TS. NGUYỄN ĐÌNH LIÊU – Thứ trưởng Bộ Lao động TBXH
Việt Nam là nước nằm ở khu vực Đông Nam á với diện tích trên 331 ngàn Km, dân số 77.686.000 người. Người có công với cách mạng theo qui định của pháp luật khoảng 6,3 triệu người, chiếm tỷ lệ trên 8 % dân số. Từ năm 1990 trở lại đây, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao và tương đối ổn định, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên, trong đó có nhóm đối tượng của hệ thống an sinh xã hội như người có công, người nghỉ hưu trí, người nghỉ do mất sức lao động, người già cô đơn, người tàn tật….
Song nhìn chung Việt Nam vẫn là một nước nghèo, thu nhập binh quân tính theo đầu người năm 1998 chỉ đạt 335 USD, năm 2000 đạt 400 USD; bên cạnh đó lại thường xuyên phải gánh chịu hậu quả hết sức khốc liệt của thiên tai, bão lụt, hạn hán và chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực… Điều đó đã ảnh hưởng khá gay gắt đến việc thực hiện các chính sách trong hệ thống an sinh xã hội. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc công bằng và tiến bộ xã hội là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy ngay từ khi giành được độc lập, thiết lập nền dân chủ cộng hoà cho tới nay, đặc biệt qua hơn 10 năm đổi mới, chúng ta đã từng bước hoàn thiện mạng lưới an sinh xã hội, tạo môi trường pháp lý hành chính thuận lợi bằng việc ban hành chính sách, cơ chế, giải pháp để để bảo đảm cuộc sống của các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhám đối tượng ưu đãi xã hội.
Trong năm năm trở lại đây, thực hiện cam kết Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội được tổ chức tại Copenhaghen năm 1995, Việt Nam tích cực đẩy mạnh phát triển mạng lưới an sinh xã hội bằng việc ban hành các chính sách, cơ chế, giải pháp và các chương trìnhQuốc gia nhằm “ tạo ra mạng lưới an sinh xã hội”cho các đối tượng xã hội , đặc biệt là nhóm đối tượng thiệt thòi yếu thế, đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu cho họ trong mọi hoàn cảnh. Hệ thống chính sách, giải pháp của Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ ”cho các đối tượng nêu trên và tạo cơ hội cho họ phát triển, hoà nhập cộng đồng cũng như tiếp cận các hoạt động, dịch vụ cơ bản. Đúng như quan điểm của Chính phủ Việt nam tại Hội nghị thế giới Côpenhaghen 1995: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu… Không chờ đợi đến khi đạt đến trình độ phát triển kinh tế cao mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần”. Mấy năm qua chi phí cho chương trình an sinh xã hội ở Việt Nam tăng lên từ 8.000 nghìn tỷ đồng năm 1995 lên hơn 9.300 tỷ đồng năm 1997 và 12.000 tỷ đồng năm 2001. Hơn 90% nguồn chi cho lĩnh vực này chủ yếu là lấy từ nguồn ngân sách Trung ương, chỉ 0,9% là lấy từ nguồn ngân sách địa phương. Do ưu tiên đặc biệt nguồn chi hỗ trợ ưu đãi người có công với cách mạng, nguồn chi này có lẽ vẫn được bảo đảm bằng ngân sách Nhà nước trong năm năm tới. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi tạm sử dụng khái niệm hệ thống an sinh xã hội mở rộng vì vấn đề được đề cập đến không chỉ giới hạn ở lĩnh vực ưu đãi xã hội, bảo hiểm xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo hiển y tế mà còn đề cập đến cả vấn đề việc làm, thất nghiệp …
Việc đánh giá đúng tình hình phát triển của mạng lưới an sinh xã hội, các yếu tố căn bản của hệ thống, các mối quan hệ qua lại của nó, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng chiến lược, một cơ chế hoạt động phù hợp, đầu tư một cách thoả đáng, cân đối và khoa học với đầu tư phát triển kinh tế xã hội là điều rất quan trọng và cần thiết. Sau đây sẽ bình luận sâu thêm về vấn đề trợ cấp ưu đãi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội- một nguồn chi ngân sách rất lớn cho một số lượng người khá đông đảo ở Việt Nam.
Chế độ trợ cấp với người có công được thực hiện từ năm 1995 theo qui định của Pháp lệnh ưu đãi nguươì có công với cách mạng và một số văn bản pháp qui đơn hành khác của Chính phủ. Có thể phân ra các loại trợ cấp như: Trợ cấp một lần, trợ cấp thường xuyên hàng tháng và một số chế độ trợ cấp khác. Những chế độ trợ cấp được qui định khá cụ thể, chi tiết, theo từng mức khác nhau cho từng diện đối tượng. Phải khẳng định rằng chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội bước đầu phù hợp với đặc điểm của phương thức quản lý kinh tế mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và được qui định khá hợp lý, cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng diện đối tượng, được điều chỉnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều thành công nhất là chế độ trợ cấp này đã góp phần ổn đinh, từng bước nâng cao đời sống đối tượng chính sách, hợp với lòng dân, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng chế độ ưu đãi của người có công trong cộng đồng dân cư, công bằng giữa những người có công. Xin viện dẫn một chế độ trợ cấp cho đối tượng chính sách có ý nghĩa kinh tế, xã hội, nhân văn sâu sắc:
*. Trợ cấp hàng tháng cho người được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quí Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, bằng 2,14 mức lương tối thiểu.
*. Trợ cấp nuôi dưỡng hành tháng cho diện đối tượng chính sách (thân nhân liệt sỹ, người có công đối với cách mạng…), cô đơn không nơi nương tựa bằng 1,76 mức lương tối thiểu.
*. Mức trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ, con thương bệnh binh mất sức lao động trên 61 trở lên đang học tại các trường cao đẳng, đại học công lập với mức là 140.000 đồng/ tháng và 115.000đồng/ tháng…
Điều này khẳng định sự quan tâm chăm lo của Nhà nước đối với những người và gia đình có công với số lượng rất lớn ở Việt Nam, đặc biệt đề cao tính công bằng, góp phần ổn định tình hình của Đất nước, góp phần thực hiện chương trình an sinh xã hội.
Tuy nhiên, chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội hiện hành còn có những mặt hạn chế nhất định. Điều đáng chú ý là mức trợ cấp còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống của người có công nếu như không có sự trợ giúp của cộng đồng. Có thể lấy trợ cấp của thương, bệnh binh nặng để minh chứng cho vấn đề này. Theo kết quả điều tra khảo sát tại vùng Tây bắc (nơi chỉ số sinh hoạt thấp), chỉ tính chi phí tối thiểu cho sinh hoạt hàng ngày của một người thì cần khoảng 191.000 đồng/tháng và nếu chi phí tối thiểu cho nhu cầu cá chân là 235.000 đồng/ tháng. Chi phí tối thiểu cho nhu cầu cá nhân bình quân trong cả nước vào khoảng 355.000 đồng/tháng (năm 2001). Trong khi đó mức trợ cấp cho thương bệnh binh nặng năm 2001 mới chỉ dừng lại ở mức:
· Thương binh mất sức lao động 61%, mức trợ cấp là 266.000 đồng/tháng
· Thương binh mất sức lao động 81%, mức trợ cấp 354.000 đồng/tháng
· Bệnh binh mất sức lao động 61%- 70%, mức trợ cấp 227.000 đồng/tháng
· Bệnh binh mất sức lao động &!%- *)%, mức trợ cấp 314.000 đồng/tháng
Mức trợ cấp kể trên rõ ràng chưa thể coi đã là ưu đãi bởi chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu nhất cho bản thân, thực tế họ còn phải gánh vác việc nuôi con, phụ giúp gia đình.
Một yếu tố khẳng định khác, là mức trợ cấp còn phụ thuộc vào chính sách tiền lương, điều chỉnh theo mức lương tối thiểu là không hợp lý, chính sách tiền lương tạo động lực thúc dẩy năng suất lao động , chất lượng và hiệu quả công việc, chuyển việc phân phối bằng hiện vật là chủ yéu sang phân phối theo giá trị thông qua tiền lương, trong khi chính sách ưu đãi thông qua trợ cấp phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và tính chất xã hội hóa ngày càng cao.
Trong 5 năm tới và giai đoạn 2001 – 2002, cần xác định được mục tiêu và tìm ra những định hướng cơ bản là:
Thứ nhất: cần xác định rõ mối quan hệ giữa trợ cấp ưu đãi xã hội với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, với khả năng đảm bảo của nguồn tài chính quốc gia. Thập kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ ba này đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, thu nhập bình quân tính theo đầu người sẽ dần được nâng cao, văn hóa xã hội sẽ có những bước phát triển tiến bộ mới… Chúng ta cần phải xác định một nguyên tắc là ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng nói chung và chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội nói riêng phải thể hiện sự đền đáp, trân trọng những hy sinh mất mát, những cống hiến vô giá của người có công.
Thứ hai: Cần xác định rõ căn cứ , mức trợ cấp ưu đãi xã hội. Có thể dựa trên những căn cứ sau đây để tính trợ cấp ưu đãi xã hội:
· Mức chi phí tối thiểu cho nhu cầu cá nhân bình quân trong cả nước
· Mức thu nhập bình quân tính theo đầu người trong cả nước
· Mức sống trung bình của người dân trên cả nước
Việc đưa ra những căn cứ để tính để tính mức trợ cấp ưu đãi xã hội cần hết sức cụ thể khách quan, hài hoà và hợp lý so với đời sống xã hội nói chung.
Thứ ba: Mức trợ cấp cho người có công phải được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, với đặc điểm của từng diện đối tượng và góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống của đối tượng.
Điều đặc biệt cần lưu ý là: ở nước ta số lượng người có công lớn, đời sống của họ còn gặp không ít khó khăn vì vậy cần phải cải cách chế độ trợ cấp ưu đãi. Trình tự tiến hành cần được quan tâm, phải có bứoc đi nhanh và phù hợp hơn. Cũng cần phải quan tâm đến viêvj cải cách thể chế- chính sách ưu đãi xã hội hiện nay. Một vấn đề đặt ra là ở một nước đặc thù, có nhiều đối tượng chính sách, có nhiều diện khác nhau như vậy có cần thiết Nhà nước ban hành Luật ưu đãi xã hội hay không? Theo chúng tôi trước mắt cần phải bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công cho phù hợp, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đời sống xã hội đặt ra.
Tóm lại, trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, ưu đãi xa hội chiếm một vị trí rất lớn và đặc biệt. Đây là một nét đặc thù ở một đất nước có ngót 1/2 thế kỷ kháng chiến chống xâm lược. Trong ưu đãi xã hội thì trợ cấp ưu đãi là một vấn đề mà nhiều năm nay, Chính phủ, các nhà quản lý, cơ quan quản lý…quan tâm. Một lần nữa xin được khẳng định: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không làm triệt tiêu hoặc kìm hãm tiến bộ và công bằng xã hội. Trợ cấp xã hội được quan tâm càng góp phần làm ổn định, phát triển kinh tế xã hội, thực hiện an sinh xã hội, góp phần ổn định và ngày một nâng cao đời sống đối tượng chính sách.
SOURCE: CHƯA XÁC ĐỊNH
Trích dẫn từ: http://www.law-vnu.netnam.vn/html/nghiencuu.html
Like this:
Like Loading...
Related
Filed under: PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG VÀ ASXH |
Leave a Reply