admin@phapluatdansu.edu.vn

TRANH CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ: TRANH CHẤP NGÕ ĐI TẠI PHỐ NAM TRÀNG PHƯỜNG TRÚC BẠCH, QUẬN BA ĐÌNH, HÀ NỘI

HẢI PHÒNG

Lao động – Chỉ vì một quyết định mang tính chất cảm tính của UBND quận Ba Đình, mà gia đình một cựu nữ thương binh du kích Hoàng Ngân phải chịu nhiều thiệt thòi ngay trong ngôi nhà của mình đã gần 5 năm trời nay.

Bà Trần Thị Tuyết đang trú tại số 2 phố Nam Tràng đã 75 tuổi, là một lão thành cách mạng, thương binh hạng 3/4. Chồng bà – ông Dương Chính Trị – nguyên cán bộ Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Theo đơn khiếu nại của bà gửi tới Báo Lao Động, năm 1980, Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình chính sách ở ven hồ Trúc Bạch (đoạn đầu phố Lạch Chính – Nguyễn Khắc Hiếu) để làm nhà ở.

Trong đó có gia đình bà Tuyết ở số 2 (50m2) và gia đình ông Vương Duy Toàn ở số 4 (40m2). Năm 1990, ông Toàn xin với gia đình bà Tuyết tạo điều kiện cho làm lối đi ra đường phía Nam Tràng (khi đó ven hồ Trúc Bạch chưa có lối đi).
Vì tình nghĩa xóm giềng, bà Tuyết đồng ý xây lùi bức tường của nhà mình về phía đất của mình 0,5m để tạo một lối đi cho gia đình ông Toàn và các con. Ngày 21.7.1990, giữa hai gia đình có một cam kết: “…Nếu lâu dài cụ Toàn có xây nhà hay cải tạo thì giọt gianh phải cách tường nhà bà Tuyết 0,5m… Cả bức tường thuộc quyền sở hữu của bà Tuyết”.

Ngày 5.9.2001, chị Hợp gửi đơn kiện chị Hoà – em gái mình (là các con của ông Toàn) về việc chị Hoà chiếm lối đi chung và đề nghị chính quyền giải quyết. Ngày 21.12.2001, UBND phường Trúc Bạch có biên bản giải quyết tranh chấp và phân chia lối đi cho chị Hoà, chị Hợp, không hề có mặt bà Tuyết, người có quyền lợi hợp pháp với lối đi này.
Được tạo điều kiện, chị Hoà chị Hợp lập tức cho xây dựng, phân chia chiếm lối đi này, khiến bà Tuyết phải có đơn khiếu nại khẩn cấp. Đến 24.9.2002, UBND quận Ba Đình có QĐ 1530, yêu cầu UBND phường Trúc Bạch thu hồi biên bản giải quyết tranh chấp; yêu cầu phường cưỡng chế những thứ mà chị Hoà, chị Hợp đã xây trên lối đi chung đó.
Nhưng chị Hoà, chị Hợp tiếp tục có đơn khiếu nại và đến ngày 15.1.2003, Thanh tra Nhà nước TP.Hà Nội đã thụ lý và ra quyết định 61 và 63 với nội dung “Căn cứ đề nghị của bà Hoà, bà Hợp và một số bà con tổ 17, 18 cụm 3 phường Trúc Bạch, đề nghị UBND quận Ba Đình xem xét, tạo điều kiện cho bà Vương Thị Hợp được làm cổng bảo vệ ngõ đi dọc theo tường nhà bà Hợp…”, dù rằng QĐ này đã khẳng định: “Lối đi này chưa thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Hợp”… (!?).
Đây chính là lối đi chung đang tranh chấp giữa hai gia đình và đúng nguồn gốc là thuộc về gia đình bà Tuyết. Vậy mà, ngày 25.3.2005, UBND quận Ba Đình ra công văn số 54 cho phép bà Hoà “xây tường ngăn bảo vệ bằng gạch, tường 110, cao 2,4m trên khoảng đất rộng 0,47×1,9m, đồng thời gác tấm đan bằng bêtông…”.
Nhờ đó, bà Hoà đã tiến hành xây tường ngăn và mâu thuẫn giữa hai nhà càng gia tăng. Điều đáng nói là đến thời điểm hiện tại, đã có 9 văn bản chỉ đạo từ T.Ư tới TP đề nghị giải quyết dứt điểm sự việc này, nhưng UBND quận Ba Đình vẫn chưa hề có sự trả lời thoả đáng nào cho gia đình bà Tuyết. Vậy đâu là lý do?

Tranh chấp hai chị em bà Hoà, bà Hợp với gia đình bà Tuyết lên tới đỉnh điểm khi ngày 17.5.2003, hai con trai bà Hoà đã hành hung bà Tuyết, gây cho bà Tuyết bị thương tích tới 12%. Bà Tuyết một lần nữa – vì tình nghĩa xóm giềng – lại đồng ý giảng hoà, không khởi kiện hai con bà Hoà.

SOURCE: BÁO LAO ĐỘNG

Trích dẫn từ: http://thuvienphapluat.com/?CT=NW&NID=14545

One Response

  1. toi co mua mot can nha cap 4 hien trang cua nha mot cua chinh huong ra duong lo lon va mot cua hiem hong ben phai ,cua hem hong nay la loi di chung giua hai nha , nha phia sau chi co mot duong duy nhat hem nay , nay nha phia sau muon chiem dung so huu rieng hem nay nen khong cho toi tro cua ra hem hong nay . nhu vay co dung khong trong khi do ca hai so do dieu the hien hem nay.

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn

Discover more from THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading