admin@phapluatdansu.edu.vn

VĂN HÓA CÔNG QUYỀN – QUI TRÁCH NHIỆM HAY TỰ NHẬN TRÁCH NHIỆM

LG. NGÔ NGỌC BỬU

Từ vụ sập nhà ở Phường 17 Quận Bình Thạnh, báo Tuổi trẻ ngày 11.01.2007 có đặt câu hỏi : SẬP NHÀ, TRÁCH NHIỆM CỦA AI ? Tác giả Thu An đã phân tích: “… Nhà nước ta đã tổ chức ra một bộ máy quản lý đô thị không nhỏ, nếu không muốn nói là khá cồng kềnh rải đều từ thành phố xuống đến tận quận, huyện, xã, phường. Nhiều người còn cho rằng bộ máy đó là dư sức thừa hành nhiệm vụ.

Thành phố thì có thanh tra xây dựng, quận/huyện thì có đội quản lý trật tự đô thị, phường, xã thì có tổ quản lý trật tự đô thị. Các bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra, lập biên bản, đình chỉ, đề xuất xử lý các vi phạm liên quan đến công trình xây dựng trên địa bàn quản lý. Vậy trong sự cố vừa qua họ ở đâu và phải chịu trách nhiệm ra sao ?” Với tầm nhìn bình thường theo cơ chế quản lý xã hội hiện nay thì đã có một vài lời giải thích của nhà cầm quyền như sau :

(1) Lỗi của UBND phường vì đã theo dõi không sát, lẽ ra khi phát hiện đào móng xử lý thì phường phải yêu cầu ngưng thi công và báo cáo cho quận biết (Ý kiến của Trưởng Phòng quản lý đô thị);

(2) Ông Phó Chánh thanh tra Sở xây dựng cho rằng trách nhiệm trước hết thuộc về đơn vị thi công. Đơn vị thi công có thể từ chối nếu thấy công trình không có giấy phép, thi công không đảm bảọ Tuy nhiên, UBND Phường phải có trách nhiệm chính trong việc kiểm tra, quản lý các công trình xây dựng trên địa bàn v.v… Còn UBND phường thì trước mắt phải chăm sóc sức khỏe, chỗ ở và giúp đỡ cho người bị nạn, sau đó báo cáo tổng kết sự hư hao lên cấp trên để xin ý kiến.

Sự cố sập nhà trong khi sửa chữa, xây dựng hay chuyện cháy nhà, cháy chợ, cháy lúa, … đã xảy ra ở các đô thị trên thế giới nhiều thập kỷ trước là chuyện thường tình. Ban đầu, dư luận cũng chưa tìm ra đích thực cơ quan nào phải chịu trách nhiệm hành chính, và việc bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc xử trí như thế nào cho hữu tình đạt lý ? Sau này, một số án lệ tại nước Pháp, như hành vi một người mất trí trốn dưỡng trí viện ra ngoài đốt rơm, cháy lúa của FEUTRY, nguyên đơn đã khởi kiện ông Thị trưởng thị xã Oise trước

Tòa án dân sự để đòi bồi thường, Tòa Phân thẩm nước Pháp đã tuyển xử rằng vụ việc xảy ra có thể do là một lỗi về sự điều hành một công vụ, quản lý không chặt dưỡng trí viện, là thuộc quyền ông Thị

trưởng thì chỉ có Tòa án hành chính mới có thẩm quyền xét xử, không thuộc Tòa dân sự… (Vụ Feutry, T.C. 29 – Fév 1908). Ở đây ta thấy xuất hiện một lỗi trong khi điều hành công vụ là quản lý sơ suất để gây ra thiệt hại cụ thể cho người dân, thì chủ thể công quyền cấp cao phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nguyên tắc có lỗi (faute) được áp dụng cả trong Luật dân sự cũng như Luật hành chính. Nhưng, khi quan hệ quản lý đô thị ngày càng phát triển cùng với các nguyên tắc về nhân đạo, về đạo đức trong công vụ, về danh dự hành chính của cấp chỉ huy và trên nguyên lý rủi ro (Théorie du Rique), chính quyền không thể để cho người dân chịu thiệt hại quá mức. Các pháp đình hành chính ở châu Âu đã tiên phong đưa ra trường hợp cơ quan hành chính không có lỗi (sansfaute) mà vẫn phải đền bù cho chủ thể bị thiệt hại (la responsabilité sans faute de la puissance publique) bằng nhiều bản án điển hình có tình tiết phức tạp, nội dung gay cấn nhằm nâng cao tầm vóc và trí tuệ của nhà cầm quyền, để đặt vấn đề trách nhiệm hành chính của viên chức và cơ quan công quyền trong quản lý đô thị sao cho đúng mực để tránh gây thiệt hại cho các chủ thể. Hệ quả của định lệ mới nầy đã đem lại nhiều tác động tích cực đến tận gốc rễ của bộ máy công quyền đô thị là không sách nhiễu, hà hiếp dân, chống quan liêu, cửa quyền, hạn chế tệ tham ô; đồng thời nó cũng làm chuyển đổi tư duy từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ trong mục tiêu xây dựng để t ồn tại và phát triển. Cũng từ đó, bắt buộc nền hành chính đô thị phải dược xây dựng bằng một định chế (l’Institution) đặc thù để có thể có đủ quyền uy, đủ nhân sự và ngân sách để đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu trong một đô thị phát triển. Và, tất nhiên định chế chính quyền đô thị nầy phải khác với mô hình tổ chức chính quyền ở nông thôn. Trở lại vấn đề quản lý xây dựng trong đô thị nói chung, ta có thể đưa ra một số nhận định về pháp luật của mỗi quốc gia trong tầm vóc quản lý đô thị có tính quốc tế như sau :

– Mối quan hệ giữa doanh nghiệp thi công với chủ nhà là đặt trên cơ sở hợp đồng với các điều khoản song p hương đồng thuận, có tính chặt chẽ và tùy theo quy trình tài chính do 2 bên cam kết, khi có tranh chấp, thì Tòa án dân sự hoặc Tòa án kinh tế sẽ dễ dàng trong việc xét xử và phân xử.

– Còn vấn đề chủ yếu ở đây là quản lý đô thị trên đôi cánh bay cao của hội nhập quốc tế nhiều mặt, thì chủ thể có trách nhiệm hành chính khi xảy ra sự cố trong đô thị là ngài Thị trưởng bởi Thị trưởng mới có bộ máy tham mưu vàthừa hành nhiều tầng nấc, theo hàng dọc, hàng ngang, đặt dưới sự điều động của một cấp chỉ huy cao nhất thì không thể nào quy trách nhiệm cho cấp dưới là phường, xã phải gánh chịụ Vấn đề chính là bộ máy cồng kềnh không nhỏ ấy có vận hành đúng mực hay chưa ? Cần xem xét lại việc cấp phép xây dựng, kiểm tra, kiểm soát, đi sâu và đi sát khi đang xây và sau khi làm xong công trình … có mang lại

hiệu quả trong quản lý đô thị hay không ? Do bộ máy của nền hành chính công quyền hiện nay tại nước ta là tập quyền (centrali – sation) quyền hành thuộc về cấp trên nên không thể quy hết trách nhiệm cho chính quyền cấp thấp nhất, tức là nhìn xuống cái đáy của hệ thống kim tự tháp công quyền ; trong khi nền văn minh hành chính thế giới thì họ hướng về đỉnh của kim tự tháp mà qui trách nhiệm hoặc tự nhận trách nhiệm.

SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 197 – THÁNG 3/2007

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading