Site icon THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ

DỰ THẢO LUẬT BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

Advertisements

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, thi hành án và tố tụng hình sự (sau đây gọi chung là trách nhiệm bồi thường nhà nước); thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi đã gây ra thiệt hại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Công dân Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài bị thiệt hại theo quy định của Luật này thì được Nhà nước bồi thường.

Điều 3. Áp dụng pháp luật

Việc giải quyết bồi thường nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này. Trong trường hợp Luật này không có quy định thì áp dụng các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự để giải quyết.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Trách nhiệm bồi thường nhà nước là trách nhiệm dân sự, theo đó Nhà nước phải bồi thường cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, có lỗi của người thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành công vụ.

2. Cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước là cơ quan đại diện cho Nhà nước thực hiện các công việc có liên quan đến việc giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, thi hành án và hoạt động tố tụng hình sự.

3. Cơ quan quản lý bồi thường nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về việc thực hiện trách nhiệm bồi thường nhà nước; hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan thực hiện việc giải quyết bồi thường nhà nước; hướng dẫn về thủ tục cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhà nước.

4. Người thi hành công vụ là người được bầu cử hoặc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một vị trí trong bộ máy nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến việc thực thi quyền lực Nhà nước hoặc những người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến việc thực thi quyền lực nhà nước.

Điều 5. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước

Trách nhiệm bồi thường nhà nước phát sinh khi có các căn cứ sau đây:

1. Có thiệt hại xảy ra đối với cá nhân, tổ chức;

2. Chủ thể gây ra thiệt hại là người thi hành công vụ;

3. Có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ do cơ quan giải quyết bồi thường xác định hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự;

4. Hành vi trái pháp luật được thực hiện trong khi thi hành công vụ;

5. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý hoặc cố ý, trừ các trường hợp trách nhiệm bồi thường nhà nước được xác định không căn cứ vào yếu tố lỗi theo quy định của Luật này;

6. Có quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

Điều 6. Nguyên tắc giải quyết bồi thường nhà nước

Việc giải quyết bồi thường Nhà nước phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Kịp thời, công khai và đúng pháp luật;

2. Tạo điều kiện thuận lợi để người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường nhà nước;

3. Bồi thường được thực hiện bằng tiền, được chi trả một lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thoả thuận khác;

4. Thiệt hại về vËt chÊt thùc tÕ được bồi thường toàn bộ; thiệt hại vÒ tinh thÇn ®­îc båi th­êng theo møc quy ®Þnh t¹i LuËt nµy;

5. Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước với người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ; nếu không thương lượng được thì người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động bồi thường nhà nước

1. Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường nhà nước.

2. Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước.

3. Theo dõi, thống kê về việc thực hiện trách nhiệm bồi thường nhà nước, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Thanh tra, kiểm tra về việc giải quyết bồi thường nhà nước.

5. Hợp tác quốc tế về giải quyết bồi thường nhà nước.

Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc thực hiện trách nhiệm bồi thường nhà nước.

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước về việc thực hiện trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định của Luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

3. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về việc thực hiện trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định của Luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 9. Các hành vi bị cấm

1. Giả mạo hồ sơ, giấy tờ và khai báo không trung thực để được bồi thường nhà nước.

2. Thông đồng giữa người bị thiệt hại và người thi hành công vụ để hưởng chế độ bồi thường nhà nước trái pháp luật.

3. Can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết bồi thường nhà nước.

4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

TẢI TOÀN VĂN DỰ THẢO TẠI ĐÂY

Exit mobile version