admin@phapluatdansu.edu.vn

CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH Y TẾ Ở MEXICO

THS. ĐOÀN TƯỜNG VÂN

1. Vài nét khái quát

Một hệ thống chắp vá tại thời điểm bắt đầu cải cách

Các thách thức mà Mexico phải đối mặt khi bắt đầu thực hiện cải cách năm 2003 là do thiết kế ban đầu của mô hình hệ thống y tế. Năm 1943, Bộ Y tế được thành lập và trong năm đó tổ chức an sinh xã hội (IMSS) cũng được hình thành để phục vụ khu vực chính quy, tư nhân, người lao động hưởng lương và gia đình của họ. Năm 1959, tổ chức an sinh và các dịch vụ xã hội cho công chức nhà nước (ISSSTE) bắt đầu bảo hiểm cho người làm việc trong khu vực công và gia đình của họ. Vì thế, hệ thống này bị phân thành từng mảng từ khi nó được thành lập xuyên suốt đến tận khi cải cách năm 2003 giữa những người được bảo hiểm (người làm việc trong khu vực chính quy, người làm việc trong khu vực công và gia đình của họ) với phần còn lại của dân số (người lao động tự do, thất nghiệp, người lao động trong khu vực phi chính quy, người lao động không được trả bằng lương và cả những người không làm việc). Tất cả người dân, trừ những người lao động hưởng lương, bị loại ra khỏi các chương trình BHXH chính thức. Các nhu cầu cơ bản về chăm sóc y tế của nhóm người “dư” ra này được Bộ Y tế cung cấp. Gói quyền lợi không được xác định và được hỗ trợ từ sự kết hợp của các quỹ Liên bang, ở mức độ thấp hơn là sự đóng góp ở mức độ Bang cũng như các gia đình phải trả phí dịch vụ. ở thời điểm chương trình cải cách được thông qua năm 2003, khoảng 40% dân số được bảo hiểm bởi IMSS, 7% được ISSSTE bảo hiểm và khoảng 2 – 3% dân số tham gia BHYT tư nhân. Hậu quả là diện bao phủ bảo hiểm (của cả hai IMSS và ISSSTE) thoái lui giữa các hộ gia đình và các Bang, chi tiêu tài chính cho hệ thống y tế chủ yếu dựa vào tiền túi của bệnh nhân và bần cùng hoá do chi tiêu cho y tế là phổ biến đặc biệt trong nhóm có thu nhập thấp nhất.

Cải cách tập trung vào các vấn đề này bằng cách đề nghị trợ cấp, khu vực công cung cấp BHYT đến 50 triệu người dân Mexico, họ là những người không được hưởng chế độ an sinh xã hội và chủ yếu thuộc nhóm người nghèo. Chương trình cải cách được thông qua trong luật vào tháng 4 năm 2003 và chương trình bảo hiểm mới được gọi là “hệ thống bảo trợ xã hội về y tế” (SSPH) bắt đầu hoạt động vào ngày 1/1/2004 với mục tiêu đạt được BHYT toàn dân vào năm 2010. BHYT nhân dân là chương trình hoạt động của hệ thống mới. Lộ trình mở rộng đối tượng bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2010, vì vậy ước tính mỗi năm có khoảng 14,3% dân số (tương đương 11 triệu gia đình, chưa có BHYT) sẽ được tham gia BHYT. Ưu tiên cho các gia đình có thu nhập thấp nhất.

Nền tảng đạo lý và giá trị chính phía sau cải cách

Có 5 giá trị cơ bản phía sau việc xây dựng nội dung cải cách: cơ hội như nhau, bảo đảm xã hội, công bằng về tài chính, đồng trách nhiệm và sự tự chủ của cá nhân. Dựa vào những giá trị đó, cải cách cố gắng thay đổi hệ thống y tế của Mexico từ các nhóm dân số bị phân mảng thành nhóm có tổ chức, vì thế mỗi tổ chức chỉ hoàn thành một trong 3 chức năng chủ yếu của hệ thống y tế là quản lý, tài chính và cung cấp dịch vụ y tế (DVYT) để phục vụ cho tất cả các nhóm dân số xã hội. Mexico đang trong giai đoạn chuyển tiếp chính sách sâu rộng, nên tất cả người dân được sử dụng các quyền công dân và chính trị. Vì thế, cần phải hoàn thành giai đoạn chuyển tiếp dân chủ bằng cách sử dụng hiệu quả các quyền lợi xã hội, bao gồm cả quyền được bảo trợ về y tế. Mặc dù quyền này đã được hiến pháp Mexico công nhận chính thức từ hai thập kỷ trước nhưng trên thực tế không phải tất cả mọi người đều được sử dụng như nhau. Một nửa dân số vì vị trí việc làm được hưởng sự bảo trợ của BHXH và ít phải đối mặt với các rào cản để tiếp cận đến các chăm sóc y tế (CSYT) hơn là một nửa số dân còn lại, những người không được hưởng sự bảo trợ này. Vì lý do này, tư tưởng chủ đạo để xây dựng cấu trúc cải cách của năm 2003 là “dân chủ trong y tế” nghĩa là nỗ lực mở rộng dân chủ đến các quyền công dân, chính trị cũng như xã hội. Hệ thống mới được dựa trên 5 giá trị chính: đảm bảo xã hội, vì tất cả mọi người, không quan tâm đến tình trạng kinh tế xã hội hay thị trường lao động, đều có quyền như nhau để bảo vệ sức khỏe; công bằng về tài chính, nhờ đó các gia đình đóng góp cho hệ thống y tế theo khả năng tài chính của họ và tại một thời điểm nhận được các DVYT theo nhu cầu về sức khỏe của họ, các dịch vụ này là miễn phí tại nơi họ được nhận các dịch vụ và một quĩ tài chính lớn của các nguồn được tạo ra, cho phép sự hỗ trợ tài chính giữa người giàu và người nghèo, giữa người khỏe và người ốm, người trẻ và người già; đồng trách nhiệm giữa các cấp khác nhau của chính quyền và giữa các công dân.

Mất cân bằng về tài chính trong chăm sóc y tế

Cơ cấu tài chính của hệ thống y tế Mexico trước năm cải cách 2003 mất cân đối một cách nghiêm trọng, bao gồm: ngân sách tổng thể thấp, chi phí do bỏ tiền túi cao, không công bằng trong việc phân bổ tiền giữa người có BHYT và người không có BHYT, sự phân bổ không công bằng giữa các Bang và vượt quá mức giữa chi tiêu hiện tại và đầu tư, cụ thể là:

Thứ nhất, năm 2003 Mexico chi tiêu cho CSYT chỉ chiếm 6,1% GDP (khoảng €290/đầu người). Tỷ lệ này thấp hơn mức độ trung bình của các nước Mỹ Latin và quá thấp để đối mặt với các thách thức của việc chuyển đổi dịch tễ học.

Thứ hai, chi tiêu bằng tiền túi chiếm hơn 50% tổng chi y tế và cao hơn nhiều so với các nước Mỹ Latin bao gồm Brazil, Chile, Colombia and Costa Rica.

Thứ ba, sự phân bổ các quỹ công giữa các nhóm dân số và các Bang không công bằng và không có hiệu quả. Mặc dù những người không có BHYT chiếm hơn một nửa dân số, họ nhận được chỉ 1/3 của quỹ liên Bang cho y tế.

Thứ tư, chi tiêu trên đầu người khác nhau giữa các Bang từ 5 đến 1 trong năm 2003 và sự khác nhau về đóng góp của bang cũng đáng kể. Cuối cùng, việc đầu tư cho các cơ sở mới và trang bị cũng bị thất bại dẫn đến chất lượng DVYT kém.

Tình trạng giảm số người tham gia BHYT đã làm tình hình trở nên xấu đi. Trong khi hơn 60% dân số nhóm giàu nhất được BHYT thì chỉ có xấp xỉ 10% dân số nhóm nghèo nhất được BHYT. Hơn nữa, ở các Bang nghèo nhất chỉ 1/5 hộ gia đình có BHYT. Hàng năm có khoảng từ 2 đến 4 triệu gia đình phải chi tiêu trên 30% tổng thu nhập của mình hoặc là họ bị tụt đến ngưỡng nghèo vì chi tiêu cho y tế. Trong đó, 85% là hộ gia đình chưa có BHYT và chủ yếu thuộc nhóm nghèo nhất. Là nguồn tài chính cho hệ thống y tế, việc phải chi trả bằng tiền túi có khuynh hướng mất công bằng và không có hiệu quả. Vì vậy, giảm hình thức này là mục tiêu của cải cách.

Bảo trợ xã hội về y tế, các mục tiêu của cải cách

Cải cách cấu trúc của năm 2003 nhằm mục đích đảm bảo cho tất cả mọi người, không liên quan đến thị trường lao động hoặc các tình trạng kinh tế xã hội, có thể sử dụng quyền lợi xã hội của mình để chăm sóc y tế đã được Hiến pháp Mexico công nhận. Có 4 mục tiêu chính cải cách phải đạt được: Phát sinh từ từ, có thể dự đoán được, khả năng chịu đựng về tài chính và cơ chế trách nhiệm về năm tài chính để tăng chi tiêu công cho y tế cũng như chỉnh lại sự mất cân đối đang tồn tại; khuyến khích hiệu quả cung cấp tiền lớn hơn bằng cách bảo vệ chi tiêu cho các can thiệp y tế công mà chi phí có hiệu quả nhưng có khuynh hướng thấp hơn số tiền được cấp; bảo trợ các gia đình do việc chi tiêu cho y tế quá mức bằng cách đề xuất cơ chế chung, quản lý một cách hợp lý các rủi ro hợp với việc chi trả cho các DVYT; thay đổi các động cơ trong hệ thống bằng cách chuyển từ việc trợ cấp cho phía cung cấp DVYT sang trợ cấp cho phía sử dụng DVYT để thúc đẩy chất lượng hiệu quả và thuận lợi đến những người sử dụng.

Đặc trưng chính của cải cách

Cơ cấu tài chính theo sự phân loại các hàng hoá y tế

Sự phân bổ các quỹ Liên bang trong hệ thống y tế mới được phân chia theo 4 hợp phần chính: vai trò quản lý của Bộ Y tế; các DVYT cộng đồng; không bao gồm chi phí cho bệnh nặng, các DVYT cá nhân; và chi phí bệnh nặng, chi phí cao và DVYT cá nhân. Nguyên lý tài chính của cải cách là tách riêng quỹ DVYT điều trị và DVYT dự phòng bằng cách thành lập 1 quỹ riêng cho các DVYT dự phòng mà nó được dùng riêng cho việc cấp tiền cho các hàng hóa y tế công. Quỹ cho các DVYT điều trị được dựa trên nguyên lý bảo hiểm để đối phó với sự không chắc chắn. Cải cách tài chính cho DVYT cá nhân đã đưa ra bằng một chương trình mới gọi là BHYT nhân dân (PHI, Seguro Popular de Salud – SPS). Đối với nguồn tiền cho mục đích này, DVYT cá nhân được tách giữa gói quyền lợi thiết yếu của CSSK ban đầu và các can thiệp của tuyến hai vào điều trị ngoại trú và các bệnh viện đa khoa với gói quyền lợi CSYT ở tuyến cao có chi phí cao hơn. Tài chính được cấp thông qua quỹ bảo trợ phòng các chi phí lớn. Gói quyền lợi thiết yếu của các can thiệp là công cụ đảm bảo chất lượng. Các DVYT đó được phân quyền cho cấp độ Bang vì mức độ rủi ro thấp (chi phí thấp) nhưng tần xuất xuất hiện cao. Gói quyền lợi chi phí cho các bệnh nặng, nguồn tài chính được cấp cho một quỹ mà các rủi ro được tập hợp ở cấp độ quốc gia vì tần xuất xuất hiện thấp nhưng chi phí cao mà quỹ rủi ro ở cấp độ Bang quá nhỏ để có thể cung cấp tài chính cho các can thiệp đó. Hơn nữa, về phía cung cấp các DVYT, yêu cầu cho các can thiệp chuyên khoa cao cho thấy hiệu quả tập hợp các DVYT. Gói quyền lợi thiết yếu bao gồm điều trị ngoại trú toàn diện tại tuyến đầu và tư vấn cho bệnh nhân ngoại trú và nằm viện cho một số chuyên khoa cơ bản tại tuyến hai. Quỹ “bảo vệ các chi phí cho bệnh nặng” trả một gói các DVYT sẽ được cập nhật hàng năm. Điều này tạo thành một cơ chế thiết lập ưu tiên dựa trên tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Hội đồng y tế chung được giao nhiệm vụ xác định các can thiệp được quỹ này chi trả, bao gồm: Ung thư, các vấn đề về tim mạch, các bệnh về não – mạch, tổn thương nặng, phục hồi chức năng lâu dài, HIV/AIDS, chăm sóc trước khi sinh, thẩm tách và cấy ghép tạng. Tiêu chí để lựa chọn các can thiệp chuyên khoa được dựa trên gánh nặng bệnh tật, hiệu quả chi phí và nguồn sẵn có.

Cơ cấu đóng góp tài chính

BHYT nhân dân mới được thiết kế cho nên cơ cấu tài chính của nó cũng phải tương tự như nguyên lý 3 bên của các tổ chức BHXH chủ yếu khác (IMSS and ISSSTE). Hiện nay, ở Mexico có 3 tổ chức bảo hiểm công, mỗi tổ chức cung cấp bảo hiểm cho một nhóm dân cư trong 3 nhóm chính: PHI cho các gia đình trước đó chưa được bảo hiểm; IMSS cho người lao động ở khu vực tư nhân và gia đình của họ; ISSSTE cho người lao động ở khu vực công và gia đình của họ.

Nguồn thứ nhất là sự đóng góp cố định (phần trích từ nguồn đảm bảo xã hội) từ chính phủ Liên bang cho tất cả các gia đình và bảo đảm sự thống nhất giữa 3 nhóm dân cư. Tháng 1/2004, phần trích từ nguồn đảm bảo xã hội của Liên bang được đưa ra là 15% của mức lương tối thiểu bắt buộc. Nó tương đương với €185/năm/gia đình tham gia. Nguồn thứ hai của quĩ lấy từ người đóng góp đồng trách nhiệm và đảm bảo sự tương trợ trong mỗi nhóm dân số và sự phân bố lại giữa các Bang. Đối với IMSS, đó là chủ tư nhân và đối với ISSSTE chủ sử dụng lao động lĩnh vực công. Trong trường hợp của PHI, không có chủ sử dụng lao động, đồng trách nhiệm được quy định giữa Chính phủ Liên bang và bang trong một chương trình tương trợ mà thừa nhận sự khác nhau to lớn về mức độ phát triển giữa các bang. Mức đóng góp tương trợ Liên bang trung bình cao hơn 1,5 lần so với phần trích từ nguồn đảm bảo xã hội, nhưng được tăng cho các bang nghèo hơn. Phần trích tương trợ bang là như nhau cho tất cả các bang, quy định bằng một nửa phần trích từ nguồn đảm bảo xã hội Liên bang và nguồn được lấy từ thu nhập tại bang. Phần đóng góp thứ ba lấy từ việc đóng phí của người tham gia BHYT. Trong trường hợp của IMSS và ISSSTE, mức đóng góp của người lao động được qui định cân đối với lương và được khấu trừ từ bảng lương. Đóng góp của gia đình cho PHI là luỹ tiến và được thiết kế để thúc đẩy sự công bằng trong tài chính. Giới hạn trên trong đóng góp của gia đình là 5 % thu nhập sẵn có, được xác định tổng chi phí ít hơn chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản. Các gia đình nghèo nhất không phải đóng tiền nhưng phải bắt buộc tham gia theo qui định phù hợp với việc tăng cường sức khỏe. Một mức đóng góp được xác định cho mỗi mức thu nhập khác nhau.

Phân bổ quỹ dành cho các dịch vụ y tế

Việc phân bổ quỹ từ việc cải cách được chia giữa các cấp bang và Liên bang. Dựa vào các tính toán thống kê bảo hiểm, quỹ bảo trợ đề phòng cho các chi phí lớn nhận 8 % được trích từ nguồn đảm bảo xã hội của Liên bang cộng với các nguồn đóng góp của bang và Liên bang. Phần còn lại của nguồn đảm bảo xã hội và các nguồn đóng góp của bang và Liên bang được phân bổ đến các bang để cấp tiền cho gói DVYT thiết yếu kể cả CSSK ban đầu. Sự đóng góp của gia đình được thu và giữ lại ở cấp Bang. Phần đóng góp của quỹ tương trợ Liên bang được phân bổ đến các bang sử dụng công thức mà trong đó một cấu phần cố định trên một gia đình, một cấu phần điều chỉnh các nhu cầu về y tế, một cấu phần nhằm mục đích thúc đẩy các đóng góp thêm của bang và một cấu phần dùng để cân đối dựa trên hoạt động của hệ thống y tế. Kế hoạch được xây dựng để sắp xếp lại sự mất cân đối và mất công bằng trong quá khứ, không đáp ứng các nhu cầu khác nhau giữa các nhóm dân số, để cung cấp các động cơ hoạt động và tham gia, thúc đẩy sự tương trợ, toàn thể và công bằng về tài chính. Đối với vài năm đầu tiên, kế hoạch này được chú trọng vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia để thích hợp giai đoạn chuyển đổi của cải cách. Các đơn vị và các chỉ số được sử dụng trong kế hoạch được cập nhật hàng năm. Mô hình quỹ này đưa ra một sự thay đổi hoàn toàn trong việc khuyến khích cho các bang và các nhà cung cấp DVYT. Nguồn tiền cho các bang sẽ được xác định ở quy mô lớn bởi sự tham gia của BHYT nhân dân. Vì vậy, cải cách cung cấp khung pháp lý để xóa bỏ việc phân bổ một cách tùy tiện và chuyển về phía mô hình quĩ xuất phát từ nhu cầu mà cho phép sử dụng có hiệu quả ngân sách cho y tế được mở rộng. Trước đây, ngân sách bang cho y tế do chính quyền Liên bang phân bổ được xác định phần lớn bởi sự trì trệ trong quá khứ và trả tổng số tiền theo quy mô của lĩnh vực y tế. Tham gia BHYT tự nguyện, nhưng các bang có khuyến khích về ngân sách để đạt đến BHYT toàn dân. Các gia đình mà đến năm 2010 không tham gia BHYT sẽ tiếp tục nhận được các CSYT thông qua các nhà cung cấp DVYT công, nhưng sẽ phải trả phí trực tiếp cho nhà cung cấp DVYT. Để các gia đình tin tưởng tham gia vào BHYT thì các bang phải cung cấp các DVYT có chất lượng cao hơn quá khứ. Quá trình này, kết hợp với việc trong những năm đầu tiên tập trung vào các gia đình nghèo nhất sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề “thất bại thị trường” ví dụ như lựa chọn ngược. Mặc dù tài chính được hiểu là trợ cấp cho bên sử dụng DVYT, số tiền thêm vào được huy động do cải cách được chuyển đến để tăng cường cho bên cung cấp DVYT phù hợp với việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT. Sự thay đổi về các khía cạnh ỳ trệ của ngân sách trong quá khứ mà phần lớn được sử dụng để trả cho các chi phí con người. Ngược lại, các quỹ mới, chi cả tiền thuốc, trang thiết bị, tại các phòng khám thời gian được mở rộng, tăng cường hoặc xây dựng các cơ sở. Các nhà cung cấp DVYT có thể là công hoặc tư nhân.

Giai đoạn thực thi cải cách: các thách thức và kết quả

Triển khai cải cách xuất hiện một loạt các thách thức nhưng sự tiến triển sau năm đầu tiên là khả quan. Để đạt được mục tiêu đến năm 2010 bảo hiểm cho tất cả các gia đình chưa tham gia BHYT, hàng năm khoảng 1,5 triệu gia đình (khoảng 6 triệu người dân) phải được tham gia. Tiến trình này đang được tiến xa hơn. Năm 2004 đã hoàn thành mục tiêu này và đến năm 2005 trung bình mỗi tuần có thêm 45.000 gia đình mới tham gia. Một kết quả khả quan khác nữa là hệ thống mới này hoạt động đầy đủ và đang dần mở rộng diện bảo hiểm đến tất cả 32 bang Mexico.

Như đã được quy định trong luật, tiến trình tham gia BHYT phải tập trung vào các gia đình nghèo nhất (người không phải đóng góp tài chính). Dựa trên số liệu của Bộ Y tế, trên 90% người hưởng lợi thuộc nhóm có thu nhập nghèo nhất. Hơn nữa, một kết quả quan trọng trong việc đẩy mạnh sự công bằng là hơn 70% các gia đình tham gia có chủ nhà là phụ nữ. Điều đó phản ánh một thực tế là phần lớn những người lao động không được nhận lương là các bà mẹ nuôi con một mình. Chỉ số hài lòng về việc các gia đình mong muốn tiếp tục tham gia BHYT cho thấy 98% gia đình đã tham gia trong giai đoạn thí điểm năm 2003 quyết định tham gia tiếp vào năm 2004. Một thách thức cho tương lai đó là để duy trì tỷ lệ tiếp tục tham gia, trong tiến trình cải cách phải tăng số lượng các gia đình tham gia mà đó là các gia đình phải đóng góp tài chính.

Cần phải tăng thêm quỹ công cho tiến trình cải cách thì mới đạt được mục tiêu BHYT toàn dân. Lúc đầu ước tính tổng chi tiêu công phải tăng lên khoảng 1% GDP để hoàn thành cải cách vào năm 2010. Kết quả ban đầu là đáng khích lệ tuy cải cách đã phát sinh tăng nguồn tiền cho những người chưa được BHYT thông qua Bộ Y tế và các bang. Để có khả năng cung cấp cho những người mới tham gia, ngân sách cho phép của Bộ Y tế cho năm 2005 tăng lên đến 55 % so với chi thực tế của năm 2002 (là năm trước khi cải cách) và 37% so với năm 2004.

Năm 2001, 33,3% tổng các quỹ công cho y tế được phân bổ cho người dân không có BHYT và phần còn lại cho các gia đình với một vài hình thức an sinh xã hội. Năm 2004, tỷ lệ chi tiêu cho những người chưa có BHYT và các gia đình tham gia vào chương trình BHYT nhân dân đạt đến 35%. Sự cân đối có thể cải thiện hơn vào năm 2005.

Việc tăng ngân sách cho cải cách do việc thu thuế tốt hơn và giảm chi tiêu cho các lĩnh vực khác của Chính phủ Liên bang. Các nguồn thêm vào để tăng thêm cơ hội ưu tiên, các can thiệp có chi phí cao, như là ung thư ở trẻ em. Các nguồn thêm lấy từ nguồn đóng góp do bán thuốc lá được bổ sung vào quỹ bảo vệ chống lại các chi phí lớn. Nếu BHYT toàn dân thành công, quy trình tăng đầu tư vào lĩnh vực y tế và đặc biệt là nhóm dân số chưa được hưởng an sinh xã hội phải được tiếp tục. Sự cam kết về tài chính là vấn đề quan trọng đặc biệt trong việc đối mặt với sự thay đổi của chính phủ mà sẽ được diễn ra vào cuối năm 2006. Duy trì nhịp độ tham gia BHYT và cải thiện chất lượng CSYT là vấn đề then chốt tạo điều kiện hỗ trợ bệnh nhân và nhà hoạch định chính sách mà điều đó sẽ rất cần để thực hiện cải cách trong khía cạnh chuyển tiếp chính trị.

Một thách thức khác nữa liên quan đến việc thay đổi hệ thống để định hướng đến khách hàng và đáp ứng nhanh hơn. Người dân phải có sự tin tưởng lớn hơn vào các DVYT công để thuyết phục họ đóng góp tài chính và sự tiếp tục tham gia BHYT. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đối mặt với sự kỳ vọng ngày càng tăng của người dân do cải cách đã phát sinh ra. Tiếp tục kiểm tra sự hài lòng của bệnh nhân, sự tham gia BHYT và sự tiếp tục tham gia BHYT cũng như thực hiện các cuộc điều tra đều đặn.

Một thành phần quan trọng cho cải cách là tăng cường các động cơ (khuyến khích) cho nhà cung cấp DVYT và phát triển môi trường cạnh tranh hơn giữa các nhà cung cấp DVYT. Mặc dù cải cách chuyển trọng tâm khuyến khích về phía người sử dụng DVYT, nhưng cũng tăng cường các động cơ tạo ra nhiều cạnh tranh hơn về phía các nhà cung cấp DVYT, thiết lập sự cấn đối đồng bộ cho cả hai phía. Điều này liên quan đến sự biến động đối tượng tham gia BHYT, sự biến động này phụ thuộc vào xây dựng các cơ chế chi trả giữa các Bang và các nhà cung cấp DVYT, và vào việc cải thiện tính sẵn có và chất lượng của các DVYT, đặc biệt là ở các vùng xa.

Để đáp ứng các thách thức trong việc thay đổi chung và cơ quan một cách nhanh chóng, các biện pháp cụ thể để tăng cường hệ thống CSYT bao gồm cả tăng số lượng bệnh viện và phòng khám, xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là vấn đề quản lý và cải thiện việc mua thuốc. Công việc này là một phần của chương trình quốc gia được bắt đầu năm 2001 để cải thiện chất lượng kỹ thuật và sự đáp ứng giữa các cá nhân với nhau trong cả hệ thống. Chương trình này bao gồm cả việc cấp chứng nhận cho các nhà cung cấp DVYT và theo luật chỉ những nhà cung cấp DVYT đã được chứng nhận mới được tham gia vào hệ thống mới.

Một thách thức cuối cùng là sự tham gia vào quá trình cải cách, sự đa dạng của những người tham gia trong hệ thống y tế Mexico bao gồm cơ quan lập pháp, IMSS, ISSSTE, các Bang, các cơ quan chính phủ khác và khu vực tư nhân. Nó đặc biệt quan trọng cho việc quản lý trong năm 2006 mà cải cách cần duy trì sự ủng hộ to lớn dựa vào các nhà hoạt định chính sách cũng như người dân để đảm bảo sự liên tục.

Kết luận và sự liên quan đến các nước khác

Cải cách hệ thống y tế ở Mexico được thiết kế để dần dần chỉnh sửa lại sự mất công bằng chủ yếu trong tài chính. Nguồn tài chính cho y tế được chuyển sang cho tổ chức BHYT công. Sự phân bổ tài chính giữa các nhóm dân số và giữa các Bang được cân bằng. Để hoàn thành việc đó, quỹ dành cho các DVYT công được bảo hộ được tách riêng với quỹ các DVYT cá nhân. Các DVYT ở tuyến 3 được chi trả bởi quỹ quốc gia để các rủi ro tập hợp lại. Gói các DVYT được chi trả được dựa trên tiêu chí rõ ràng của hiệu quả chi phí và khả năng chấp nhận của xã hội. Sự phân bổ các quỹ đến các Bang dựa trên công thức phân bổ lại để chuyển dịch ngân sách từ logic cho bên cung cấp, quan liêu, ỳ ạch sang bên có nhu cầu và dựa trên thực tế hoạt động. Cải cách đã xuất hiện một loạt các thách thức mà phải đáp ứng như một phần thực thi của nó và phần khác là tiến trình mở rộng diện bao phủ và các thách thức trong bầu không khí chính trị. Đáp ứng lại các thách thức là đưa ra hiểu biết về quản lý tiến trình cải cách y tế.

Kinh nghiệm cải cách của Mexico thích hợp cho các nước khác ít nhất là 3 điểm. Thứ nhất, dựa vào chi tiêu bằng tiền túi, không công bằng trong phân bổ các nguồn đóng góp cho y tế, các chi phí lớn cho ốm đau và sự nghèo đi do chi phí cho y tế là các vấn đề mà nhiều xã hội phải đối mặt đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Việc tổ chức lại tài chính trong cải cách y tế ở Mexico tìm kiếm sự đối phó với các vấn đề này vì thế kinh nghiệm này có thể có giá trị với các nước khác. Cải cách ở Mexico dựa trên các kinh nghiệm trước đây của các nước Mỹ La tinh khác như Chile và Colombia, nơi mà việc mở rộng diện BHYT là một động lực. Thứ hai, cải cách ở Mexico được thiết kế và thực hiện phụ thuộc vào ngân sách hạn chế vì thế cho nên các động cơ, hiệu quả, sự hài lòng của khách hàng và các khía cạnh về trách nhiệm giải trình là đặc biệt quan trọng. Một lần nữa, các bài học thích hợp từ khi cải thiện các hệ thống y tế diễn ra điển hình trong bối cảnh hạn chế nguồn tài chính. Cuối cùng, cải cách đã nhấn mạnh đến vai trò y tế trong tiến trình chuyển dịch kinh tế và vì thế cung cấp các bài học làm thế nào để xác định vị trí của lĩnh vực y tế trong bối cảnh phát triển kinh tế và trong suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách kinh tế.

Trường hợp của Mexico thích hợp với các nước khác ở chỗ nó đã chứng minh tầm quan trọng trong việc xây dựng đồng thời 3 trụ cột chính của bất kỳ nỗ lực cải cách nào: đạo lý, kỹ thuật, chính trị. Liên quan đến trụ cột thứ nhất (đạo lý), cải cách ở Mexico được thể hiện trong nền tảng của sự suy tính về đạo đức mà làm nên các giá trị và các nguyên lý rõ ràng là cơ sở của đề xuất cải cách. Trụ cột kỹ thuật được xây dựng dựa trên nền tảng các bằng chứng trong phạm vi rộng xuất phát từ các nghiên cứu quốc gia và cũng dựa theo cơ sở kiến thức về các hàng hoá công toàn cầu, như khung khái niệm (ví dụ khung của Tổ chức Y tế thế giới về hoạt động của hệ thống y tế), các phương pháp chuẩn (ví dụ các nghiên cứu về chi tiêu và thu nhập hộ gia đình) và các công cụ phân tích (ví dụ các tài khoản y tế quốc gia). Quy trình thiết kế BHYT được dựa vào bằng chứng về việc cải cách lĩnh vực y tế, tài chính hệ thống y tế, phân tích sự công bằng trong tài chính và đánh giá hoạt động của hệ thống y tế. Cuối cùng, trụ cột chính trị được xây dựng thông qua chiến lược mà bao gồm các yếu tố đạo lý và kỹ thuật liên quan đến tiến trình xây dựng, sự đồng thuận của các bên mà kết quả cuối cùng là phần lớn các luật pháp vững chắc ủng hộ cải cách y tế.

SOURCE: TẠP CHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI SỐ 12/2007(108)

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading