admin@phapluatdansu.edu.vn

QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN

imageTS. PHẠM NGỌC ANH – Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Những thành tựu nổi bật trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người

Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thức tuyên bố đường lối đổi mới, với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; dân chủ hóa đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài trên tinh thần Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Với việc đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua.

Về mặt nhận thức, cùng với việc coi trọng vị thế và vai trò của con người, vấn đề quyền con người cũng được coi trọng và đánh giá tương ứng. Hiến pháp năm 1992 (Điều 50) lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ quyền con người và khẳng định: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Cùng với khái niệm quyền con người, các khái niệm có liên quan khác như quyền bình đẳng của phụ nữ, quyền trẻ em… cũng được chính thức đề cập trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước. Điều đó cũng đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức: từ sự đồng nhất một cách ấu trĩ khái niệm quyền con người, như là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân hoặc như là một thứ công cụ chính trị, mà các thế lực tư bản chủ nghĩa ở phương Tây sử dụng để chống phá các nước XHCN đến cách nhìn nhận khách quan hơn, coi nhân quyền là sản phẩm chung, là sự kết tinh của nền văn minh nhân loại; tuy mang tính phức tạp và nhạy cảm, nhưng vẫn là một yếu tố không thể bỏ qua trong đời sống chính trị hiện đại. Xét riêng trên lĩnh vực lập pháp, chỉ tính từ năm 1996 đến năm 2002, Nhà nước đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 Bộ Luật và Luật, trên 120 Pháp lệnh, gần 850 văn bản pháp luật của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành, trong đó đã “nội luật hóa” một cách toàn diện những công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và trong thời kỳ này. Đây là điều mà trong giai đoạn trước hầu như chúng ta chưa làm được.

Bảo đảm các quyền dân sự, chính trị ở nước ta trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, so với các Hiến pháp năm 1959 và 1980, Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một bước phát triển mới trong việc pháp điển hóa các quyền con người, với việc khẳng định khái niệm và sự tôn trọng các quyền con người (Điều 50) cũng như bổ sung một loạt các quyền và tự do mới trên tất cả các lĩnh vực. Xét trên lĩnh vực dân sự, chính trị, trong Hiến pháp 1992, có 5 quyền quan trọng được ban hành mới hoặc bổ sung thêm, bao gồm: quyền sở hữu tài sản (bao gồm cả tư liệu sản xuất); quyền tự do kinh doanh; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định; quyền được thông tin theo luật định; quyền bình đẳng của các tôn giáo; quyền không bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, Hiến pháp năm 1992 còn đề cập đến việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và mở rộng việc bảo vệ, giúp đỡ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương.

Nhằm bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị của công dân, bên cạnh Hiến pháp năm 1992, chỉ tính trong giai đoạn 1996 -2001, Quốc hội đã thông qua 40 đạo luật, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 40 Pháp lệnh có liên quan đến vấn đề này, tiêu biểu là Bộ Luật Hình sự; Bộ Luật Tố tụng hình sự; Bộ Luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 27/5/2004, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Tố tụng dân sự đầu tiên ở Việt Nam, bổ sung một công cụ pháp lý quan trọng để bảo đảm các quyền dân sự.

Nội dung đảm bảo quyền dân sự – chính trị ở nước ta được thể hiện một cách cụ thể: – Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân: Bình đẳng trong bầu cử, ứng cử, tự ứng cử; bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và nhiều dạng quan hệ dân sự khác, đặc biệt là bình đẳng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh; bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục, khoa học – công nghệ như quyền được học tập của công dân, quyền nghiên cứu, sáng tạo, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu của mọi công dân.

– Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, cụ thể: ngăn ngừa những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người (trong đó kể cả những bị can, bị cáo và những phạm nhân đang thi hành án phạt tù)…

– Bảo đảm một số quyền dân sự, chính trị khác: Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…

Bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

Nhằm bảo đảm thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân trong giai đoạn mới, từ năm 1986 đến nay, bên cạnh Hiến pháp năm 1992, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, trong đó có thể kể như Bộ Luật Dân sự (1995), Bộ Luật Lao động (1994), Luật Giáo dục (1998), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (1991), Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991), Pháp lệnh về người tàn tật (1998)…

Nội dung bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được cụ thể trong các quyền tiêu biểu nhất:

– Bảo đảm quyền làm việc: ở nước ta, quyền làm việc được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được Hiến pháp năm 1992 quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động” (Điều 55).

Bên cạnh việc thiết lập một hành lang pháp lý, từ khi đổi mới đến nay, Nhà nước đã xây dựng và thực hiện hàng loạt chính sách, chương trình kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy việc bảo đảm quyền làm việc, tập trung vào việc mở mang, phát triển các ngành nghề tại các địa phương, hỗ trợ các doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nghề và xuất khẩu lao động…

– Bảo đảm quyền được tiếp cận với giáo dục: Ngay từ khi mới giành được độc lập, Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến quyền được tiếp cận với giáo dục của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đảng đề ra năm 1991 xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này được thể chế hóa trong Điều 35 Hiến pháp năm 1992: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đây là cơ sở tư tưởng cho việc hiện thực hóa quyền được tiếp cận với giáo dục của nhân dân trong thời kỳ mới.

Bên cạnh quy định kể trên, Hiến pháp năm 1992 cũng nêu rõ, học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân (Điều 59), đồng thời xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền này (Điều 36). Trên cơ sở đó, một loạt các văn bản pháp luật khác được ban hành nhằm cụ thể hóa việc bảo đảm quyền được tiếp cận với giáo dục, trong đó quan trọng nhất là Luật Giáo dục (năm 1998).

– Bảo đảm quyền được chăm sóc y tế: Từ khi đổi mới đến nay, cũng giống như các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác, có sự chuyển đổi về hướng tiếp cận việc bảo đảm quyền được chăm sóc y tế từ chế độ bao cấp hoàn toàn của Nhà nước sang hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, thực hiện chế độ BHYT, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe. Sự chuyển đổi này không có nghĩa là Nhà nước giảm bớt sự quan tâm đến việc bảo đảm quyền được chăm sóc y tế của nhân dân, mà ngược lại, Nhà nước vẫn thừa nhận và nỗ lực bảo đảm quyền này, nhưng theo một cách thức phù hợp và hiệu quả hơn.

– Quyền được bảo đảm xã hội: Từ khi đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới chính sách bảo đảm xã hội theo hướng mọi người lao động và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, tách quỹ BHXH với công nhân, viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương ra khỏi ngân sách theo hướng xã hội hóa công tác BHXH. Điều 56 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”. Ban hành Luật BHXH (2006), hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ ngày 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ ngày 1/1/2009 đối với bảo hiểm thất nghiệp.

Nhờ đổi mới hướng tiếp cận trong chính sách, pháp luật về công tác BHXH, việc thực hiện quyền được BHXH ở nước ta từ khi đổi mới đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ: Số lượng đối tượng tham gia và được hưởng BHXH ngày càng được mở rộng, quyền được BHXH có sự phát triển về chất; mức trợ cấp bình quân cho các đối tượng BHXH nói chung và mức tiền lương hưu bình quân nói riêng liên tục tăng. Thành công nổi bật nhất trong việc thực hiện quyền được bảo đảm xã hội ở nước ta từ khi đổi mới đến nay là việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo – một chủ trường và quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Xuất phát từ quan điểm: Vấn đề nghèo khó không được giải quyết thì không có một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình, ổn định, bảo đảm các quyền con người được thực hiện, Nhà nước ta đã coi Chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong bảy chương trình mục tiêu quốc gia và đã có những ưu tiên đặc biệt về nguồn nhân lực, vật lực cho chương trình này.

Một số vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện quyền con người ở nước ta hiện nay

Mặc dù về cơ bản, pháp luật nước ta không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và việc bảo đảm các quyền con người trên thực tế là phù hợp, thậm chí ở mức tiến bộ, so với thông lệ quốc tế; tuy nhiên, trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay vẫn còn một số vấn đề tồn tại nhất định.

– Về nhận thức của cán bộ, công chức: Thực tế cho thấy, hiểu biết về nhân quyền ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp của công dân, đặc biệt là ở một số cơ quan công quyền và một số cơ quan tư pháp. Sự hạn chế như vậy có nguyên nhân từ công tác tuyên truyền, giáo dục về nhân quyền.

– Sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống vi phạm nhân quyền: Các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề nhân quyền dưới dạng phê phán sự xuyên tạc, lợi dụng nhân quyền để chống phá ta của các thế lực phản động, thù địch. Nhân quyền được coi là một vấn đề nhạy cảm, ít khi những vấn đề nhân quyền trong nước được đề cập một cách trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Cơ chế bảo đảm nhân quyền chưa hiệu quả: Hiện nay, nước ta vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; chưa có một quy chế chặt chẽ trong việc xử lý các tố cáo và vi phạm nhân quyền.

– Sự thiếu hụt các nguồn vật chất bảo đảm: Mặc dù đòi hỏi ở mức độ khác nhau, song việc bảo đảm bất cứ quyền con người nào cũng không thể tách rời các điều kiện vật chất. Do những khó khăn về kinh tế, ở nước ta hiện nay còn thiếu các điều kiện để chăm sóc, giải quyết việc làm cho các đối tượng: những người bị nhiễm HIV/AIDS, những người làm mại dâm, những người vi phạm pháp luật sau khi mãn hạn tù…

Các giải pháp bảo đảm phát triển các quyền cơ bản của con người

Bảo đảm thực hiện quyền con người được đặt ra trước hết xuất phát từ mục tiêu, bản chất của chế độ; đó cũng là một trong những nội dung và đặc trưng rất cơ bản và quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng; đồng thời, trước xu thế dân chủ hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, đòi hỏi quyền con người và các quyền tự do cơ bản của cá nhân công dân phải được tôn trọng và tăng cường hơn nữa. Trước yêu cầu đó, trong điều kiện nước ta hiện nay, bảo đảm hiện thực hóa quyền con người cần phải áp dụng một hệ thống đồng bộ các nhóm giải pháp.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, thúc đẩy và phát triển quyền con người, quyền công dân

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và trong các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X đều xác định: Nhà nước ta định ra các đạo luật quy định quyền con người, quyền công dân, trong đó bên cạnh các luật về kinh tế, Nhà nước cần ưu tiên xây dựng các luật về quyền công dân.’ nước ta, tồn tại một nguyên tắc Hiến định: các quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và Luật. Như thế, các quyền được quy định trong Hiến pháp tạo thành hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản có tính nguyên tắc nền tảng. Các quyền được quy định trong luật, một mặt, là cụ thể hóa các quyền trong Hiến pháp, mặt khác, phát triển và bổ sung thêm những quyền mới. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân đòi hỏi tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội như là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người.

Trước mắt, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền con người về dân sự, chính trị; các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như quyền trẻ em, quyền phụ nữ; quyền của công dân cao tuổi… Để làm được điều đó, cần có sự nghiên cứu và tổng kết toàn diện và sâu sắc hệ thống pháp luật hiện hành, có sự phân tích, so sánh đối chiếu với các quy định quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.

Trên cơ sở các quan điểm về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đặt ra trong thời gian tới, các quy phạm pháp luật về các quyền dân sự, chính trị cần được chế định thêm, cụ thể và rõ ràng hơn trong Hiến pháp; tiến tới mỗi quyền trong Hiến pháp cần được quy định trong một đạo luật cụ thể, chẳng hạn như quyền được thông tin (cần có Luật về thông tin); quyền tự do lập hội, hội họp (cần phải sửa đổi luật hiện hành); các quyền tham gia công việc nhà nước như quy định về trưng cầu dân ý (cần có Luật trưng cầu dân ý); các quy định về dân chủ ở cơ sở (cần nâng cấp Quy chế dân chủ ở cơ sở lên thành Luật về dân chủ ở cơ sở…).

Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng cần gấp rút được nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; trên cơ sở đó chế định quyền sở hữu cá nhân cần phải được quy định cụ thể hơn. Vì đây là quyền giữ vị trí chi phối các quyền khác. Theo đó, cần hoàn thiện pháp luật cụ thể hóa Điều 58 Hiến pháp 1992, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để cá nhân, công dân tự kiểm soát, bảo vệ tài sản của mình và Nhà nước thông qua công cụ pháp lý và bộ máy chuyên chính có trách nhiệm bảo vệ tài sản của cá nhân, công dân. Chỉ khi quyền sở hữu cá nhân được bảo đảm, công dân mới an tâm đưa vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải làm giàu cho bản thân và xã hội.

Trong nhà nước pháp quyền không chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân nói chung mà xuất phát từ đặc thù về thể chất, tâm lý, quyền lợi của trẻ em, phụ nữ, công dân cao tuổi cũng như những người bị khuyết tật… phải được coi là đối tượng ưu tiên trong việc bảo vệ, yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhóm đối tượng này là: Không được có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trong các quy định của pháp luật; quyền lợi của họ phải được bảo đảm trên thực tế. Đồng thời, từ chủ nghĩa nhân văn, “uống nước nhớ nguồn”, sớm hoàn thiện nâng lên thành luật định bảo đảm quyền lợi của gia đình cách mạng và người có công với đất nước trước những biến đổi sâu sắc của bối cảnh xã hội và những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.

Xây dựng chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát bảo đảm nhân dân tham gia thực sự công việc nhà nước

Trước mắt và trong thời gian tới đối với cán bộ, công chức nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân (quan hệ cá nhân và Nhà nước) đòi hỏi xây dựng chế độ trách nhiệm bảo đảm mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thể phát huy hết năng lực cá nhân; đồng thời, xác định cụ thể trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình thực thi công vụ, giảm thiểu nguy cơ có thể xâm phạm quyền của công dân. Theo đó, pháp luật phải cụ thể hóa mối quan hệ giữa cá nhân, công dân với Nhà nước. Nhà nước là tổ chức công quyền, nghĩa là người làm công, mang quyền lực được ủy quyền từ nhân dân, do đó xác định cụ thể các quyền của công dân theo hướng công dân có quyền được làm tất cả những gì luật pháp không cấm, còn cán bộ, công chức nhà nước chỉ được phép làm những gì mà luật pháp quy định. Đồng thời, trách nhiệm của Nhà nước là phải tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền con người; và công dân cũng phải làm tròn những nghĩa vụ phát sinh từ việc hưởng thụ các quyền do Hiến pháp và pháp luật quy định.

Quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân bảo đảm tính ràng buộc hai chiều, trước hết nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức là phục vụ nhân dân, chứ không phải “làm quan cách mạng”. Trong điều kiện nước ta hiện nay, đòi hỏi chuyển mạnh từ “nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ”.

Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực, chủ động vào công việc nhà nước, công việc xã hội, trong đó có việc nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước, hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước. Kiểm tra và giám sát hoạt động của Nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước – những người phục vụ nhân dân, đòi hỏi Nhà nước phải báo cáo hoạt động trước nhân dân, bảo đảm quyền của công dân được cung cấp thông tin một cách chân thực và chính xác từ phía cơ quan công quyền. Những người trực tiếp do nhân dân bầu ra, phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức nhà nước, tăng cường hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, nhất là tổ, khu dân phố nơi cán bộ, vợ con của cán bộ, công chức sinh sống và làm việc.

Xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, giảm sự phân hóa giàu nghèo, nền tảng cho phát triển bền vững

Bảo đảm thực hiện quyền con người trong nhà nước pháp quyền XHCN tự bản thân đã đòi hỏi nghèo đói phải được giải quyết về căn bản. Điều đó cho thấy, bảo đảm quyền kinh tế cho mọi người, quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi chiến lược xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và dần dần giảm sự phân cách giàu nghèo là rất quan trọng.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải là một xã hội người giàu với số lượng ngày càng đông và người nghèo số lượng ngày càng giảm. Để thực hiện được điều đó, vấn đề quan trọng hiện nay là Nhà nước với vai trò điều tiết vĩ mô, quản lý nền kinh tế, dùng công cụ, sức mạnh thông qua chính sách thuế, thực hiện việc điều tiết, phân phối lợi ích và bảo đảm phúc lợi xã hội, trong đó chú trọng đến các đối tượng hưởng chính sách xã hội, đến vùng sâu, vùng xa; đồng thời, có chiến lược phát triển kinh tế vùng miền, bảo đảm vùng sâu, vùng xa dần tiến kịp với các thành phố, đô thị…

Kinh nghiệm chỉ ra rằng, những bất ổn về chính trị, sự phân hóa và ly khai có những nguyên nhân sâu xa của nó, nhưng đều bắt nguồn từ sự phân bổ không công bằng về lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần và sự phân cách giàu nghèo quá lớn trong xã hội. Vì thế, để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện tốt chiến lược xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, việc đào tạo nghề, cho vay vốn, ưu tiên trong giáo dục, đào tạo, trong đầu tư… đối với đối tượng nghèo, gia đình khó khăn, gia đình thuộc diện chính sách, con em nông dân và đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số phải là bước đi đầu tiên trong hoạch định chính sách cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Và phát triển đồng đều phải trở thành một nguyên tắc trong hoạch định chính sách xã hội, chính sách kinh tế.

Tăng cường bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, đó là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và cả quá trình giam giữ, cải tạo phạm nhân, bảo đảm rằng mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, và suốt quá trình tiến hành tố tụng không được làm oan người vô tội. Người phạm tội phải bị đưa ra xét xử, chịu hình phạt tương ứng với hành vi phạm tội. Những mục đích của hình phạt lại không phải chỉ là trừng trị mà giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm là mục đích ưu tiên hàng đầu. Đây là yêu cầu rất cơ bản để bảo đảm quyền con người trong nhà nước pháp quyền XHCN.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, đòi hỏi xây dựng được một đội ngũ cán bộ tư pháp tận tâm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời hoàn thiện kể cả về tổ chức với một cơ chế giám sát, chỉ đạo điều hành chặt chẽ từ phía Đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể, nhân dân là rất cần thiết.

– Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng không phải là can thiệp vào hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, mà bảo đảm sự lãnh đạo chỉ đạo bằng đường lối, chủ trương lớn ở tầm vĩ mô; về xây dựng tổ chức, bộ máy, về công tác cán bộ…

– Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với cơ quan tư pháp.

– Tăng cường sự giám sát của đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm sự tham gia trong lĩnh vực đấu tranh phát giác tội phạm và tham gia hoạt động xét xử (cơ chế hội thẩm).

– Cuối cùng, nhưng chiếm vị trí quan trọng là nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tư pháp. Luật sư phải là người đại diện thực sự cho thân chủ. Sự tham gia của luật sư là để giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tiến hành tố tụng, nhanh chóng làm sáng tỏ bản chất thật sự của vụ án, tránh và giảm thiểu đến mức thấp nhất oan sai, không vô tư, khách quan trong hoạt động tố tụng.


SOURCE: TẠP CHÍ BẢO HIỂM XÃ HỘI SỐ 8/2007 (104)

21 Responses

  1. cho em hỏi là một người vào nhà em dù có mục đích gì mà mọi người trong nhà cho phép vào và có 1 người trong gia đình không cho phép vào ,người đó cứ vào liệu người đó có vi phạm (Điều 22
    Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.) k ạ

  2. Bạn đang có kế hoạch xây phòng trọ Và quý
    khách đang cân nhắc tìm một công ty xây dựng uy tín với
    chuyên môn cao để tân trang lại ngôi nhà, Xây dựng Hòa
    Hưng chính là sự lựa chọn số 1 cho khách hàng với nhiều dịch
    vụ ưu đãi.… giảm chi phí tối đa Theo kiến trúc sư
    Công ty Xây dựng Hòa Hưng cho biết, thông thường đơn giá xây nhà trọn gói sẽ
    bao gồm nhiều hạng mục, nhưng chủ yếu
    phụ thuộc vào 3 yếu tố sau…. Công ty xây dựng Nhà
    Đại Nghĩa An Đơn giá thi công được áp dụng cho
    quy trình thi công bao gồm chi phí giám sát và quản lý
    công trình, cũng như tất cả các khoản bảo hiểm của
    nhà thầu và bên thứ ba….. Bình định Có rất nhiều lý do để quý khách làm
    mới lại căn hộ của mình như: ngôi nhà quá cũ, các hạng
    mục xuống cấp, chuyển nhà, mua nhà mới,.… công
    ty xây dựng uy tín
    xay nha tro

  3. Chúng tôi xin gới thiệu chúng tôi chuyên xây nhà Công ty trang trí nội thất chuyên thiết kế nội thất công
    ty, nội thất nhà phố, nôi thất căn hộ
    chung cư … mau thu hồi vốn khi đầu tư
    nhà trọ cửa hàng trang trí nội thất đồ gỗ.
    phòng khách, phòng ngủ phòng ăn, nhà bếp,
    phòng tắm phòng trẻ em. siêu thị bàn ghế sofa, kệ tủ tivi,
    kệ tủ bếp, giường ngủ… công ty nguyễn Hoàn Trang trí nội thất là một ngành đòi hỏi các đội ngũ kiến trúc sư và chuyên gia họa sỹ phối kết
    hợp ăn ý với nhau. Ngành trang trí nội thất ở Việt Nam chúng ta….

    Thủ Đức Chuyên trang trí nội thất nhà, gia đình,
    văn phòng, nội thất căn hộ chung cư
    đẹp.Trang trí nội thất hiện đại, nội thất
    căn hộ cao cấp phù hợp với nhà bạn.… các công ty xây dựng lớn tại tphcm
    xây nhà trọ trọn gói

  4. năm nay 28 tuổi, điều thật sự làm tôi thấy nghẹn ngào nhất trong cuộc đời là quyền con người tại đất nước mình. Hiến pháp Việt Nam đã bảo đảm được đầy đủ quyền con người về bất khả xâm phạm nơi ơ, thân thể, tự do lập hội biểu tình nhưng………………..buồn

  5. Thực tế đã cho thấy đây chỉ là môt nhà nước phong kiến kiểu mới..bài viết ảo quá

  6. tôi thấy bạn Kim Thoa nói đúng.thông thường thì con người chúng ta thường có thói quen rằng khi nhận xét thì thường hay bị sa đà quá vào việc đúng hay sai, đó chỉ là cách nhìn nhận phiến diện mà thôi.khi nhìn nhận đánh giá một vấn đề,ta cần xem nó như một khối vuông rubic để có cách nhìn nhận đúng đắn nhất.tất nhiên có nhà nước là để quản lí xã hội,đã có nhiều chính sách,giải pháp được đưa ra.và tất cả mọi công dân đều phải tuân thủ và thực hiện,không ngoại trừ ai cả.nhưng xã hội luôn phức tạp,vì thế mà không thể tránh những cái xấu được.nếu tất cả mọi người đều nghiêm túc thực hiện thì còn cần tới pháp luật làm gì nữa?

  7. tôi khá đồng tình ý kiến của các bạn. tuy đường lối, chính sách của đảng và nhà nước ta đưa ra là đúng đắn,nhưng công tác thực hiện lại hời hợt, lỏng lẻo chưa mang tính cưỡng chế và thuyết phục cho nhân dân. do vậy, cần tăng cường hơn sự quan tâm trong mọi mặt nhằm đảm bảo quyền con người được công bằng và bình đẳng.

  8. rất hay nhưng liệu việc đó có làm được hay ko?

  9. bai viet qua dai nhung khong thuc te cho lam

  10. pháp luật việt nam còn nhiều hạn chế, nhưng hãy nhìn nhận rằng pháp luật do con người tạo ra chứ không phải do thánh thần tạo ra mà có thể hoàn chỉnh được, cho nên không thể nhìn nhận vấn đề một cách cứng nhắc được. thật sự là có ra nước ngoài mới thấy hết được sự bình yên của nước Viêt

  11. theo tôi quyền con người ở Việt Nam đã được thực hiên khá toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng vẫn chưa chặt trẽ, đặc biệt là ở các địa phương. theo quan điểm của tôi thì tôi đồng ý với bạn Kim Thoa.

  12. tôi thấy rất bổ ích khi đọc những ý kiến của các bạn.theo tôi khi nói đến quyền con người ở việt nam chúng ta phải xem xet thật toàn diện,ngay từ khi khai sinh nhà nước việt nam hiện nay thì quyền con người đã thể hiện rất rõ trong “tuyên ngôn độc lập”.cho đến hôm nay đất nươc đang tiến vào hội nhập thế giới thi quyền con người cũng cần đươc nhìn nhân sâu sắc hơn vi chúng ta muốn hội nhập thì chúng ta phải có sự phát triển,quyền con người la quyền cơ bản không những về mặt vật chất mà trên phương diên pháp luât cũng phải đảm bảo nữa.ban có thấy nhà nước nào có nhiều văn bản quy định về quyền con ngườ như VN ko?đấy là chưa nói đến việc ở VN chúng ta có cuộc sống thật thoải mái,1 người dân có thể đi bất cứ đâu mà chẳng phải lo lắng gì cả,còn việc bi cảnh sát giao thông phạt thì là điều đương nhiên nếu b vi phạm,vì dù bạn có sống ở 1 nước có nhân quyền hơn VN như b nghĩ thi b cũng sẽ phải tuân thu luật giao thông mà thôi.có điều là người VN chúng ta phải biết quý trọng những gì đất nước này cho b,và hãy làm gì cho tổ quốc chứ đừng có đòi hỏi quá nhiều khi b cũng chăng biết làm gì cho đất nước tốt hơn.nếu b nào có kiến thức sâu hãy giúp mình “quyền con người đến quyền phòng vệ chính đáng trong luật hình sự nhe?

  13. quyen con nguoi luon la mot de tai tranh cai tren the gioi, no duoc coi la quyen thieng lieng nhat trong phap luat cua moi quoc Gia. Viec bao dam quyen con nguoi o Viet Nam cung luon la mot de tai nong bong duoc du luan ca nuoc quan tam tim hieu va xem xet . Tuy nhien voi bai Viet cua tac gia chua noi nhieu den mat thuc te quyen con nguoi o Viet Nam da duoc dam bao nhu the nao , dac biet thuc te viec ap dung phap luat trong viec dam bao quyen con nguoi con nhieu mau thuan k duoc ap dung triet de theo dung quy dinh cua phap luat, nhieu nguoi dan con bi cac co quan nha nuoc coi thuong vi pham quyen con nguoi

  14. thuc te quyen con nguoi o viet nam chua duoc doc gia nhac den trong xa hoi hien thuc, ve mat phap1 ly1 thi nhung quy dinh cua pha

  15. Cá nhân tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của bạn Kim Thoa. Những bạn ở phía trên có lẽ thấy nhiều sự trái tai gai mắt cộng thêm nghe và đọc sự xuyên tạc của báo chí nước ngoài nên có cái nhìn không khách quan, thiếu thiện chí. Các bạn nhìn hiện tượng, cảm nhận hiện tượng mà cho đó là bản chất, đem cái riêng mà vơ vào cái chung thì không thuyết phục. Đúng là có những chuyện CSGT tham nhũng, vòi vĩnh tiền của dân nhưng ko có ý nghĩa là CSGT nào cũng thế và người dân nào cũng đúng. CSGT là những người nắm trong tay quyền lực do nhà nước trao cho để góp phần quản lý trật tự xã hội, dù muốn dù không phải là những người rành luật hơn các bạn, họ không thổi phạt 1 cách vô căn cứ đâu. Cái chính là người Việt chúng ta hay a dua, theo đuôi quần chúng, lại mắc thêm căn bệnh “tam sao thất bản” nên nhiều khi câu chuyện không phải như thế mà đồn đại lung tung thành ra sai sự thật. Tôi hàng ngày cũng lưu thông trên đường, cũng bị phạt nhiều lần nhưng tất cả đều là do tôi có lỗi, công an giao thông nhiều khi còn thương tình ghi giảm nhẹ tội chứ đâu có “làm mình làm mẩy” như các bạn nghĩ. Nếu không tin thì cứ gặp tôi mà đối chứng. Nên nhớ 1 điều nữa là nếu không có người đưa hối lộ để được việc (khỏi đi đóng tiền vừa xa vừa mất thời gian) thì cái tệ nhận hối lộ cũng vì thế mà giảm đi
    Tôi còn nhiều điều rất bức xúc về thái độ đọc sách, báo, web, blog của 1 số bạn hiện nay. Đọc không phải chỉ là tiếp thu lượng thông tin trên đó mà nên “đọc bằng cái đầu”, đọc và có óc phân tích chứ đừng wá mê muội trước luận điệu xấu của bọn phản động
    Thời gian không cho phép tôi nói wá nhiều nên tôi chỉ trình bày 1 số ý để bạn đọc có cái nhìn đa chiều, tránh sa vào cạm bẫy ngụy biện của kẻ xấu.

  16. theo tôi thì những ý kiến của các bạn mang tính chủ quan nhiều hơn. chúng ta phải xem xét sự việc một cách biện chứng, đặt trong hoàn cảnh cụ thể để giải quyết vấn đề, không nên chỉ nhìn vào một biểu hiện mà đồng nhất với tất cả, làm như vậy có quá đáng hay ko? các bạn hãy nhìn qua một số nước trên thế giới đặc biệt là các nước tư bản và nhìn lại Việt Nam chắc chỉ nhìn qua thôi các bạn cũng dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trừ những ý kiến bảo thủ quá đáng. các bạn cảm giác thế nào khi ở trên một đất nước mà cả ngày phải lo lắng vì những tệ nạn xã hội, về trùm băng đảng, về tránh những viên đạn lạc có thể vô tinh hay cố ý bay vào đầu mình bất cứ lúc nào mà ko một người nào mảy may ngó tới… vậy đấy đó chỉ là một vd nhỏ mà tôi chỉ ra thôi. đó là dân chủ là quyền con người( sử dụng súng ống) mà họ cho là dân chủ thực sự đấy. rất nhiều người và có nhiều quan chức cấp cao đến Việt Nam cũng phải thán phục về tình hình chính trị về sự yên bình của nơi đây. đây là một trong những kết quả mà việc phát huy quyền dân chủ quyền con người ở Việt Nam mang lại. chúng ta ko phủ nhận trong thực tiễn còn những biểu hiện nhue bạn nói nhưng ko có gì là hoàn hảo và trog xã hội pải có người khác. chúng ta thực hiện quyền con người dân chủ nhưng ko thể chỉ trong một sớm chiều mà phải wa những giai đoạn khác nhau. những gì chúng ta đạt được bây giờ đã là một thành tựu đáng nói rồi. nếu cho tôi đánh đổi một cuộc sống giàu sang trong lo sợ lấy một cuộc sống bình yên của đất nước tôi tôi cũng vẫn ở lại đất nước của mình.

    • Tuyệt vời, tôi nghĩ những người học luật hay quan tâm đến pháp luật phải xây dựng cho mình một cách nhìn nhận toàn diện như bạn Kim Thoa. Các bạn hãy phê bình với một tinh thần trách nhiệm chứ đừng chỉ trích không thôi, cái gì cũng có mặt trái mặt phải của nó cả. Tôi thấy một bộ phận không ít các bạn trẻ hiện nay đặc biệt là có nhiều các bạn là sinh viên thường có tâm lý “chỉ nhìn cái tốt của các nước khác rồi mơ mộng, còn nhìn đất nước mình thì bằng đôi mắt chán nản”. Các bạn có bao giờ dám đứng ra vạch mặt một CSGT nhận hối lộ chưa? Và có bao nhiêu bạn đã từng một lần xin xỏ được đưa hối lộ để cho nhanh chuyện? Chúng ta không những không dám bảo vệ quyền lợi của mình mà còn tiếp tay cho bao nhiêu bất cập của xã hội. Xã hội tốt đẹp vì những cá nhân trong xã hội đều là những con người có trách nhiệm và có tinh thần xây dựng. Mỗi chúng ta hãy tự thực thi công lý với chính mình trước chứ đừng chỉ chờ đợi và chán nản.
      Thực lòng rất đồng ý với ý kiến của Kim Thoa, và có thêm đôi dòng chia sẻ.

  17. trong luật phap Việt Nam hiện nay co vẽ la chưa đươc chăt che cho lam,khi ma ra bộ luât chống tham nhũng nhưng trên thực ai vân đề tham nhung vẫn cứ tham nhung.cac quan chưc thi chi biêt ở rên bộ con ơ dưới dân phai khổ sở thế nào thì các ông đâu có biết.Đến khi tổng kết hàng tháng hay cuối năm thi cung chỉ bao cáo trên giấy tờ mà thôi.Con thư chất thì đâu có phai như vậy,ở trên cỉ muốn lấy thanh tich co thực chấ tế nao thi không cần biêt.Dân khổ thi cứ khổ,ma báo cao hì cứ bao cáo.Vậy nên tôi mong rang môi khi báo cao việc gì thi cần phai bao cao cho đúng với thực chất của vân đề hơn,cái gì có thì báo cao cai gì không thì thôi,củng đưng có thêm vào để lấy thành tích hay bớt xen đi ma lam cho vấn đề nó trở nên phức tạp thêm,tất cả mọi viêc đều có hậu quả của nó cả,mà hậu quả đó mang lại cho ai và ai phai gánh chịu hậu quả đó.chác hẳn đó chính là mỗi một người dân ma thôi.Vậy dân khỏ là cứ khổ.

  18. thoe tôi hiên nay phap luat việt nm con nhiêu điêu câp bách lám luạt thao ra nhưng khi ap dung thi lai khac.cac co quan chức nang con chưa thưc hiên thoe luat , nữa la bao dân thưc hiên thoe luat.thương vi pham phap luat thi cung nhưng ngowuwif co chức co quyên vi pham, ma vi pham nhưng luât gio ho hao ra.vay thi lam sa dân co thể thưc hiên tôt đưuơc.vay nên khi cac cơ quan chức nang thao ra thi cung ần phai đam bao la min c giữ đươc ko đa roi mới ban hanh cho dân.

  19. Bạn Tuan_Kiệt ! Tôi cũng rất đồng ý với ý kiến của bạn .Tất cả lý thuyết vẽ về quyền con người của nước ta cũng đã có quá nhiều điều hay ý đẹp .Thực trang bức xúc mọi nơi mọi lúc .Áp dụng pháp luật đi vào thực tế quá lỏng lẻo.Vấn nạn bóp méo luật ngày càng trở nên phổ biến !!

  20. Bài viết vẫn mang tính lý thuyết, không thực tế lắm. Tôi nghĩ cách đánh giá tốt nhất quyền con người ở một quốc gia phải dựa trên thực tế những gì mà người dân nước đó được hưởng. Ở Việt Nam, chúng ta luôn nói là tôn trọng quyền con người, và để chứng minh cho lập luận đó chúng ta đưa ra một loạt các đạo luật đã ban hành. Tuy nhiên, đưa ra làm gì khi mà những đạo luật đó không thực sự phát huy tính chất cưỡng chế của nó trong thực tế. Vẫn còn cảnh bạo hành đối với trẻ em mà không cơ quan nào thèm giải quyết, vẫn còn cảnh cảnh sát giao thông đã bắt ai thì cũng có nghĩa là người đó vi phạm luật giao thông…………

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

HỌC LUẬT ĐỂ BIẾT LUẬT, HIỂU LUẬT, VẬN DỤNG LUẬT VÀ HOÀN THIỆN LUẬT - nhhai@phapluatdansu.edu.vn
%d