định (còn gọi là lỗi suy đoán), người vi phạm nghĩa vụ luôn bị coi là có lỗi nếu họ không chứng minh được rằng họ không có lỗi. Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã có sự phân biệt rõ ràng hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Song trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì hình thức của lỗi hoàn toàn không ảnh hưởng đến giới hạn và phạm vi của trách nhiệm, hay nói đúng hơn là không ảnh hưởng đến mức độ bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc mà pháp luật của tất cả các nước, kể cả pháp luật Việt Nam sử dụng và tuân thủ một cách triệt để là thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ và kịp thời. Đầy đủ có nghĩa là mức bồi thường phải tương ứng với mức độ thiệt hại, kịp thời có nghĩa là thiệt hại phải được bồi thường càng nhanh càng tốt.
Như đã nói ở trên, hình thức lỗi cố ý hay vô ý không ảnh hưởng đến mức độ bồi thường thiệt hại. Vậy một câu hỏi có thể được đặt ra: Việc pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có sự phân biệt lỗi cố ý và vô ý trong việc xác định trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng là nhằm mục đích gì và ý nghĩa pháp lý của việc phân biệt này là như thế nào? Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi được đặt ra và trong một chừng mực nào đó làm sáng rõ lý do của việc phân biệt hai hình thức của lỗi.
2. Để lý giải các vấn đề được đặt ra ở trên, trước hết chúng tôi muốn khẳng định rằng, việc pháp luật Việt Nam và các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có sự phân biệt hai hình thức lỗi cố ý và vô ý không phải là không có mục đích. Trong pháp luật hợp đồng nói chung và của Việt Nam nói riêng, nguyên tắc trung thực, thiện chí và hợp tác là một trong những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho việc xây dựng nhiều quy định của pháp luật hợp đồng. Và như chúng tôi đã nói ở trên, nguyên tắc trung thực, thiện chí và hợp tác có mối quan hệ mật thiết với các hình thức lỗi trong trường hợp có vi phạm hợp đồng. Bởi lẽ, sự thiện chí, hợp tác và trung thực phản ánh ý thức, thái độ của các bên đối với nhau trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng và đối với việc xử lý những tình huống có thể ảnh hưởng đến số phận của giao dịch và lợi ích của các bên. Trong khi đó hành vi vi phạm hợp đồng là những biểu hiện khách quan dưới dạng hành động hoặc không hành động trái với các nội dung mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên khi sự vi phạm được gắn liền với yếu tố lỗi thì biểu hiện khách quan đã được lồng ghép với những dấu hiệu chủ quan, bởi lỗi phản ánh trạng thái nhận thức của người vi phạm khi có hành vi trái với thỏa thuận. Vì thế khi sử dụng nguyên tắc trung thực, thiện chí để soi rọi vào các biểu hiện của hành vi vi phạm hợp đồng, chúng ta có thể có các kết luận sau: (i) hành vi vi phạm hợp đồng với lỗi vô ý thì người vi phạm hợp đồng có thể không trung thực hoặc có thể trung thực; (ii) khi các bên đã cố ý vi phạm hợp đồng thì chắc chắn người vi phạm không thể được coi là trung thực. Đương nhiên khi một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng bị xâm phạm với những mức độ khác nhau thì tất yếu việc xử lý các trường hợp vi phạm cũng sẽ phải khác nhau. Dưới góc độ luật học so sánh, không nên xem xét các vấn đề về nguyên tắc trung thực, thiện chí và lỗi một cách riêng biệt mà cần phải xem xét chúng trong một tổng thể. Bởi lẽ chỉ có như vậy mới có thể có cái nhìn, cách đánh giá toàn diện một cách tương đối bức tranh pháp luật hợp đồng.
Chúng tôi cho rằng, cho dù việc phân chia các hình thức lỗi cố ý hay vô ý không được sử dụng để xác định mức độ trách nhiệm của người vi phạm, song nó lại được sử dụng để giải quyết vấn đề, bên bị vi phạm trong nhiều trường hợp có còn quyền hay là đã mất quyền khiếu kiện. Theo đó nếu lỗi vô ý thì bên bị vi phạm không có quyền khiếu kiện, còn nếu là lỗi cố ý thì lại được quyền khiếu kiện, hay nói cách khác là được quyền hay không được quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Chính điều này, theo quan điểm của chúng tôi, là sự thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể nhất nguyên tắc trung thực, thiện chí của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Trong cách tiếp cận nói trên thì không những pháp luật Việt Nam, pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa mà cả pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh-Mỹ và Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng có sự phân biệt hệ quả của hai hình thức lỗi cố ý và vô ý do vi phạm hợp đồng tương đối rõ ràng. Thật vậy, khi xem xét các quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại Việt Nam 2005 chúng ta có thể nhận thấy rằng, có rất nhiều quy định trong đó thể hiện được mục đích của việc phân biệt hai hình thức lỗi cố ý và vô ý, tức là hệ quả pháp lý của vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và vô ý là không giống nhau. Có thể phân tích một số quy định sau để chứng minh cho nhận định này:
– Khoản 2 Điều 411 Bộ luật Dân sự quy định, trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại. Rõ ràng trong trường hợp này lỗi cố ý và vô ý dẫn đến các hệ quả pháp lý hoàn toàn khác nhau. Nếu một bên hoàn toàn không thể biết được, tức là vô ý, rằng đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được, thì vấn đề bồi thường thiệt hại không được đặt ra, điều này có nghĩa là bên kia không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong khi đó nếu là lỗi cố ý thì ngược lại. Việc một bên biết hay buộc phải biết rằng, đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được mà không thông báo cho bên kia có thể được đánh giá như một hành vi lừa dối trong việc ký kết hợp đồng được quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005: “lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Rõ ràng một người có hành vi lừa dối thì không thể coi là trung thực được. Theo ý kiến của chúng tôi thì quy định này của pháp luật là một trong những sự thể hiện của nguyên tắc tự do tự nguyện giao kết hợp đồng, thể hiện được sự phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn.
– Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, trong trường hợp người bán giao hàng hóa không phù hợp với điều kiện của hợp đồng, có thể là kém chất lượng so với thỏa thuận, hoặc hàng hóa được giao có sự tranh chấp của người thứ ba liên quan đến quyền sở hữu hay quyền sở hữu trí tuệ thì người mua chỉ được quyền khiếu kiện nếu tuân thủ thời hạn thông báo về tính chất của sự không phù hợp của hàng hóa hay tính chất của tranh chấp của người thứ ba cho người bán trong thời hạn hợp lý được pháp luật quy định. Nếu người mua không tuân thủ thời hạn thông báo do luật định thì họ mất quyền khiếu kiện (khoản 2 Điều 47 Luật Thương mại 2005). Tuy nhiên cũng tại khoản 2 Điều 47 các nhà làm luật lại quy định rằng, nếu người bán biết hay không thể không biết về sự không phù hợp của hàng hóa với điều kiện của hợp đồng hay khiếu nại của người thứ ba thì người mua vẫn không mất quyền khiếu kiện ngay cả khi đã hết thời hạn thông báo do luật định. “Bên mua sẽ mất quyền viện dẫn đến những quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hóa được giao sau khi bên mua biết hoặc không thể không biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc không thể không biết về khiếu nại của bên thứ ba”. Như vậy trách nhiệm thông báo của người mua hoặc khả năng, nghĩa vụ nhận biết của người bán về tình trạng của hàng hóa (bao gồm sự phù hợp và những tranh chấp phát sinh) là biểu hiện cụ thể nhất của nguyên tắc thiện chí và hợp tác trong các giao dịch mua bán giữa các chủ thể, bởi chúng thể hiện thái độ tôn trọng của các bên đối với quyền lợi của bản thân và của đối tác. Vì thế, nếu một bên nào đó trong quan hệ hợp đồng có những hành vi không thiện chí thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm khắc hơn.
3. Tìm hiểu kỹ các quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại 2005 chúng tôi nhận thấy rằng, mặc dù đãcó một số quy định cho phép phân biệt hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và lỗi vô ý như đã phân tích ở trên, song Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại 2005 còn có khá nhiều quy định chưa thể hiện rõ, thậm chí không có sự phân biệt hệ quả pháp lý của hai hình thức lỗi nói trên. Theo đó, vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý hay vô ý cũng đều dẫn đến những hệ quả pháp lý như nhau.
Để làm sáng rõ nhận định của mình, chúng tôi có một số bình luận liên quan đến thời hạn khiếu nại và khiếu kiện được quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại 2005.
Trước hết chúng tôi có một số bình luận liên quan đến quy định của pháp luật về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu. Theo quy định của Điều 136 Bộ luật Dân sự 2005 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại các Điều 130, 131, 132, 133, 134 của Bộ luật là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Trong trường hợp mục đích, nội dung giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128) và giao dịch dân sự giả tạo (Điều 129) thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu hai năm nói chung là hợp lý, tuy nhiên nếu thời hiệu này được áp dụng cho cả trường hợp hợp đồng được ký kết do bị lừa dối và đe dọa thì cũng chưa thật ổn. Người có hành vi lừa dối, đe dọa trong việc ký kết hợp đồng rõ ràng đã có sự cố ý khi thực hiện các hành vi trái với nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng. Lừa dối ký kết hợp đồng là một hành vi có chủ ý và những hành vi này thường được che dấu một cách rất khôn khéo (không khôn khéo thì không thể lừa dối được người khác). Vậy thì nếu với quy định nói trên thì trong trường hợp, ví dụ, vì hành vi lừa dối được ngụy trang quá khéo nên một trong các bên của hợp đồng chỉ có thể biết được mình ký hợp đồng do bị lừa dối sau hai năm kể từ thời điểm ký kết hợp đồng, quyền lợi của người đó rõ ràng không được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp nói trên, người bị lừa dối không phải là đã từ chối quyền lợi của mình mà chỉ đơn giản là trong khoảng thời gian hai năm kể từ ngày ký kết hợp đồng họ hoàn toàn không biết hay không buộc phải biết rằng họ bị lừa dối. Trong trường hợp hợp đồng ký kết do bị đe dọa thì pháp luật cũng không thể bảo vệ được quyền lợi của bên bị đe dọa nếu hành vi đe dọa kéo dài trong khoảng thời gian hai năm kể từ ngày ký kết hợp đồng – điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế. Chúng tôi cho rằng, ở đây dường như pháp luật lại có sự dung túng cho hành vi cố tình vi phạm pháp luật.
Pháp luật của nhiều nước có cách tiếp cận khác với pháp luật Việt Nam khi quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cụ thể là pháp luật của họ không căn cứ vào thời điểm ký kết hợp đồng để tính thời hiệu mà căn cứ vào thời điểm bên bị lừa dối biết hay buộc phải biết họ bị lừa dối hoặc thời điểm sự đe dọa kết thúc[3]. Chúng tôi cho rằng, cách xác thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu trong trường hợp hợp đồng được ký kết vì bị đe dọa, lừa dối như vậy mới là hợp lý. Vì vậy theo quan điểm của chúng tôi, Điều 136 Bộ luật Dân sự 2005 cần phải được sửa đổi theo hướng: i) nên có sự phân biệt giữa thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn (vô ý) với thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; ii) không nên lấy mốc là thời điểm xác lập hợp đồng mà lấy mốc là thời điểm kết chấm dứt sự đe dọa hay thời điểm bên bị lừa dối biết được hay buộc phải biết được mình bị lừa dối để tính thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Tiếp theo chúng tôi muốn đề cập đến các quy định tương tự của Luật Thương mại 2005. Điều 318 Luật Thương mại 2005 quy định thời hạn khiếu nại như sau: ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng của hàng hóa (khoản 1); sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành (khoản 2). Các quy định nói trên của luật thương mại cho thấy rằng, thời hạn khiếu nại được áp dụng như nhau cho cả hành vi vi phạm hợp đồng cố ý và vô ý. Ở đây chúng tôi sẽ không bình luận về giới hạn của thời hạn khiếu nại mà chỉ đề cập đến khía cạnh hợp lý của quy định pháp luật mà thôi.
Về mặt nguyên tắc, trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và hợp đồng nói chung các bên đều bình đẳng. Song trên thực tế, triết lý “người mua lầm chứ người bán thì không” đã cảnh báo rằng, so với người mua, người bán, hơn ai hết, luôn là người biết rõ ràng nhất về đặc điểm chất lượng của hàng hóa. Vì vậy, họ luôn ở vào vị trí có lợi hơn về thông tin so với người mua. Do đó với quy định về thời hạn như trên của pháp luật thì rất dễ xảy ra trường hợp người bán cố tình giao hàng kém chất lượng cho người mua bởi vì họ biết chắc chắn rằng, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày giao hàng hoặc trong thời hạn ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành, người mua không thể phát hiện được các khuyết tật đó của hàng hóa. Quy định trên cho thấy rằng, trong một mức độ nào đó pháp luật còn có sự dung túng cho các hành vi không trung thực, những hành vi mà chúng tôi cho là thường gặp trong thực tế.
Về vấn đề này, pháp luật của nhiều nước và Công ước Viên 1980 có một số điểm khác biệt so với pháp luật của Việt Nam. Điều 40 Công ước Viên 1980 quy định rằng, nếu sự không phù hợp của hàng hóa liên quan đến những sự kiện mà người bán biết hay không thể không biết nhưng không thông báo về điều đó cho người mua thì người mua không mất quyền khiếu nại và khiếu kiện ngay cả khi hết thời hạn quy định. Có thể nói rằng, việc biết hay buộc phải biết các sự kiện liên quan đến sự không phù hợp của hàng hóa mà không thông báo cho người mua biết là một hành vi cố ý và được đánh giá như là hành vi cố tình giao hàng không phù hợp với điều kiện của hợp đồng. Điều này cho thấy rằng, Công ước Viên 1980, mặc dù không coi lỗi là căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thế nhưng lại có sự phân biệt hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và vô ý.
Vì những lẽ trên, theo quan điểm của chúng tôi, các nhà làm luật Việt Nam nên bổ sung vào Điều 318 LuậtThương mại 2005 nội dung: nếu vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý thì bên vi phạm hợp đồng không có quyền viện dẫn các quy định nói trên. Nếu pháp luật có sự bổ sung đó thì người bán trong mọi trường hợp sẽ thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của hàng hóa mà mình sẽ giao cho người mua.
Vấn đề tiếp theo mà chúng tôi muốn bàn đến, đó là nghĩa vụ hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm hợp đồng. Điều 305 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Chắc chắn rằng, quy định nói trên cũng được tìm thấy trong pháp luật của các nước và ngay cả trong Công ước Viên 1980 (Điều 77).
Vẫn biết quy định nghĩa vụ hạn chế tổn thất là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, là sự thể hiện nguyên tắc trung thực và thiện chí, đặc biệt là trong những trường hợp vi phạm hợp đồng không cố ý (vô ý). Tuy nhiên trong trường hợp vi phạm hợp đồng do cố ý thì việc áp dụng quy định trên có còn phù hợp nữa hay không? Chúng tôi cho rằng, việc bắt buộc bên bị vi phạm là người mua phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất do hành vi cố tình vi phạm hợp đồng của người bán gây ra là điều không công bằng và hoàn toàn không trên cơ sở của nguyên tắc thiện chí. Bởi lẽ việc người bán cố tình vi phạm hợp đồng cho thấy sự không trung thực và thiện chí của người bán. Nếu pháp luật buộc người bị vi phạm phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất có nghĩa là pháp luật đã bắt buộc người mua phải thể hiện sự thiện chí và hợp tác của mình với người không trung thực. Quan hệ hợp đồng là quan hệ tài sản chứ không phải là quan hệ tình cảm, nơi mà vấn đề đạo đức luôn
Gli studi hanno dimostrato STEROIDI ANABOLICI E GENERICI Gli integratori VIAGRA possono portare a un aumento della massa muscolare, a una maggiore forza muscolare e a un aumento dei livelli di ormone anabolico. STEROIDI ANABOLICI E GENERICI Gli integratori VIAGRA sono utili anche per gli sportivi, poiché durante l’attività fisica si esauriscono vitamine e buy oral turinabol minerali come lo zinco e la vitamina B6. Oltre a livelli più elevati di testosterone libero, Steroidi anabolici e generici Viagra possono anche migliorare la qualità del sonno. Il prodotto è ideale anche per chi cerca una spinta del tutto naturale al proprio allenamento e ha dimostrato di non avere effetti collaterali negativi noti.
được đặt lên hàng đầu. Mặt khác hành vi cố tình vi phạm hợp đồng chứng tỏ rằng, người vi phạm đã (i) không muốn tiếp tục duy trì, bảo vệ mối quan hệ hợp tác với phía bên kia; và (ii) bên vi phạm không muốn coi hợp đồng là công cụ chia sẻ lợi ích và rủi ro với phía bên kia. Luận điểm này tất yếu dẫn đến kết quả là pháp luật không thể bắt buộc bên bị vi phạm phải thể hiện sự thiện chí của mình. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, sẽ là không bình đẳng và vô lý khi một bên trong quan hệ hợp đồng vì quyền lợi của mình đã chấp nhận vi phạm hợp đồng (cố tình vi phạm hợp đồng bởi họ thấy rằng, việc vi phạm hợp đồng của họ là có lợi hơn là phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng), rồi lại dùng pháp luật để buộc bên bị vi phạm phải tự hạn chế tổn thất hòng giảm các khoản bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả. Chúng tôi cho rằng, pháp luật nên quy định trong trường hợp trên, bên vi phạm hoàn toàn không có quyền viện dẫn đến việc bên bị vi phạm đã không áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất để yêu cầu giảm giá trị bồi thường theo quy định của Điều 305 Luật Thương mại.
Từ sự phân tích trên, một vấn đề có thể được đặt ra, nên chăng chúng ta cần phải có cách nhìn nhận lại đối với quy định tại Điều 305 Luật Thương mại 2005. Theo ý kiến của chúng tôi thì nên có sự bổ sung cho Điều 305 LuậtThương mại với nội dung như sau: Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng là cố ý.
Vấn đề cuối cùng mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này đó là sự tác động của các hình thức lỗi cố ý và vô ý đến giá trị pháp lý của các thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm. Về vấn đề này chúng tôi đã có dịp luận bàn trong một bài viết trước đây[4]. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trừ trách nhiệm nếu tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên có thỏa thuận về trường hợp miễn trừ đó. Có thể thấy rằng, một lần nữa pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt hệ quả pháp lý của hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Đặc trưng của pháp luật hợp đồng là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên không phải mọi thỏa thuận của các bên đều cần phải được tôn trọng. Mà trong nhiều trường hợp, ví dụ, để bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế hơn, bảo vệ quyền lợi của người lương thiện, pháp luật có thể không công nhận giá trị pháp lý của một thỏa thuận nào đó của các bên. Lý giải về quy định trên, chúng tôi cho rằng, có thể do khi soạn thảo Luật Thương mại, các nhà làm luật chưa nghĩ đến những trường hợp bên vi phạm hợp đồng có thể lợi dụng sự tồn tại của thỏa thuận miễn trừ để không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình. Điều này chính là hành vi cố ý vi phạm hợp đồng. Vì thế chúng tôi cho rằng, sẽ tốt hơn rất nhiều và cũng là rất công bằng nếu điểm a khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 được bổ sung nội dung sau: thỏa thuận miễn trừ không có giá trị pháp lý nếu vi phạm cố ý.
Kết luận: Nguyên tắc trung thực, thiện chí và hợp tác đã, đang và sẽ là nguyên tắc cơ bản của việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội, của hoạt động kinh doanh thương mại và của pháp luật hợp đồng, nguyên tắc này càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để nguyên tắc này phát huy được hiệu lực của mình, pháp luật cần phải có những quy định thể hiện sự nghiêm khắc đối với những hành vi ký kết hay thực hiện hợp đồng không trung thực, thiện chí – những hành vi cố ý vi phạm pháp luật hợp đồng. Có như vậy pháp luật hợp đồng của chúng ta mới có thể bảo vệ một cách tốt hơn, hiệu quả hơn quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu hơn, của người trung thực, lương thiện.
[1] Xem: Tài liệu hội thảo “Hợp đồng thương mại quốc tế” được tổ chức tại Hà Nội ngày 13-14/12/2004.
[2] Xem: Phạm Kim Anh, Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3(18)/2004.
[3] Ví dụ xem Điều 181 Bộ luật dân sự Liên bang Nga.
[4] Xem: Dương Anh Sơn, Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2005.
SOURCE: TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 1 (38) NĂM 2007
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: Hợp đồng |
Leave a Reply