admin@phapluatdansu.edu.vn

TRANH CHẤP VỀ QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN: TAND TP PLAYKU (GIA LAI) BỎ SÓT PHẦN CẤP DƯỠNG

NGUYỄN QUANG QUÝ

Năm 2006, TAND TP Pleiku (Gia Lai) công nhận cho chị T. với anh S. được thuận tình ly hôn. Về con chung, hai bên thỏa thuận giao cho chị T. nuôi, anh S. có nghĩa vụ cấp dưỡng một lần là 100 triệu đồng.

Sau khi quyết định trên có hiệu lực, anh S. lại có đơn yêu cầu tòa giải quyết cho anh trực tiếp nuôi con. Anh cho rằng chị T. không có khả năng bằng anh, hơn nữa chị bỏ bê con tại nhà trẻ đến khuya mới đón về. Trong khi tòa chưa giải quyết, anh S. đã tự đưa con về trực tiếp nuôi dưỡng.

Tháng 12-2007, TAND TP Pleiku đã bác yêu cầu của anh S. Anh kháng cáo lên TAND tỉnh Gia Lai. Sau đó, TAND tỉnh xử chấp nhận yêu cầu được trực tiếp nuôi con của anh S. Về nghĩa vụ cấp dưỡng, bản án phúc thẩm tuyên chị T. không phải cấp dưỡng nuôi con. Các quyết định còn lại của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị vẫn được giữ nguyên. Do vậy, theo bản án này, cơ quan THA vẫn phải thi hành bản án sơ thẩm năm 2006 tuyên anh S. cấp dưỡng 100 triệu đồng cho con.

Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi người được cấp dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt. Trong vụ này, lý ra tòa án tỉnh không nên cứng nhắc chỉ xem xét phần kháng cáo của đương sự. Khi nhận đơn phải hướng dẫn đương sự nêu cả về trách nhiệm cấp dưỡng khi thay đổi người trực tiếp nuôi con để có bản án đúng luật hơn.

SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

Trích dẫn từ: http://www.phapluattp.vn/news/toa-an/view.aspx?news_id=229035

6 Responses

  1. Vợ chồng tôi có quyết định ly hôn vào tháng 11/2011,chúng tôi có 1 con chung sinh ngày 23/9/2008.khi giải quyết ly hôn, tòa án nói tôi không đủ điều kiện tài chính nuôi con,và giao quyền nuôi con cho chồng tôi,từ ngày đón cháu về chăm nuôi,chồng tôi không trực tiếp chăm sóc và dạy dỗ cháu,chồng tôi bỏ cháu cho ông bà nội chăm sóc,trong suốt khoảng thời gian đó,tôi muốn liên lạc để biết thông tin về cháu,họ tìm mọi cách để tôi không gặp cháu,khi tôi biết cháu ốm,và muốn đưa cháu lên Hà Nội điều trị,họ đã đổi số điện thoại,hiện nay tôi mất liên lạc với cháu hoàn toàn,xin hỏi những việc làm như vậy của chồng tôi có vi phạm pháp luật không?và tôi phải làm gì để được quyền biết thông tin và chăm sóc cháu kịp thời?tôi muốn được đón cháu đưa cháu đi chơi, tôi phải làm thế nào?liệu khi tôi làm đơn ra tòa án thì có lợi gì cho tôi,và các bước thực hiện thế nào?Xin giúp đỡ tôi,cảm ơn quý anh/chị.

  2. vợ chồng tôi cưới nhau 10 năm và có một con trai 6tuổi,trong cuộc sống vợ chồng tôi là người hết sức thương yêu vợ con,nhưng vì vợ tồi còn trẻ nên đã có những sa ngã về mặt đạo đức ,và có những cư xử hết sức vô văn hoá với chồng ,con, và mẹ đẻ của tôi,tôi đã nhiều lần khuyên bảo, nhưng cô ấy vẫn chứng nào tật ấy ,xin lỗi bố mẹ ,và chồng được mấy hôm rồi bản tính côn đồ sẵn có lại bộc lộ ra,vì cô ta biết tôi thương yêu con nên luôn lấy con ra để hăm doạ tôi ,bằng cách là đánh con,và chửi con truớc mặt tôi,hành hạ và ngược đãi con hết sức côn đồ, đến nỗi con tôi mỗi khi đi chơi chỉ sợ về nhà gặp nhìn thấy mẹ ở nhà,…vừa qua tôi gặp phải 1 chuyện tôi nghĩ là mình không thể bỏ qua ,là vợ tôi đi cặp bồ với người khác và đã mang thai(vợ chồng tôi đã không quan hệ tình cảm với nhau 2 năm)cô ta đã thừa nhận hành vi của mình khi tôi có đầy đủ chưng cứ(tôi đã lên viên và ghi âm lại toàn bộ cuộc nói chuyện với bác sỹ đã trực tiếp nạo thai cho vợ tôi)và có đầy đủ bằng chứng về việc ngược đãi con của cô ấy..nay tôi muốn hỏi …nếu tôi ly hôn tôi có được quyền nuôi con hay không….(tôi là trụ cột chính trong nhà ,về công việc và tiền bạc ,chỗ ở.vợ tôi là nhân viên khách sạn,,thu nhập khoảng 2triệu 1 tháng)và vẫn ở trên nhà đất của bố mẹ tôi…tôi có tham khảo nhiều nhưng không thấy mọi người nói đến độ tuổi từ 4đến 6 tuổi thì con ai được quyền nuôi hay quyền nuôi con của 2 vợ chồng là ngang nhau……tôi xin chân thành cám ơn

  3. toi muon hoi. vo chong toi co 1 chau trai duoc 27 thang. luong chong toi duoc 2.700.000d/ thang. luong toi duoc 1.500.000/ thang vay sau khi ly hon toi co duoc quyen nuoi con khong. chung toi khong co nha rieng ma song o tap the co quan toi.

  4. Cho em hỏi một vài vấn đề về giành quyền nuôi con sau khi đã ly hôn. Sau khi li hôn thi phán quyết nuôi con dựa trên những cơ sở nào của người vợ và chồng. Nếu tòa xử người mẹ được quyền nuôi con nhưng nó lai trái lại với những gì người con muốn thi quyết định đó la đúng hay sai. Phán quyết của tòa án có thể nào được xử dựa trên những gì người con muốn hay không? Hay hoàn toàn dựa trên điều kiện của người bố và người mẹ.

    • Chào bạn,
      Việc giao con cho ai nuôi khi ly hôn dựa trên các nguyên tắc sau:
      – Con dưới 3 tuổi thì giao cho người mẹ nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi con;
      – Con từ 3 tuổi đến dưới 9 tuổi việc giao con cho ai nuôi căn cứ vào các yếu tố: lợi ích của con, tình cảm của con đối với cha mẹ, điều kiện nuôi con của cha, mẹ;
      – Con từ đủ 9 tuổi trở lên đến đủ 18 tuổi việc quyết định giao con cho ai nuôi căn cứ vào các yếu tố: sự lựa chọn của con, điều kiện nuôi con của cha, mẹ. Trong đó, ý kiến của con theo Luật chỉ là tham khảo không có hiệu lực bắt buộc đối với Tòa án. trong trường hợp lựa chọn của con có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của con thì Tòa án có thể quyết không dựa trên ý kiến của con. Ví dụ, con muốn sống với bố, nhưng người bố không có đủ điều kiện nuôi con thì Tòa án có thể quyết định giao con cho mẹ nuôi.
      Lưu ý, việc Tòa án giao con cho ai nuôi không phải là bất biến, căn cứ vào tình hình thực tế, theo yêu cầu của cha, mẹ Tòa án có thể quyết định lại việc nuôi con nếu việc quyết định đó là cần thiết cho lợi ích của con.
      Về Quyết định nuôi con khi ly hôn của Tòa án bạn có thể tham khảo tại đây:
      http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/ebb/1787571?p_id=1787571&p_lang=vn&m_action=2&p_itemid=858

  5. chào các chị! em có vấn đề muốn hỏi đó là: em và chồng em có mâu thuẫn nên anh đã có bạo lực xảy ra và em là người gánh chịu, em không được nói gì cứ bị đánh đòn mà không hiểu lí do. nay em muốn ly dị nhưng anh ấy cứ bắt em viết đơn, thế em viết được lợi gì cho anh không? Và bọn em có một cháu trai gần 3 tuổi, khi ra toà thì ai là người nuôi cháu. Vì làm công ty nhà nên khi ly dị em là người thất nghiệp vậy khi ra toà em có được quyền nuôi cháu không? Khi đó em không có một thu nhập gì, vậy em phải làm sao? Việc chia tài sản sẽ như thế nào?

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d