admin@phapluatdansu.edu.vn

LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TWO

image TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN

Lợi ích

Khi tham gia vào WTO, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng lớn trên cả cấp vĩ mô và vi mô. Lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thu được từ hội nhập là thị trường xuất khẩu thuận lợi cho Việt Nam mở rộng. Do VN được hưởng qui chế MFN vô điều kiện, theo đó hàng hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa (Hiện nay, thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm tới 90% khối lượng thương mại thế giới). Từ đó sẽ tăng cường tiềm lực kinh tế thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

– Hiệp định đa sợi MFA qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng đối với hàng dệt may.

– WTO qui định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu bằng số lượng thay thế bằng thuế đối với sản phẩm gạo.

– WTO qui định mức thuế thấp đối với sản phẩm sử dụng nhiều lao động.

– Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Khi gia nhập vào WTO và cam kết thực hiện các nguyên tắc tự do hóa  thương mại giữa các thành phần kinh tế, giữa trong nước và nước ngoài, Việt Nam sẽ phải cải cách mạnh hơn các luật lệ sao cho phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Qua đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế.

– Nền kinh tế Việt Nam sẽ ít bị tổn thương hoặc bị tấn công bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia khác trong trường hợp có tranh chấp kinh tế, thương mại hay những lý do chính trị nào đó, thị trường cho hàng hóa của Việt Nam sẽ được mở rộng và ổn định hơn. Và do vậy, lợi ích từ thương mại quốc tế của chúng ta sẽ tăng.

– Tự do hóa giá cả nông sản sẽ có lợi cho các quốc gia sản xuất nông nghiệp. Bảo hộ giá nông sản của các quốc gia phát triển giảm xuống sẽ mở rộng hơn nữa thị trường nông sản của Việt Nam.

– Chi phí kinh doanh sẽ giảm vì hiện tại lĩnh vực dịch vụ là khu vực được Nhà nước bảo hộ nhiều nhất. Hậu quả là năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ kém và giá cao. Khi gia nhập vào WTO, độc quyền của những ngành này sẽ phải bãi bỏ, buộc các doanh nghiệp này phải cải cách, cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hạ giá dịch vụ, hiệu quả cho toàn nền kinh tế sẽ lớn hơn.

– Với hiệp định những biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMS) đã tạo thêm sự đảm bảo quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

– Đời sống nhân dân được cải thiện.

Thách thức

Như vậy, lợi ích của Việt Nam khi gia nhập WTO khá rõ: “Việt Nam không thể tự bảo vệ mình trước sự bảo hộ của các nước khác khi nằm ngoài WTO”. Tuy nhiên gia nhập WTO không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho mình mà doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức:

– Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải trao qui chế tối huệ quốc, qui chế đối xử quốc gia cho các quốc gia thành viên khác của WTO, nghĩa là tiến hành giảm thuế quan và ràng buộc tất cả các dòng thuế, đồng thời phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế trong một thời gian nhất định. Mức độ cam kết giảm thuế phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán đa phương và song phương đối với các mặt hàng cụ thể. Vì vậy cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn ở thị trường nội địa.

– Toàn bộ thể chế kinh tế phải chuyển đổi nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại đầu tư, chuyển giao công nghệ, nếu không sẽ gặp khó khăn trước những đối thủ cạnh tranh hùng mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp thương mại.

– Thách thức thứ hai là những vấn đề nảy sinh từ việc thúc đẩy nhanh chóng tiến trình cải cách khu vực kinh tế nhà nước, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, vai trò của khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục suy giảm, trong khi việc thực hiện và các biện pháp thực hiện mục tiêu đó lại mang tính xã hội và ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp xã hội có liên quan. Mặt khác, cải cách sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng trong công nghiệp quốc doanh chậm lại trong một thời gian, một phần do đầu tư vào khu vực này giảm, phần nữa là các xí nghiệp yếu kém sẽ thu hẹp sản xuất, đóng cửa hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh doanh mới. Nguy cơ  phá sản đối với các loại hình doanh nghiệp tăng lên. Công nghệ và trình độ dân trí có chuyển biến lớn, nhưng khoảng cách tụt hậu còn xa so với phần lớn các nước trên thế giới.

– Những thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp thậm chí còn lớn hơn, do trên 75% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, trong khi đó diện tích canh tác bình quân trên một lao động thấp, phương thức canh tác lạc hậu nên giá thành nông sản nhìn chung sẽ cao hơn mặt bằng giá thế giới. Khi những rào cản thương mại được bãi bỏ hoặc giảm thiểu, nông sản nhập khẩu từ các nước phát triển với giá thấp sẽ gây sức ép lớn cho kinh tế nông thôn, nhiều đơn vị kinh doanh nông nghiệp có thể sẽ bị phá sản. Số người này sẽ di chuyển về thành phố, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp.

– Hiện tại, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng gia công, chúng ta sẽ không được hưởng lợi khi gia nhập WTO, khi quy định qui tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi là trị giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa tại nước được hưởng phải thấp hơn 65%.

Có thể nói khi gia nhập vào WTO, Việt Nam nhận được nhiều lợi ích nhưng cũng đối mặt với nhiều thách đố . Nhưng về tổng thể những lợi ích dài hạn cho quốc gia chiếm ưu thế.

SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 158 – THÁNG 12/2003

8 Responses

  1. vậy theo đánh giá của TS thì đâu là vấn đề khó khăn nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO?

  2. Thanh that cam on TS nho vay hi vong bai kt h/s gioi cua e se tot hon

  3. bai viet cua Ts rat bo ich cho em. nhat la ve nhung quy dinh bai bo han ngach xuat nhap khau

  4. Cảm ơn TIến Sĩ bài viết này đã giúp em nhiều.

  5. Cảm ơn TS rất nhiều e đang cần tài liệu về WTO ^^

  6. Vay theo Co thi viec hang loat cac quoc gia dau tu vao VN sau khi VN gia nhap WTO, VN co bi khung hoang ve ngoai te ko?

  7. cam on rat nhieu vi bai viet giup e lam bai tieu luan tot hon

  8. cam on vi bai viet cho em biet ro them nhieu dieu .bai viet ngan gon de hieu .

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading